Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của trường trung học cơ sở Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các bảng câu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp này được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến số phiếu phát ra là 350 phiếu hỏi học sinh của bốn khối lớp học và 25 phiếu cho cán bộ quản lý và giáo viên. 7.3. Phương pháp phỏng vấn Nhóm phương pháp này được tiến hành qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô nhằm nhận định, thu thập những thông tin cho đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu từng đối tượng về hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh. 7.4. Phương pháp toán thống kê Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lý số liệu qua tài liệu và điều tra nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh của trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá thì vai trò của Tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Trong bậc học THCS, việc dạy và học môn Tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2005- 2006. Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành nhiều văn bản và tài liệu hướng dẫn, tổ chức các hội thảo ở nhiều cấp độ về đảm bảo chất lượng môn ngoại ngữ trong nhà trường THCS, nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy. Vấn đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Bộ GD&ĐT. Có thể kể đến một công trình tiêu biểu được sử dụng khá phổ biến như: “Teaching English. Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff. Ở Việt nam, có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THCS. Tiếng Anh không đứng tách rời các môn học khác nên phần lớn các biện pháp quản lý dạy học nói chung đều có thể áp dụng được khi nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh. Có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, 2010; Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, 2004; Đặng Quốc bảo. Những vấn đề về lãnh đạo – quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, 2010. 5 Nhiều đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THCS. Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả đang nghiên cứu có một số công trình sau đây: Tuyển tập các bài báo khoa học Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ, 19952005; Nguyễn Thị Thu Phương. Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những thành tựu nhất định về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên việc áp dụng kết quả nghiên cứu sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thực tế của các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc chưa có ai thực hiện. Khi tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ kế thừa những kết quả các công trình nghiên cứu đã đề cập tới và tiếp tục đề xuất một số giải pháp khả thi mới để quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh tại trường THCS Tân Lập huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý 1.2.1.1. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội bởi lẽ Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự giác. Dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học, các đơn vị phục vụ đào tạo. Dưới góc độ xã hội, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. 1.2.1.2. Các chức năng quản lý Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác quản lý nói chung, có thể tóm lược rằng: quản lý bao gồm bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. 6 Chức năng kế hoạch hóa: là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, lập kế hoạch bao gồm: Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị, dự báo, đánh giá triển vọng, đề ra mục tiêu, chương trình, xác định tiến độ, xác định ngân sách, xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn, xây dựng các thể thức thực hiện. Chức năng tổ chức: là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và quyền lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Xây dựng các cơ cấu, nhóm, tạo sự hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng cho phù hợp, phân công nhóm và cá nhân. Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức.Trong chỉ đạo chú ý sự kích thích động viên, thông tin hai chiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế. Chức năng kiểm tra: là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức. Xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Ngoài 4 chức năng cơ bản trên đây, cần lưu ý rằng, trong mọi hoạt động của QLGD, thông tin QLGD đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như “mạch máu” của hoạt động QLGD. Chính vì vậy nhiều nghiên cứu gần đây đã coi thông tin như một chức năng trung tâm liên quan đến các chức năng quản lý khác. Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo nên những quyết định sai lầm, khiến công tác quản lý kém hiệu quả hoặc thất bại. Vì vậy, có thể biểu diễn sơ đồ đầy đủ về mối quan hệ giữa các chức năng quản lý với vai trò đặc biệt của thông tin quản lý như sau: 7 Sơ đồ 1.1: Thông tin trong QLGD Kế hoạch Kiểm tra, đánh giá Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Nguồn: Công nghệ thông tin trong QLGD [ 26, Tr.13] Quá trình quản lý nói chung, quá trình QLGD nói riêng là một thể thống nhất trọn vẹn. Sự phân chia thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối giúp cho người quản lý định hướng thao tác trong hoạt động của mình. Trong thực tế, các giai đoạn diễn ra không tách bạch rõ ràng, thậm chí có chức năng diễn ra cả ở một số giai đoạn khác nhau trong quá trình đó. 1.2.2. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS 1.2.2.1. Hoạt động dạy học ở trường THCS Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biên chứng, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”[ 14, tr.18]. 8 Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và học của thầy và trò trong nhà trường, với mục tiêu là giúp học sinh nắm vững “hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống” [ 30, tr.110]. Hoạt động dạy: Dạy là điều khiển quá trình trò chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển, hình thành nhân cách trò. Hoạt động dạy giúp trò lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển hoạt động học của trò, giúp trò nắm được kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển. Nội dung, chương trình dạy học theo một quy định bắt buộc và được thống nhất trong mỗi cấp học. Để đạt được mục đích, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, các phương tiện dạy học phù hợp. Hoạt động học: Học là quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện. Cũng như hoạt động dạy, hoạt động học có hai chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó, vói phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Hoạt động học cần phải diễn ra trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với hoạt động dạy của thày, mối quan hệ này có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mức độ tự lực của người học, để đạt được mục đích cuối cùng của người học, đó là: Nắm vững tri thức khoa học, phát triển tư duy và hình thành thái độ, đạo đức, nhân cách và lý tưởng sống. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét