Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tự Lập - Mê Linh - Hà Nội

Trong tài liều bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho GV THPT: “Đạo đức học” các tác giả Phạm Khắc Chƣơng và Trần Văn Chƣơng đã phân tích quá trình phát triển tâm sinh lý của HS THPT, về tình bạn, tình yêu, khẳng định đại đa số HS hiếu học, ngoan ngoãn, thông minh và chỉ có một bộ phận HS hƣ mà ngƣời có lỗi lại chính là ngƣời lớn chúng ta. Trong chƣơng VI đề cập một số vấn đề quan tâm trong giảng dạy và GDĐĐ HS, trong đó các tác giả xây dựng chuẩn mực về đạo đức mới trong gia đình, trong học tập, trong tình bạn, tình yêu và trong giao tiếp. Trong chƣơng VII đề cập đến việc học tập, tu dƣỡng đạo đức theo gƣơng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong chƣơng VIII các tác giả đề xuất một số phƣơng pháp giảng dạy và GDĐĐ cho HS trong nhà trƣờng THPT bằng một số nhóm phƣơng pháp cụ thể và bằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng nhƣ mối quan hệ giữa các phƣơng pháp đó. Theo tác giả Thái Duy Tuyên trong công trình nghiên cứu của mình: “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” [28] trong phần đánh giá về thực trạng đã tỏ ra rất lo lắng trƣớc sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng và mức độ nguy hại của một bộ phận HS. Tác giả kết luận ĐĐHS đang trên đà giảm sút và cho rằng GDĐĐ là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội đông thời cũng kiến nghị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu về GDĐĐ. Trong tác phẩm: “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [14] của một nhóm tác giả do GS.VS Phạm Minh Hạc làm chủ biên, trong chƣơng VII nói về định hƣớng chiến lƣợc xây dựng đạo đức con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã đánh giá thực trạng ĐĐHS, sinh viên hiện nay có một khoảng cách khá xa mới tiếp cận đƣợc với mục tiêu giáo dục giá trị đạo đức so với yêu cầu của thời kỳ mới. Trong cuốn: “ Văn hoá với thanh niên – Thanh niên với văn hoá” [3] do Ban tƣ tƣởng – Văn hoá Trung ƣơng biên soạn tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, trong đó tác giả Hà Nhật Thăng trong bài viết của mình đã nêu lên thực trạng đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, lối sống của thanh niên, HS, sinh viên hiện nay 15 và đi đến nhận định: Trong HS, sinh viên có sự phân hoá khá rõ rệt, tỷ lệ giữa các nhóm có đạo đức tốt, chậm tiến, bình thƣờng có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên các giá trị đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, lối sống đƣợc đa số HS, sinh viên quan tâm vẫn là các giá trị đạo đức cốt lõi của nhân cách con ngƣời Việt Nam; cũng có những giá trị mới do yêu cầu của CNH, HĐH chƣa đƣợc HS, sinh viên coi trọng. Tóm lại, những giá trị truyền thống của dân tộc vẫn đƣợc số đông HS, sinh viên coi trọng tuy vẫn chƣa thể hiện qua hành vi hoạt động. Một bộ phận không nhỏ HS, sinh viên có sự giao động về nhận thức có hành vi sai trái liên quan tới một số giá trị quan trọng nhƣ: Trung thực, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái. Tác giả nêu 4 nguyên nhân, có thể khái quát lên là công tác GDĐĐ còn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa đồng bộ. Qúa trình giáo dục còn nặng về kết quả học tập văn hoá, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, hình thức giáo dục còn khô cứng, áp đặt, không phù hợp tâm lý lứa tuổi. Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tác giả đề xuất 8 giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS, sinh viên. Công trình nghiên cứu về công tác GDĐĐ cho HS, các tác giả Lê Trung Trấn – Nguyễn Dục Quang đề nghị phải đổi mới hoạt động GDĐĐ theo nguyên tắc phù hợp với sự phát triển mới và yêu cầu của xã hội, giáo dục có hệ thống, tiếp cận phức hợp và xuất phát từ HS. Điểm lại các công trình nghiên cứu trên đây, mặc dù có những quan điểm chƣa thống nhất nhƣng tựu chung các tác giả đều khẳng định: Đa số HS, sinh viên có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, ham hiểu biết, ham học hỏi, tôn trọng đạo lý, vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc và truyền thống văn hoá của dân tộc, mặc dù nhận thức và hành động một bộ phận HS chƣa đạt những chuẩn mực đạo đức hiện nay. Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận thanh niên, HS sa sút về phẩm chất đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, coi thƣờng luân thƣờng đạo lý, phai nhạt lý tƣởng XHCN, vi phạm pháp luật và sa vào các tệ nạn xã hội, có các hành vi lệch so với chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hoá của dân tộc…có chiều hƣớng phức tạp và ngày càng gia tăng. 16 Các công trình nghiên cứu về GDĐĐ cho HS khá nhiều nhƣng chƣa cụ thể và không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng nhà trƣờng ở các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập Quốc tế ngày càng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự tác động của hoàn cảnh kinh tế – xã hội lên đời sống tâm lý của mỗi con ngƣời, nhất là lớp trẻ ngày càng tăng, từ đó công tác GDĐĐ cho thanh, thiếu niên càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay khi chúng ta gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO thì nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH – HĐH đất nƣớc đặt ra vô cùng cần thiết, khi mà cạnh tranh quốc tế ngày càng trở lên quyết liệt. Nguồn nhân lực hiện nay đòi hỏi vừa phải có trình độ Khoa học – Công nghệ và tay nghề cao, vừa phải có đạo đức trong sáng, kiên định lý tƣởng XHCN, yêu nƣớc, có lòng nhân đạo cao cả, ân nghĩa, biết yêu thƣơng con ngƣời… Tóm lại nguồn nhân lực mới phải phát triển toàn diện cả “Đức và Tài”, “Vừa hồng lại vừa chuyên”. Một điều khiến chúng ta trăn trở là: Tại sao trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu chúng ta đạt đƣợc về mặt kinh tế thì tiêu cực và tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận thanh niên HS ngày càng gia tăng? Nguyên nhân của tình trạng trên là ở đâu? Trách nhiệm của các nhà trƣờng, đặc biệt là các trƣờng THPT đến đâu nhằm hạn chế tình trạng trên và nâng cao chất lƣợng GDĐĐ HS, một lực lƣợng chiếm tỷ lệ cao trong xã hội, là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới. Những phân tích trên, cho thấy, việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết và thiết thực góp phần tháo gỡ những bất cập trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm về quản lý, biện pháp quản lý. 1.2.1.1. Quản lý 17 Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý, tôi đƣa ra một vài khái niệm sau đây của một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về khoa học quản lý. Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là ngƣời sáng lập ra thuyết quản lý theo khoa học. Theo ông thì : “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm, và sau đó hiểu đƣợc rằng đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [14, tr. 89]. Henry Fayol ( 1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho rằng : “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [14, tr.103]. Trong định nghĩa này, ông đã nêu ra đƣợc năm chức năng cơ bản của quản lý. Harold Koontz, đƣợc coi là ngƣời tiên phong của lý luận quản lý hiện đại, viết : “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá thể đạt đƣợc mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất” [27, tr.29]. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí viết trong tài liệu giảng dạy cho học viên cao học ngành Quản lý giáo dục: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”, hoặc “Hoạt động quản lý là tác động có định hƣớng, có mục đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức” . Theo GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ : “Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn” [24, tr 15]. “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngƣời lao động nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu dự kiến” [42, tr 8] 18 “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phƣơng pháp thích hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra của hệ thống và từng thành tố của hệ thống” [ 40, tr 18]. Từ những định nghĩa điển hình đã nêu trên có thể khái quát: Quản lý một đơn vị (Cơ sở giáo dục...) với tƣ cách là một hệ thống xã hội là một khoa học, một nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống bằng các phƣơng pháp thích hợp nhẳm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động. Quản lý bao giờ cũng hƣớng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tƣơng ứng, phù hợp nhằm hƣớng dẫn, điều khiển những đối tƣợng quản lý để đạt tới những mục tiêu định sẵn. Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tƣ cách là một hệ thống, gồm: Chủ thể quản lý; khách thể quản lý; cơ chế quản lý; mục tiêu chung. Quản lý tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Quản lý có phạm vi tác động lên khách thể rất rộng, do đó ngày nay nó đƣợc xem là nhân tố quan trọng nhất trong năm nhân tố quyết định thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (Vốn, nguồn lực lao động, khoa học và kỹ thuật, tài nguyên và chất xám quản lý ). Nhƣ vậy, ta có thể hiểu quản lý một cách khái quát: Quản lý là một quá trình tác động có định hƣớng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để hệ ổn định, phát triển đạt đƣợc mục đích đã đề ra. 1.2.1.2. Biện pháp quản lý. - Đại từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Nhƣ Ý - NXB Văn hoá – Thông tin, Biện pháp: “Cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”. - Biện pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Nhƣ vậy, tác giả luận văn quan niệm Biện pháp quản lý là cách thức, con đường quản lý để giải quyết những vấn đề mang tính hiện thực, toàn diện nảy sinh trong thực tiễn quản lý trong một đơn vị cụ thể. 19 1.2.1.3. Bản chất quản lý. Bản chất của quản lý là một lao động để điều khiển lao động, hoạt động tất yếu và vô cùng quan trọng của xã hội loài ngƣời. Nó bắt nguồn từ lao động và tồn tại với tƣ cách là một lao động điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục. 1.2.2. Khái niệm về Quản lý giáo dục Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài ngƣời, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại đƣợc kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển. Quản lý giáo dục đƣợc các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đƣa ra một số định nghĩa dƣới các góc độ khác nhau: Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”. Ngày nay, sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời; tuy nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ cho nên quản lý đƣợc hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất” Nhƣ vậy có nhiều quan niệm khác nhau, diễn đạt khác nhau về quản lý giáo dục, khái niệm quản lý giáo dục có thể đƣợc hiểu là: “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức, kế hoạch, tổ chức và hợp quy luật của các cơ quan QLGD (chủ thể quản lý giáo dục) tới các khâu của hệ thống giáo dục (khách thể 20

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét