Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1

2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề, đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp và xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận việc quản lý quá trình đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng trong các nhà trường. - Nghiên cứu về thực trạng quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 - Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 4. Khách thể nghiên cứu Công tác đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng. 6. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 trong 3 năm học gần đây. 7. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 còn có một số mặt bất cập và hạn chế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng dựa trên những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế của xã hội thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1. 4 8. Các phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp các chủ trương, đường lối, Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành và các tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. So sánh các kết quả nghiên cứu của những công trình sách, tạp chí, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. 8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra viết Sử dụng hai bộ câu hỏi để điều tra: 01 Bộ câu hỏi dành cho cán bộ, giáo viên Nhà trường (Phụ lục 1) và 01 Bộ câu hỏi dành cho học sinh đang học trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng xây dựng số 1 (Phụ lục 2) 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra. 8.2.3. Phương pháp quan sát Tập trung quan sát cách thức tổ chức quản lý của lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp. Quan sát tình hình giảng dạy của giáo viên dạy giỏi, của giáo viên mới vào nghề. Quan sát tình hình học tập của học sinh để nắm bắt thực tế tình hình đang diễn ra ở Nhà trường. 8.2.4. Phương pháp tổng kết Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của Trường Cao đẳng xây dựng số 1 về quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng . 8.3. Một số phƣơng pháp bổ trợ - Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh. - Phương pháp chuyên gia 5 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lý quá trình đào tạo nghề từ trước đến nay, là một đề tài có tính thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động đã chủ động nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề với các giáo trình, đề tài như: Tác giả Nguyễn Minh Đường với “Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên bước đường phát triển và hội nhập quốc tế”; Tác giả Đặng Danh Ánh với“Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo Đối thoại Pháp – Á); Tác giả Nguyễn Văn Hộ với “Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông”, “ Thích ứng sư phạm”; Tác giả Trần Kiểm với giáo trình “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”; Tác giả Nguyễn Bá Dương với giáo trình “ Tâm lý học cho người lãnh đạo” [9]…Ðặc biệt, hiện nay một số nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường với các giáo trình như: Tác giả Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc với giáo trình “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục:Dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục”[3]; Tác giả Đặng Bá Lãm với giáo trình “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiến lược phát triển”[27], “Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn”[28]; Tác giả Trần Khánh Đức với “Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực”[11], “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực”[12]; Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với “Văn hóa tổ chức và tổ chức biết học hỏi”[30]… 7 Các đề tài về quản lý đào tạo nghề như: Năm 1999, Trường Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải pháp nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội. Năm 2002 có bài viết “Đánh giá một cách khách quan nhất công tác đào tạo nghề đã đạt được những thành công nhất định” của Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH; “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực” (2001); Đỗ Trọng Hùng(2002) “Thực hiện tốt chiến lược đào tạo nghề góp phần phát triển thị trường lao động” ; Tác giả Nguyễn Minh Đường, với “Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo” (1996); “ Đổi mới công tác quản lý trong các trường đào tạo nghề đáp ứng sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa” (Kỷ yếu hội thảo của Sở LĐTB và XH Hà Nội); “ Giáo dục nghề nghiệp- những vấn đề và giải pháp” (2005) của tác giả Nguyễn Viết Sự; “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” (2004) của Tổng cục Dạy nghề...Các đề tài đã đề cập đến chất lượng tay nghề, chất lượng công tác đào tạo nghề trong những năm qua và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, vấn đề quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề nói chung và Trung cấp nghề Xây dựng nói riêng trong nhiều năm qua chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính vì vậy công tác quản lý đào tạo trình độ trung cấp nghề Xây dựng là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Vì vậy, đứng trước nhu cầu thực tế, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục - đào tạo 1.2.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Nó là một phạm trù tồn tại khách quan 8 được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và ở mọi thời đại. Lịch sử đã chỉ rõ, ngay từ buổi sơ khai của loài người, để tồn tại và phát triển, con người đã biết liên kết nhau thành các nhóm để chống lại thú dữ và thiên nhiên. Do đó đã xuất hiện các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và giữa con người với bản thân mình. Khi xã hội loài người phát triển qua các phương thức sản xuất khác nhau thì trình độ tổ chức và điều hành xã hội ngày càng được nâng cao. Trong quá trình ấy đã xuất hiện một số người có năng lực chi phối được người khác, họ điều khiển hoạt động của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu chung. Những người đó đóng vai trò thủ lĩnh để quản lý nhóm, điều này đã làm nẩy sinh nhu cầu về quản lý. Sự phát triển của xã hội dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Mọi hoạt động xã hội đều cần đến hoạt động quản lý và hoạt động quản lý cũng chính do con người tiến hành. Người quản lý và đối tượng được quản lý, sự cần thiết của quản lý được C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[31, tr.34]. “Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “Quản” và từ “Lý”. “Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định. “Lý” là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó đổi mới phát triển. Như vậy, “Quản lý” là trông coi, chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển. Hệ thống ổn định mà không phát triển thì tất yếu sẽ dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà không ổn định thì tất yếu sẽ rối loạn. Điều đó có nghĩa là hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra và 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét