Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng Yên
dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Đây được xem là một trong những lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm
chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội: “tạo bước chuyển mạnh về phát triển
nguồn nhân lực”. Nói đến nguồn nhân lực phải nói về số lượng và chất lượng.
Trong giai đoạn mới, những mặt mạnh và mặt hạn chế của con người Việt
Nam, cần xác định rõ yêu cầu mới về chất lượng.
Một trong những mục tiêu mà những chiến lược phát triển giáo dục đã
đề ra là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng, ưu tiên nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công
nghệ trình độ cao...và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng
quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả để phát triển giáo dục.
Chính vì thế, phát triển giáo dục và đào tạo được coi là nền tảng và
động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát
triển nguồn lực con người, thực hiện “mọi người đi học, học thường xuyên,
học suốt đời”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”.
Trước những biến đổi lớn lao về khoa học - công nghệ và kinh tế xã hội
đã làm nảy sinh những vấn đề lớn về giáo dục, đòi hỏi phải được giải quyết
chẳng những trong riêng từng nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Bối cảnh
sôi động của các xu hướng phát triển đời sống xã hội hiện đại làm cho giáo
dục các nước phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là
vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô - chất lượng và hiệu quả đào
tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn nhân lực cho
phát triển và Việt Nam không nằm ngoài vòng quay của sự phát triển này.
Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được rất nhiều nhà nghiên cứu đi
sâu vào tìm hiểu như quản lý chuyên môn, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng và
phát triển đội ngũ giảng viên ... được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước đề cập. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều luận văn Thạc sĩ đã
6
nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giảng viên từ những khía cạnh khác
nhau, nghiên cứu những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên ở các ngành học, cấp học và các địa phương khác nhau.
Có thể nêu một số công trình nghiên cứu ở mức độ Thạc sĩ như sau:
- Luận văn Thạc sĩ: “Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên dạy thực hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công
nghiệp I” của tác giả Trần Ngọc Ban. Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu đổi mới quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy thực
hành đang trực tiếp giảng dạy tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công
nghiệp I.
- Luận văn Thạc sĩ: “Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ,
giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Kiều Oanh.
Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý công tác bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên đang làm việc và giảng dạy trực tiếp tại
trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Tài: “Những biện pháp cải tiến
công tác tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng lực
lượng giảng viên trẻ tại Viện Đại học Mở Hà Nội”, trong đề tài này, tác giả
tập trung nghiên cứu biện pháp cải tiến công tác tổ chức tuyển chọn và bồi
dưỡng lực lượng giảng viên trẻ tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Về trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên là trường mới lên Cao
đẳng, vấn đề đội ngũ có yếu tố quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo
dục, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
của trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên.
Như vậy, nghiên cứu về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường Cao
đẳng Bách khoa Hưng Yên là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách
có hệ thống.
7
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giảng viên, đội ngũ giảng viên
1.2.1.1.Giảng viên
Trong bối cảnh của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
hiện nay, lao động của nhà giáo trực tiếp đáp ứng nhu cầu về nhân lực, nhân
tài và dân trí cho xã hội. Lao động của nhà giáo không chỉ có ý nghĩa xã hội
sâu sắc mà còn chứa đựng ý nghĩa kinh tế lớn lao.
Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của
nhà giáo được thực hiện trên phông nền chung là mô hình nhân cách của thế
hệ trẻ mà xã hội đã đặt hàng với giáo dục. Nói cách khác, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài mà nhà giáo thực hiện có mẫu số
chung là nhân cách của con người mới mà thế hệ trẻ Việt Nam cần vươn tới.
Với ý nghĩa này, có thể khẳng định những vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị
của quốc gia sẽ không giải quyết được nếu như thiếu vắng giáo dục, thiếu
vắng nhà trường mà hạt nhân của nó là nhà giáo.
Điều 70, Luật Giáo dục chỉ rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng
dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo
viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.” [32, tr. 27].
Giảng viên trường cao đẳng là cán bộ của Đảng và nhà nước, là thành
tố cơ bản của nhà trường, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng
nhân dân. Giảng viên trường cao đẳng gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng,
trưởng, phó khoa, trưởng, phó bộ môn và các giảng viên các môn học.
* Giảng viên trường cao đẳng phải có những tiêu chuẩn:
+ Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
8
+ Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (có bằng tốt
nghiệp cử nhân trở lên).
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.
+ Lý lịch bản thân rõ ràng.
Vậy có thể nói rằng: Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy
giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng.
1.2.1.2. Đội ngũ giảng viên
Từ điển tiếng Việt giải thích khái niệm đội ngũ: “Là tập hợp gồm một
số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực
lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức) nhất định” [38, tr. 339].
Khái niệm đội ngũ không chỉ được sử dụng một cách phổ biến trong
lĩnh vực quân sự mà còn được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực tổ
chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: đội ngũ công nhân viên
chức, đội ngũ y bác sĩ v.v...
Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ cũng được sử dụng để chỉ
những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống
giáo dục như: đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý trường học...
Đội ngũ giảng viên là lực lượng chủ yếu, giá trị cơ bản cũng như vốn
quí nhất của trường đại học, cao đẳng, với tri thức, tài nghệ và kinh nghiệm,
sự hiểu biết sâu sắc về bản chất quá trình đào tạo trong nhà trường, là nhân
vật trung tâm trong nhà trường quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo góp phần hình thành mô hình nhân cách nhà chuyên môn có trình độ
cao theo mục tiêu đào tạo bằng giảng dạy, giáo dục. Vì vậy, đầu tư cho nguồn
lực mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên trong nhà trường đại học, cao đẳng là
điều kiện cốt yếu, cần thiết cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
trong nhà trường.
9
Vậy, đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng
dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, gắn kết với nhau bằng hệ
thống mục tiêu giáo dục, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên, cùng
chịu sự ràng buộc của những quy tắc có tính chất hành chính của ngành giáo
dục và nhà nước.
1.2.2. Bồi dưỡng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
1.2.2.1. Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là một thuật ngữ trong giáo dục đang được sử dụng rất
nhiều, có nơi còn gọi là tái đào tạo.
Khái niệm bồi dưỡng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra
nhiều định nghĩa khác nhau.
Trong từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 1997) cho rằng: Bồi dưỡng là
làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.
Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: “Bồi dưỡng có thể coi là quá
trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp
học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ”.
Trong từ điển giáo dục [ 18, tr. 107 ]: Bồi dưỡng theo:
- Nghĩa rộng: là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và
những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn (ví
dụ: bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng các đức tính: cần, kiệm, liêm chính...)
- Nghĩa hẹp: là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích
nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể (ví dụ:
bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lí luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm...)
UNESCO định nghĩa: “Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề
nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao
kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp”.
10
Từ những định nghĩa nêu trên, bồi dưỡng có thể được hiểu là quá trình
bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nội dung liên quan đến nghề nghiệp) để
nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định giúp
chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả công việc đang làm.
Như vậy, bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ
giảng viên (cả phẩm chất, năng lực, sức khoẻ). Trong đó, chủ thể bồi dưỡng là
người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độ chuyên môn nhất định.
1.2.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu
trong việc phát triển của mỗi nhà trường. Việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
không những nhằm mục tiêu phục vụ yêu cầu tăng qui mô đào tạo, nâng cao
chất lượng giảng dạy ở giai đoạn hiện nay mà còn chuẩn bị cho những bước
phát triển mạnh mẽ trong tương lai của giáo dục Đại học và nền kinh tế - xã
hội. Như vậy, vấn đề cốt lõi của bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là nhằm đạt tới
mục tiêu “chất lượng đội ngũ giảng viên” phù hợp với quan điểm chỉ đạo của
Đảng trong thời kỳ mới cũng như sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được
thể hiện trong Quyết định số: 09/Qđ-TTg ban hành ngày 11/01/2005 về việc
phê duyệt đề án.“Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”.
- Trước hết, xét đến khái niệm chất lượng:
Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật, sự việc”. [38 tr. 144].
Theo các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng, cho rằng: “Chất lượng là sự
phù hợp với mục tiêu”, hay “chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng”...
- Vậy chất lượng đội ngũ giảng viên là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của đội ngũ giảng viên, có thể đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đòi hỏi.
11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét