Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường Trung học phổ thông Mỹ Đức B - Hà Nội
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch
sử ở các trường THPT.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học và quản lý
hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường THPT Mỹ Đức B – Hà nội.
- Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại
Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội.
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là một lĩnh vực mà ở bất kỳ thời đại nào,
quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà
khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề trong giáo dục không phải là điều
dễ dàng, bởi lẽ những vấn đề đó luôn luôn có sự gắn kết, ràng buộc với những
lĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội... Chính vì
vậy, nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Thực chất công
tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản l HĐDH với mục
ý
tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải nâng cao chất
lượng giảng dạy trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò
của các biện pháp quản lý là hết sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường để tìm ra các biện
pháp quản lý hiệu quả nhất.
Trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà quản lý giáo dục
Xô Viết đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc
rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ
giáo viên”.
Tương tự, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về
mặt lý luận như quản l và các chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các chức
ý
năng cần có của người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL,
về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và các khoa học khác. Cũng có những
công trình nghiên cứu về chân dung người cán bộ quản lý nhà trường. Có thể
kể đến các công trình của các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang,
Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn... Trong các công trình đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai
7
trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sĩ Hồ và
Lê Tuấn cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy
và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường”. Đặc biệt với sự tâm huyết của
mình với công tác GD, các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người
“biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự
quản lý các quá trình bộ phận, hoạt động dạy và học các môn và các hoạt
động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy và học nhằm làm cho tác động giáo dục
được hoàn chỉnh trọn vẹn”. Các tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh đã
nhấn mạnh vai trò công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng GD như
sau: “Các nhà làm công tác quản lý giáo dục phải không ngừng cải tiến nâng
cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động một cách
hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ
thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô”.
Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ quản lý (CBQL) trường Trung
học phổ thông (THPT) trong cả nước cũng đã tập trung nghiên cứu về các
biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chẳng hạn
như các Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục của các tác giả:
Nguyễn Thị Hảo với đề tài “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm
nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Trấn Yên tỉnh Yên
Bái” (2005)…
Luận văn của các tác giả trên đã nêu lên những biện pháp quản lý của
Hiệu trưởng trường THPT, đặc biệt là các biện pháp quản lý HĐDH, đó là
những công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn, phù hợp với công việc của
các tác giả trong thực hiện chức trách Hiệu trưởng trường THPT, đồng thời
cũng giúp cho cho các CBQL nhà trường nói chung và các Hiệu trưởng
trường THPT khác tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình.
Song việc nghiên cứu hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm thực hiện
quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại một trường THPT thì chưa có đề
8
tài quản lý giáo dục nào đề cập đến. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tác
giả muốn dựa vào cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để
tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử của Hiệu trưởng và
các cán bộ quản lý Trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội, từ đó đề xuất một số
biện pháp quản lý hoạt động này nhằm thực hiện đổi mới GD theo yêu cầu
hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Khái niệm: Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản
lý, khái niệm quản lý đó được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách
khác nhau, tuỳ theo những cách tiếp cận khác nhau
Frederik Winslon Taylo ( 1856 – 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻ
của thuyết quản l khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên
ý
vàng” trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là:
“Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản
lý chặt chẽ”. Ông cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.”
Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những
khách quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [4,tr15]. Như vậy Mác đã lột tả
được bản chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vô
cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người.
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là
khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [ 19, tr24].
9
Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy trong hoạt
động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ
đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ
tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý,
các định nghĩa trên ta có thể hiểu:
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý,
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt
được mục tiêu đề ra
Chức năng quản lý: Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác
động có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những
nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý.
Ta có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý,
là nhiệm vụ không thể thiếu được của chủ thể quản lý.
Về số lượng các chức năng quản lý nói chung, những tác giả nghiên
cứu về quản lý có ý kiến không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả
đều đề cập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực
hiện chức năng quản lý.
- Chức năng kế hoạch hoá: Để thực hiện chủ chương, chương trình, dự
án kế hoạch hoá là hành động đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các
chức năng khác. Đây được coi là chức năng chỉ lối làm cho tổ chức phát triển
theo kế hoạch. Trong quản lý đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành
động của cả tổ chức.
- Chức năng tổ chức: Người quản lý phải hình thành bộ máy tổ chức là
cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công,
10
phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận,
mối quan hệ giữa chúng.
Như vậy thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con
người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động
nhịp nhàng của một cơ thể thống nhất. Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ
phát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển
hoá kế hoạch thành hiện thực, tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng.
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi người quản lý phải vận
dụng khéo léo các PP và nghệ thuật quản lý. Đây là quá trình tác động qua lại
giũa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực
hiện hoá các mục tiêu đề ra. Bản chất của chức năng chỉ đạo xét cho cùng là
sự tác động lên con người, khơi dậy những tiềm năng của con người trong hệ
thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ giữa con người với con người và quá
trình đó giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện, tự giác và hăng
hái phấn đấu trong công việc.
- Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải
xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.
Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin.
Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định
kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất
liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh
lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạt
động của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho
người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức.
Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể quản lý khi
triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này.
11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét