Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở của tỉnh Nam Định
Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công
tác giáo dục, trong đó đề cập đến vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ QLGD; xác
định tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường nói
chung, trường THCS nói riêng.
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ QL
của các trường THCS trên địa bàn huyện Cát Tiên còn những bất cập, đội ngũ
CBQL các trường THCS chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL các
trường THCS tỉnh Nam Định chưa được tác giả nào đề cập nghiên cứu cụ thể để
góp phần giải quyết vấn đề tồn tại trong đội ngũ CBQL trường THCS hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp quản
lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của tỉnh Nam Định” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL các
trường THCS; thực trạng quản lý phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS
của tỉnh Nam Định; đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ
CBQL các trường THCS tỉnh Nam Định, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
phát triển đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu chất lượng và hiệu quả giáo dục
THCS của tỉnh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL các
trường THCS của sở giáo dục tỉnh Nam Định.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL
trường THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của sở GDĐT
tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn
một số hạn chế cơ bản chưa phát huy hết nội lực của đội ngũ CBQL; nếu thực
hiện những biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ khắc phục được những hạn chế
4
trên, đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL
đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về QL phát triển đội ngũ
CBQL trường THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS của tỉnh
và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của sở GDĐT
tỉnh Nam Định, nguyên nhân của thực trạng trên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ CBQL các
trường THCS của sở GDĐT tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý phát triển đội
ngũ CBQL các trường THCS của sở GDĐT tỉnh Nam Định.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phối hợp 03 nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi
đã hệ thống, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo… về quản lý,
phát triển đội ngũ CBQL và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập
những thông tin cần thiết về công tác QL ở các trường THCS tỉnh Nam Định.
Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp tiếp xúc với CBQL các cấp, GV
thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về trình độ, năng lực của CBQL các
trường THCS tỉnh Nam Định (có ghi biên bản)
7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường
THCS tỉnh Nam Định với các hình thức:
5
- Quan sát không tham dự: Lập phiếu hỏi
- Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà
trường; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trường, nghiên
cứu sản phẩm của các CBQL (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ QL trong nhà trường THCS…)
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến
các chuyên gia hoặc khách thể nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và
khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán
học như tính tỷ lệ phần trăm, tính hệ số tương quan… để thống kê số lượng,
chất lượng về đội ngũ CBQL, GV, kết quả học tập của HS trường THCS và
xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục
vụ công tác nghiên cứu.
8. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề QL phát
triển đội ngũ CBQL trường THCS.
Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý phát triển đội ngũ CBQL
trường THCS ở tỉnh Nam Định để đáp ứng với nhu cầu phát triển GD&ĐT
trong giai đoạn nay.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học cơ sở của sở giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học cơ sở của sở giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo luận thuyết “Đức trị” lấy chữ “Tín” làm đầu của Khổng Tử - Nho
Giáo, người lãnh đạo đất nước phải coi trọng 3 vấn đề: “Thứ - Phú – Giáo”.
Nghĩa là phải làm cho dân đông lên. Dân đã đông phải làm cho dân giàu, khi
dân đã giàu phải dạy cho có giáo dục. Điều này tương đồng với tinh thần Phật
dạy trong kinh Dược Sư là: “Khi người ta đói thì cho cơm ăn áo mặc. Đã no
đủ thì mới cho giáo pháp”. Đó chính là kích thích để phát triển, người QL nhà
nước phải có các chính sách văn hóa, y tế, giáo dục, dân sinh… để quần
chúng nhân dân trăm họ thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Chủ nghĩa duy vật về lịch sử giải thích rằng lịch sử phát triển của xã
hội trên toàn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà
thực chất là các phương thức sản xuất. C.Mác lập luận rằng: “Lịch sử xã hội
loài người trải qua 05 phương thức sản xuất tương ứng với 05 hình thái kinh
tế và 05 thời đại lịch sử: Cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”. [11, tr. 26]
Quan điểm của C.Mác đã mở ra bước ngoặt có tính cách mạng trong
nhận thức của con người về phân chia các giai đoạn lịch sử. Hơn nữa, C.Mác
còn chỉ ra rằng sự biến đổi của xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn từ hệ
thống sản xuất, cơ cấu kinh tế của xã hội.
Mặt khác: QL là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao
động xã hội. C.Mác đã viết trong bộ Tư bản: “Bất cứ lao động xã hội hay
cộng đồng trực tiếp nào, được thể hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần đến
một chừng mực nhất định đến sự QL, QL xác lập sự tương hợp giữa các công
việc cá thể và hoàn thành các chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể
sản xuất, khác với các bộ phận riêng rẽ của nó”.
7
C.Mác đã định nghĩa QL như là “lao động để điều khiển lao động”.
Như vậy, QL hay điều khiển lao động là điều kiện quan trọng nhất để làm cho
xã hội loài người hình thành, vận hành và phát triển. Lao động xã hội và QL
là không thể tách rời nhau được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ GV: “Nếu
không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Nhưng để thực hiện vai trò vẻ
vang của mình, người thầy giáo phải phấn đấu để: “Thầy phải xứng đáng là
thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thẩn vì không phải ai cũng làm được thầy”.
Vì vậy phải thường xuyên rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất đạo
đức, chuyên môn nghiệp vụ. Hồ Chí Minh rất coi trọng cả đức và tài (phẩm
chất và năng lực), đức và tài là điều cần thiết và giữa chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Người nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong quá trình chỉ đạo cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm vấn đề con người. Người nhấn
mạnh trong di chúc: “Đầu tiên là công việc đối với con người” [2]
Lao động QL là một dạng đặc biệt của lao động, tham gia vào quá trình
lao động trong xã hội để hoàn thành chức năng QL cần thiết cho quá trình đó.
Lao động QL là loại lao động trí óc diễn ra theo quy trình: quyết định – tổ
chức thực hiện quyết định – kiểm tra – điều chỉnh – tổng kết.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục ví như: “chiếc chìa khóa vàng để mở
cánh cửa đi vào tương lai”. Thật vậy: Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem
biến đổi xã hội là một thuộc tính vốn có của xã hội. Bởi vì con người không
ngừng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình. Max
nói: “ Các bộ phận xã hội không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu
thuẫn, thậm chí đối kháng. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Sự
vận động biến đổi của xã hội tuân theo một quy luật mà con người có thể
nhận thức được”. Vậy con người có khả năng vận dụng các quy luật đã nhận
thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích của mình.
8
Một xã hội hiện đại là xã hội áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật,
công nghệ, trí tuệ để kinh tế phát triển, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước.
Tăng trưởng kinh tế cùng với những biến đổi xã hội đã làm cho mức sống con
người được nâng cao. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát
triển và truyền bá văn minh của nhân loại. Điều này càng thể hiện rõ rang
trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, tiềm năng
trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển. Giáo dục được coi
là nhân tố tích cực tạo nên nguồn nhân lực, quyết định sự thành bại của mỗi
quốc gia và sự thành đạt cho mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình. Vì thế
phát triển giáo dục đã trở thành “quốc sách hàng đầu” của nhiều quốc gia.
Phát triển giáo dục là phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp CNH – HĐH đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta về
cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định sự thắng lợi
của công cuộc CNH – HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển
về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy
muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố
an ninh quốc phòng, trước hết phải chăm lo việc phát triển nguồn lực con
người, chuẩn bị lớp người lao động có phẩm chất và năng lực phù hợp với
yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này rất cần được bắt
đầu từ giáo dục phổ thông.
Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ
CBQL. Điều đó được thể hiện qua Chủ trương chính sách, hệ thống văn bản
pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng hệ thống văn bản làm
cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và trường THCS
nói riêng.
Các cấp QLGD và các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu, đề
xuất những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục.
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét