Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016
Nghiên cứu đổi mới quản lý ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
- Tiếp cận lịch sử: Đổi mới, đặc biệt đối với giáo dục là một sự kế thừa. Đổi
mới giáo dục nói chung và GDNN nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của Nhà nƣớc và của xã hội trong bối cảnh mới của đất nƣớc. Tuy nhiên, để đổi mới
cần kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc về giáo dục và phát triển những
thành tựu của giáo dục nghề nghiệp đã đạt đƣợc trong quá khứ.
Bên cạnh đó, mọi công việc đổi mới cần có điểm xuất phát. Để đổi mới cần đánh
giá rõ đƣợc hiện trạng, xác định đƣợc những mặt mạnh để kế thừa, những mặt yếu
để khắc phục, nắm bắt đƣợc thời cơ để tranh thủ và biết đƣợc các nguy cơ có thể
xẩy ra để có giải pháp khắc phục.
Đổi mới cũng cần căn cứ vào những xu thế tƣơng lai của giáo dục nói chung và
GDNN nói riêng, đặc biệt là đổi mới về quản lý trong cơ chế thị trƣờng.
Với những lý do trên, nghiên cứu đổi mới quản lý ở trƣờng ĐHSPKT cần tiếp
cận với quan điểm lịch sử.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả đã sử dụng các phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà
nƣớc; các quy định, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và
Xã hội, Tổng cục dạy nghề ban hành và các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng
các khái niệm, thuật ngữ và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát
bằng phiếu hỏi lấy ý kiến 249 CBQL, GV, NV và 174 SV trƣờng ĐHSPKT; 188
CBQL các trƣờng DN và CBQL các doanh nghiệp; 64 GVDN tốt nghiệp từ các
trƣờng ĐHSPKT hiện đang làm việc tại các trƣờng dạy nghề để đánh giá thực trạng
về chất lƣợng đào tạo, quản lý các quá trình hoạt động và các điều kiện bảo đảm chất
lƣợng ở các trƣờng ĐHSPKT và về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục: Tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân tích các số liệu thống kê hàng năm để
đánh giá thực trạng các hoạt động và quản lý chất lƣợng của các trƣờng ĐHSPKT.
4
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để
khảo sát thăm dò ý kiến chuyên gia các trƣờng ĐHSPKT về tính cần thiết và tính
khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất.
- Phương pháp thử nghiệm: Tác giả đã tiến hành thử nghiệm 3 quy trình đại
diện cho 3 khâu: đầu vào, quá trình và đầu ra của quá trình đào tạo là quy trình mua
sắm thiết bị vật tƣ phục vụ dạy học, quy trình quản lý thực tập sƣ phạm và quy trình
xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng để minh
chứng cho tính khả thi của giải pháp.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thử nghiệm.
Để xử lý các số liệu khảo sát tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tính giá trị trung
5
bình theo công thức: Điểm TB: X =
ini
i 1
5
ni
i 1
Trong đó:
i là mức điểm từ 1 đến 5
ni là số ngƣời đánh giá theo mức điểm i
Để xử lý các số liệu thử nghiệm quy trình quản lý thực tập sƣ phạm, tác giả đã sử
dụng phƣơng pháp tính giá trị tổng và hệ số các thành phần với cách tính:
TK = (2GD + CN + KL): 4
Trong đó:
GD: Là điểm giảng dạy (hệ số 2 vì tầm quan trọng của nó trong thực tập sƣ phạm);
CN: Là điểm chủ nhiệm;
KL: Là điểm đánh giá về ý thức thái độ chấp hành kỷ luật trong quá trình TTSP;
TK: Là điểm tổng kết TTSP.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Quản lý nhà trƣờng bao gồm nhiều lĩnh vực, luận án giới hạn nghiên cứu
trong phạm vi quản lý chất lƣợng của một thiết chế đào tạo đặc thù đó là loại hình
trƣờng ĐHSPKT.
- Quản lý chất lƣợng tổng thể bao gồm nhiều nội dung phức tạp. Luận án chỉ
giới hạn phạm vi nghiên cứu đổi mới quản lý chất lƣợng trƣờng ĐHSPKT theo tiếp
5
cận QLCLTT trên các mặt: quản lý nhân sự, quản lý các quá trình hoạt động của
trƣờng, quản lý các hoạt động cải tiến và tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trƣờng với khách hàng để nâng cao chất lƣợng của trƣờng; qua đó, nâng cao chất
lƣợng đào tạo hƣớng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trƣờng.
- Tổ chức thực nghiệm về quản lý là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi nhiều
thời gian. Do điều kiện thời gian và điều kiện tổ chức, tác giả chỉ tiến hành thử
nghiệm 3 quy trình: Quy trình mua sắm thiết bị, vật tƣ phục vụ dạy học; Quy trình
quản lý thực tập sƣ phạm; Quy trình xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt
nghiệp đại học, cao đẳng đại diện cho 3 khâu của quá trình đào tạo: quản lý đầu vào,
quản lý quá trình dạy học và quản lý đầu ra ở trƣờng ĐHSPKT Vinh và lấy ý kiến
chuyên gia của một số trƣờng ĐHSPKT khác.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Quản lý chất lƣợng ảnh hƣởng đến mọi hoạt động và là yếu tố quyết định sự
thành bại của mọi tổ chức trong cơ chế thị trƣờng. Trƣờng ĐHSPKT có sứ mệnh rất
quan trọng là đào tạo GV cho các trƣờng DN và TCCN, là "máy cái" để phát triển hệ
thống GDNN ở nƣớc ta. Để trƣờng ĐHSPKT có thể hoàn thành đƣợc sứ mệnh nêu
trên thì khâu then chốt và bƣớc đi đột phá là phải đổi mới quản lý chất lƣợng.
- Vận dụng QLCLTT vào đổi mới quản lý chất lƣợng trƣờng ĐHSPKT là
cần thiết và phù hợp để các trƣờng ĐHSPKT có thể nhanh chóng nâng cao chất
lƣợng, đón đầu đƣợc các yêu cầu phát triển GDNN của đất nƣớc trong quá trình
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Đổi mới quản lý nhân sự, quản lý các quá trình hoạt động và các hoạt động
cải tiến của trƣờng theo tiếp cận QLCLTT sẽ góp phần đổi mới đƣợc quản lý chất
lƣợng trƣờng ĐHSPKT và qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trƣờng.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
1) Luận án đã xây dựng đƣợc luận cứ khoa học cho việc đổi mới quản lý chất
lƣợng trƣờng ĐHSPKT theo tiếp cận QLCLTT.
6
2) Đã xây dựng đƣợc phƣơng pháp tiếp cận và nội dung đổi mới quản lý chất
lƣợng trƣờng ĐHSPKT theo tiếp cận QLCLTT.
9.2. Về thực tiễn
1) Luận án đã đề xuất 5 giải pháp để đổi mới quản lý chất lƣợng ở trƣờng
ĐHSPKT theo tiếp cận QLCLTT có tính khả thi là: Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu
chiến lƣợc của trƣờng; Đổi mới quản lý nhân sự; Đổi mới quản lý các quá trình hoạt
động của trƣờng; Quản lý các hoạt động cải tiến và Tăng cƣờng mối quan hệ hợp
tác giữa nhà trƣờng với khách hàng.
2) Đã xây dựng đƣợc bản mô tả nghề và chuẩn năng lực cho một số chức
danh điển hình của trƣờng ĐHSPKT: Trƣởng khoa Sƣ phạm kỹ thuật, Giảng viên
vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, thƣ ký văn phòng để làm cơ sở cho việc quản
lý nhân sự của trƣờng.
3) Đã xây dựng 5 quy trình để quản lý một số hoạt động của trƣờng
ĐHSPKT làm cơ sở cho việc đổi mới quản lý các hoạt động của trƣờng: Quy trình
quản lý dạy học thực hành; Quy trình quản lý thực tập sƣ phạm; Quy trình xét công
nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng; Quy trình mua sắm
thiết bị, vật tƣ phục vụ dạy học; Quy trình tuyển dụng lao động.
4) Đã xây dựng đƣợc quy trình cải tiến nâng cao chất lƣợng và tiêu chí để
đánh giá các cải tiến chất lƣợng của trƣờng trên các mặt: Lãnh đạo cải tiến; Các quá
trình hoạt động; Quản lý nhân sự; Khách hàng và thị trƣờng; Thông tin và truyền
thông để làm cơ sở cho việc quản lý các hoạt động cải tiến.
5) Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
quản lý của trƣờng ĐHSPKT Vinh và có thể áp dụng cho một số trƣờng ĐHSPKT khác
nhằm nâng cao chất lƣợng của trƣờng và chất lƣợng đào tạo trong cơ chế thị trƣờng.
6) Góp phần thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về đổi mới quản lý từ quản
lý kiểu hành chính sự nghiệp theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang quản lý chất
lƣợng để thích ứng với cơ chế thị trƣờng.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sự phát triển của khoa học Quản lý chất lượng
Lịch sử nghiên cứu và sự phát triển của khoa học quản lý chất lƣợng trên thế giới
đƣợc Tery Richardson tổng kết và mô tả qua các giai đoạn nhƣ ở hình 1.1 [91].
Quản lý chất lƣợng tổng thể
(Deming, Crosby, Ohno...)
Thập kỷ 80
Không lỗi
(Crosby, Ohno)
Thập kỷ 70
Đảm bảo chất lƣợng
(Deming, Juran, Ishikawa)
Thập kỷ 60
Kiểm soát chất lƣợng tổng thể
(Feigenbaum, Juran, Deming)
Thập kỷ 50
Cải tiến quá trình
(Deming, Juran, Ishakawa, Ohno)
Thập kỷ 40
Kiểm soát quá trình
(Deming, Shewhart)
Thập kỷ 30
Kiểm soát chất lƣợng
(Shewhart)
Thập kỷ 20
Hình 1.1. Quá trình phát triển của khoa học quản lý chất lượng
8
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, một thời gian dài đánh giá chất
lƣợng chủ yếu dựa vào kiểm soát chất lƣợng. Vào những năm 20 của thế kỉ trƣớc,
để quản lý chất lƣợng W.A.Shewhart đã đề xuất phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng
trong các xí nghiệp.
Kiểm soát chất lƣợng là hoạt động đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với yêu
cầu, so sánh mức độ đạt đƣợc so với chuẩn thông qua việc cân, đo, thử nghiệm, trắc
nghiệm…
Kiểm soát chất lƣợng nhằm mục đích [58]:
+ Kiểm soát sản phẩm cuối cùng để phát hiện ra các khuyết tật và đề ra biện pháp
để xử lý các sản phẩm đó.
+ Kiểm soát chất lƣợng nhằm loại bỏ các sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn
qui định, hoặc làm lại nếu có thể.
Nhƣ vậy kiểm soát chất lƣợng là bƣớc cuối cùng của quá trình sản xuất, khi hoạt
động sản xuất đã kết thúc. Kết quả của kiểm soát chất lượng là bảo đảm được chất
lượng của sản phẩm, nhưng không tạo ra chất lượng [60] và cần phải chi phí lớn về
thời gian, nhân lực để kiểm soát từng sản phẩm cũng nhƣ hao tổn nguyên vật liệu cho
các phế phẩm do đó làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Mặc dầu vậy Kiểm soát chất lƣợng đã đƣợc sử dụng phổ biến rộng rãi một thời
gian dài trong thế kỷ trƣớc.
- Kiểm soát quá trình (Process Control)
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của sản xuất công nghiệp, kiểm tra chất lƣợng
trở nên lãng phí cả về nhân lực, kinh phí và thời gian vì phải kiểm soát từng sản
phẩm một. Các nhà quản lý đã nghĩ tới biện pháp “phòng ngừa” thay cho “phát
hiện”. Với luận điểm chất lƣợng là cả quá trình và quá trình này cần đƣợc kiểm soát
ở từng khâu. Do vậy, “Kiểm soát quá trình” đã hình thành vào những năm 30 của
thế kỷ trƣớc với tên tuổi của W.E.Deming, Joseph Juran, Elton Mayo và Walter
Shewhart đã nghiên cứu và cho ra đời mô hình “Kiểm soát quá trình” [91].
Kiểm soát quá trình nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng, phòng ngừa
thay cho phát hiện các sản phẩm kém chất lượng để loại bỏ.
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét