Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện báo chí và tuyên truyền
CHƯƠNG 1
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN
1.1. NHŨNG KHÁI NIỆM c ơ BẢN
1.1.1. Chất lượng
Tư duy chất lượng hình thành từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài
người. Việc chọn hạt giống để dành cho vụ gieo trồng sau, chọn con giống
trong đàn để lai, chọn thời điểm thích hợp để gieo trồng..., đều bắt nguồn
từ tư duy về chất lượng. N ói chung, ngay từ thời xa xưa người ta đã nhận
thức được rằng chất lượng tốt sẽ làm cho cuộc sống phong phú, hạnh phúc
và ổn định hơn.
Cho đến ngày nay thì vấn đề chất lượng càng được coi trọng và trở
thành m ối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ
nếu họ muốn tồn tại và phát triển. Đảm bảo chất lượng là vấn đề sống còn
của m ỗi doanh nghiệp. Chất lượng được duy trì ổn định mới có thể tạo
lòng tin trong khách hàng, và doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản
phẩm của mình.
Mặc dù ai cũng nhận thức được chất lượng là vấn đề có tầm quan
trọng lớn, và người ta thường xuyên sử dụng thuật ngữ “ chất lượng” khi
cần phải đưa ra lờ i nhận xét, đánh giá về một loại sản phẩm nào đó, nhưng
bản thân chất lượng là một khái niệm động nhiều chiểu, mỗi người lại hiểu
chất lượng theo cách riêng của mình, cho nên đến nay vẫn chưa có một
định nghĩa hoàn chỉnh, chưa có cách xác định thống nhất về chất lượng.
Và thực ra, khó có thể tìm một định nghĩa hoàn chỉnh, một quan niệm
chính xác về chất lượng. Dưới đây tác giả luận văn xin giới thiệu một vài
cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chất lượng:
- Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, “ một sản phẩm có
chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật
8
liệu quỷ hiếm và đắt "ế n ’’[15; 6]. Thuật ngữ “ chất lượng” theo cách hiểu
này mang ý nghĩa tuyệt đối. Và nếu lấy những sản phẩm có chất lượng
tuyệt đối này làm khuôn mẫu thì sẽ rất khó đánh giá, khó xếp hạng cho
các sản phẩm khác, bởi sản phẩm có chất lượng tuyệt đối cũng đồng nghĩa
là sản phẩm đó đạt được những chuẩn mực rất cao không thể vượt qua.
Quan niệm này giống như việc phân định rõ hai màu đen trắng, nếu không
đạt chất lượng tuyệt đối cũng có nghĩa là không có chất lượng. Trong khi
trên thực tế, chúng ta sử dụng khái niệm chất lượng với nhiều tầng bậc,
nhiều lớp.
- Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối: “ sán phẩm hoặc dịch
vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt những chuẩn mực nhất định
được quy định trước. Chất lượng không được coi là cái đích mà nó được
coi là phương tiện, theo đó sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh g/á” [44;
33].
Theo quan niệm này, chất lượng được phân chia thành các thang bậc
từ thấp đến cao với một hệ những chuẩn mực đã được quy định, sản phẩm
nào thoả mãn được càng nhiều những chuẩn mực ấy thì sản phẩm đó càng
được xếp ở nấc thang cao hơn của chất lượng, và theo đó, giá trị của sản
phẩm cũng cao tương ứng.
- Quan niệm “ chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng"
[15; 8] thực chất là việc nhìn nhận vấn đề chất lượng từ góc độ của người
sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quan niệm này căn cứ vào yêu cầu, mong
muốn của người sử dụng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ để đánh giá chất
lượng, và vì vậy mà nó mang tính động, biến thiên theo thời gian và yêu
cầu thực tiễn của người sử dụng trong từng thời điểm cụ thể, theo từng
mục đích sử dụng nhất định. Cho nên người quyết định sản phẩm hoặc
dịch vụ có chất lượng hoặc không đạt chất lượng ở mức nào chính là
khách hàng. Tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể theo
người sản xuất thì sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được
đánh giá là sản phẩm có chất lượng, nhưng thực tế sản phẩm không phù
hợp với yêu cầu của người sử dụng thì vẫn bị coi là sản phẩm không có
9
chất lượng. Có nghĩa là cách đánh giá, xác định chất lượng sản phẩm này
chịu tác động nhiều của nhân tố chủ quan.
- “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” [15; 7] là quan niệm
được nhiều người tán đồng hơn cả. Theo đó, “ chất lượng được đánh giá
bởi mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố
của «ó , [15; 7]. Có nghĩa là để xác định được chất lượng của một sản
,
phẩm hoặc dịch vụ thì điểu quan trọng đầu tiên là phải xác định được bộ
tiêu chí mà sản phẩm hoặc dịch vụ này cần phải đáp ứng. Bộ tiêu chí này
không mang tính hằng số mà số lượng các tiêu chí, mức độ yêu cầu đối
vớ i từng tiêu chí sẽ thay đổi thường xuyên theo thời gian, theo điều kiện
lịch sử cụ thể, theo đặc thù của từng cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch
vụ... Để xây dựng có hiệu quả bộ tiêu chí này thì cần chú trọng đến việc
nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu... của những đối tượng người sử dụng khác
nhau, gọi chung là khách hàng, sao cho những mục đích của nhà sản xuất
trùng khớp với những nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Có như vậy, sản
phẩm làm ra mới chiếm lĩnh được thị trường, mới đem lại lợ i nhuận cho
nhà sản xuất.
Trên cơ sở những phân tích nói trên, tác giả cũng tán đồng quan
niệm coi “ chất lượng là sự phù hợp với mục đích” và lấy đó làm cơ sở để
thực hiện luận văn.
1.1.2. Chất lượng giảng dạy, học tập
Chất lượng luôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ tổ
chức nào, hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đ ối với một trường học
cũng vậy. Sản phẩm của nhà trường chính là những con người được đào
tạo. Nhà trường có tạo dựng và giữ vững được uy tín của mình hay không,
có thu hút được nhiều người học hay không, sản phẩm đào tạo của nhà
trường có đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hay không..., tất cả đều
phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người dạy, chất lượng học tập của
người học - gọi chung là chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đ ối với bậc đại học, mục đích chung của giáo dục đại học là cung
cấp nguồn nhân lực được đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
10
hội đất nước. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo "liê n quan chặt chẽ với yêu
cầu kinh tế xã hội của đất nước, sản phẩm đào tạo được xem là có chất
lượng cao khỉ nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà yêu cầu của kinh t ế - xã
hội đặt ra …” [11; 1],
1.1.3. Nâng cao chất lượng trước hết là đảm bảo chất lượng
Trong những thập kỷ trước, việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản
phẩm được tiến hành sau khi đã hoàn tất quá trình sản xuất, có nghĩa là
chỉ kiểm tra thành phẩm và sự kiểm tra này hoàn toàn tách rời với quá
trình sản xuất. Các sản phẩm không đạt chất lượng thì phải mất công sức,
thời gian, nguyên liệu... để sửa chữa lạ i hoặc phải loại bỏ. Điều này đặt
nhà sản xuất trước những vấn đề nan giải: nếu kiểm tra chặt chẽ và chỉ
xuất xưởng những sản phẩm đạt chất lượng thì số sản phẩm bị loại bỏ sẽ
làm chi phí sản xuất tăng, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Nhưng nếu
kiểm tra qua loa, chấp nhận tung ra thị trường ngay cả những sản phẩm
kém chất lượng thì sẽ đồng thời không giữ được khách hàng cũ, không thu
hút thêm khách hàng mới, tự đánh mất uy tín của mình. Cả hai con đường
này đều làm giảm sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất trên th ị trường. Vấn
để đặt ra là để có thể phát triển, cần phải cung cấp cho thị trường những
sản phẩm vừa có chất lượng, vừa có giá cả hợp lý. Giải pháp chính là việc
giảm lượng hàng xấu, kém chất lượng - có nghĩa là phải nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Qua các phân tích, nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng cần phải có
những tác động cả trước và trong quá trình thực hiện sản xuất để phòng
ngừa những sai phạm có thể xảy ra ngay từ những bước đầu tiên và trong
suốt cả quá trình sản xuất. Chất lượng phải là mục đích đặt ra và phải đạt
được trước và trong suốt quá trình sản xuất chứ không phải chỉ ở giai đoạn
cuối cùng. Nâng cao chất lượng, theo đó, được hiểu là đảm bảo để sản
phẩm làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã định trước,
giảm đến mức tố i thiểu những sai phạm trong bất kỳ khâu nào của quá
trình sản xuất, sao cho sản phẩm làm ra ngày càng tinh vi hơn, ít mắc lỗ i
hơn. Và để nâng cao chất lượng thì trách nhiệm trước tiên và trực tiếp
11
thuộc về người sản xuất chứ không phải người kiểm tra, đánh giá...
Trong trường hợp cụ thể về hoạt động giảng dạy, học tập các môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, thuật ngữ “ nâng cao chất lượng,cũng được sử dụng theo
,
nghĩa của “ đảm bảo chất lượng” . Đó là vì qua những hoạt động điều tra,
khảo sát, phân tích, đối chiếu và tổng hợp, tác giả đi đến kết luận rằng việc
giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh
ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt
được những thành công nhất định, song vẫn chưa đáp ứng dược những yêu
cầu, nhiệm vụ đặt ra, chưa đạt được những kết quả, hiệu quả như mong
muốn. N ói cách khác, hoạt động này chưa đạt được chất lượng như dự
tính. Những giải pháp nâng cao chất lượng được đề xuất ở đây là nhằm
nâng chất lượng hiện có của hoạt động này lên một tầm cao mới, thỏa mãn
ngày càng nhiều hơn những mục tiêu đã đề ra khi tiến hành hoạt động này,
có nghĩa là đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở đảm bảo chất lượng mới có thể
tiếp tục những giải pháp khác để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy,
học tập.
1.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC
TẬP
Chất lượng đào tạo là cái đích cuối cùng và cũng là cái đích cao
nhất của m ọi hoạt động diễn ra trong một nhà trường. Có nghĩa là mọi
hoạt động của nhà trường đều góp phần vào quá trình hình thành, duy trì,
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tuy vai trò và sự đóng góp của
mỗi thành tố trong hệ này có khác nhau. Cụ thể là có 8 lĩnh vực với 26 tiêu
chí được tập hợp lại để đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất
lượng của một trường đại học:
Lĩnh vực 1: Tổ chức và quản lý của trường:
Tổ chức và quản lý xét đến cùng là việc lập kế hoạch, tổ chức phân
bổ, chỉ đạo việc sử dụng nhân lực, tài lực, vật lực và các nguồn lực khác
của nhà trường, kiểm tra và có những tác động phù hợp để điều chỉnh sao
cho các nguồn lực phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nhằm đạt được mục
12
tiêu đã để ra. Cùng có những nguồn lực như nhau, điều kiện hoạt động như
nhau... nhưng sự phát triển của mỗi trường ra sao lại phụ thuộc vào việc
trường đó được tổ chức và quản lý như thế nào. Đây là lĩnh vực quan trọng
hàng đầu, bởi những hoạt động này có thể nhân lên hoặc làm tiêu hao đi
những nguồn lực cho sự phát triển, cho duy trì và đảm bảo chất lượng các
hoạt động của nhà trường. Lĩnh vực này gồm các tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí ỉ : “ Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục
tiêu của một trường đại học là kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động có kế
hoạch, có chất lượng của trường đó. Xác định sứ mạng rõ ràng, đề ra
nhiệm vụ chiến lược với các mục tiêu cụ thể là bằng chứng quan trọng về
đảm bảo chất lượng” [15; 44]. Đây chính là cái đích để mọi hoạt động
trong nhà trường nhằm vào đó mà tiến tới. Và như đã nói ở trên, sản phẩm
đào tạo của nhà trường có đạt được chất lượng hay không trước hết phụ
thuộc vào việc trường có thực hiện đúng như sứ mạng đã tuyên bố của
mình hay không, có xác định đúng mục tiêu đào tạo theo sứ mạng và
những yêu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội đất nước đặt ra hay không. N ói
tóm lại, đây là khâu định hướng đầu tiên cho mọi hoạt động của một nhà
trường, phác thảo nên con đường để nhà trường đi tới đích.
T iêu chí 2: "''''''Công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và đánh giá
các hoạt động là một tiêu chí thể hiện việc quản lý và tổ chức chặt chẽ của
trường để đảm bảo từng bước thực hiện được các mục tiêu do trường để ra.
Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể và khả thi thì càng đảm bảo việc thực hiện
thành công các chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học của trường , [15; 45].
,
Tiêu chí 3: “ Cơ cấu tổ chức và quản lý hiệu quả là tiền đề đảm bảo
các hoạt động của trường thực hiện được kế hoạch và mục tiêu chất lượng
đề ra” [15; 45].
Tiêu chí 4: ‘Tổ* chức và hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng
đào tạo là một tiêu chí nhằm thúc đẩy các hoạt động đảm bảo chất lượng
của trường theo đúng quy trình và đạt hiệu quả” [15; 45].
13
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét