Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016
Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông huyện Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay
quản lý nhà trường quá coi nặng việc dạy học kiến thức văn hoá, chưa chú ý
đúng mức tới giáo dục đạo đức nói chung và GDĐĐTT nói riêng cho học sinh
và sinh viên. Trong cuốn “ Về phát triển văn hoá và xây dựng con người
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ” tác giả Phạm Minh Hạc - Nguyễn
Khoa Điềm đã viết “ Thế hệ trẻ phân hoá về đạo đức, nếp sống khá rõ nét.
Một bộ phận tiên tiến tu chí học hành để chuẩn bị lập thân, lập nghiệp. Nhưng
một số không ít thanh niên trong bộ phận này hầu như ít quan tâm tới vấn đề
chính trị, tư tưởng và thiếu hoài bão phục vụ sự nghiệp chung của đất nước và
nhân dân. Bộ phận đông nhất trong thanh niên chưa có định hướng rõ về nghề
nghiệp, lo lắng về tiền đồ và có xu hướng học để chờ đợi. Một bộ phận thanh
niên, chủ yếu là con em các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hoặc có địa
vị xã hội thì sống đua đòi theo “mốt” ”.
Sau gần 25 năm đổi mới đất nước, cơ chế thị trường đang phát huy
những tác dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống của người lao
động ngày càng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH
đất nước. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ không ít những mặt trái gây ảnh hưởng
tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hoá nghệ thuật cũng như tâm lý của các
tầng lớp dân cư trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ - lực lượng có vai trò quan
trong cho sự phát triển của đất nước. Các phương tiện thông tin đại chúng
hiện nay đang nói rất nhiều đến sự gia tăng tội phạm, bạo lực học đường, việc
mang thai ở tuổi vị thành niên và các vấn đề khác như tự tử, ma tuý…Sự giao
lưu, hội nhập về văn hoá thời mở cửa giữa các quốc gia, bên cạnh những mặt
tích cực thì còn mang đến nhiều những tác hại, góp phần làm xuống cấp đạo
đức ở lứa tuổi học trò. Việc sử dụng Internet, không biết lựa chọn những
thông tin mạng cung cấp mà chủ yếu sử dụng để chát với nhau, truy cập
những trang Web có nội dung không lành mạnh dẫn đến bê trễ việc học hành
và vướng vào các tệ nạn xã hội. Đó là chưa kể đến lối sống buông thả phóng
túng, thích ăn diện đua đòi, sống không có lý tưởng, không mục đích, không
2
niềm tin, ngại khó khăn, ngại cống hiến. Không những thế chưa bao giờ
truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” lại bị xói mòn và xúc phạm đến thế. Hiện
tượng học sinh vô lễ với giáo viên, thậm chí hành hung, tạt axit…ngày càng
gia tăng và gây nên một làn sóng bức xúc của toàn xã hội.
Năm học 2008 – 2009, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực ” được phát động trong toàn ngành giáo dục. Tuy mới ra đời
nhưng phong trào thi đua này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đội
ngũ thầy cô giáo, học sinh và mọi lực lượng xã hội. Ngoài việc giảng dạy văn
hoá, để xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, học sinh còn phải
được trang bị về kỹ năng sống. Kỹ năng sống được thể hiện qua kỹ năng giao
tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ; tôn trọng
thầy cô, đoàn kết thương yêu bạn bè. Là một cán bộ quản lý phụ trách giáo
dục đạo đức, tác giả nhận thấy phong trào này thực sự thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Với tất cả những lý do của lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài
“Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học
phổ thông huyện Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo
đức truyền thống ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục đạo đức truyền thống trong
trường trung học phổ thông hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống của Hiệu trưởng
trường trung học phổ thông .
3
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT đã đạt được
những cố gắng nhất định song việc tổ chức quản lý vẫn còn có những hạn chế.
Nếu xác định đúng những giá trị đạo đức truyền thống , có những biện pháp
quản lý khoa học hơn thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những
hiện tượng lệch chuẩn đạo đức trong học sinh hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đạo đức truyền
thống.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
ở một số trường THPT ở huyện Từ Liêm hiện nay
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động giáo
dục đạo đức truyền thống nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức ở trường THPT.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
- Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều nội
dung thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống đạo đức. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quan hệ nhà trường đó là :
Truyền thống tôn sư trọng đạo
Truyền thống hiếu học
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giáo dục ở học sinh nhận thức, tình
cảm và hành vi ứng xử tương ứng với những chuẩn mực của các truyền
thống đó.
6.2. Giới hạn về không gian, thời gian, đối tượng khảo sát
- Các trường THPT công lập huyện Từ Liêm
- Đối tượng khảo sát:
4
Học sinh từ lớp 10 – 12
Một số cán bộ quản lý, giáo viên của các trường
Phụ huynh học sinh
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu
chủ yếu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lý luận giáo dục
truyền thống giáo dục ở trường THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận các hoạt động thực tế của Nhà trường,
của tập thể lớp, của tổ chức Đoàn thanh niên, của các tổ chức chính trị - xã
hội, của HĐGDNGLL trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng hệ thống câu hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Xin ý kiến chuyên gia
- Toạ đàm ( Xemina )
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
- Sử dụng toán thống kê
- Sử dụng phần mềm tin học
- Sơ đồ hoá
8. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu trong một năm, thời gian cụ thể:
- Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010: Thực hiện nghiên cứu
các vấn đề cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và các vấn đề liên
quan.
5
- Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010: Hoàn thiện luận văn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục đạo đức truyền thống trong
giáo dục nhà trường
Chƣơng 2: Thực trạng của quản lý giáo dục đạo đức truyền thống ở
các trường THPT huyện Từ Liêm – Hà Nội
Chƣơng 3 : Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh trung học phổ thông Huyện Từ Liêm - Hà Nội.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành, phát triển
cùng với lịch sử xã hội loài người và luôn được mọi tầng lớp, mọi giai cấp,
mọi thời đại quan tâm, xem nó là động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách
con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Theo chiều dài của lịch sử, vấn đề đạo đức và GDĐĐ là vấn đề được
nhiều người quan tâm. Trong lịch sử Trung Hoa, dưới thời Xuân Thu, Khổng
Tử (551 – 479. TCN), nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc đã dốc hết
tâm huyết vào việc làm cho xã hội Trung Quốc ổn định. Biện pháp của ông là
khôi phục đường lối đức trị và lễ trị. Ông cho rằng, cơ sở của đường lối đức
trị là lòng Nhân, lòng thương người.
I.A.Kômenxki (1592 – 1670) đã đúc kết “Một số qui tắc trong ứng xử”
để giảng dạy cho thanh thiếu niên học sinh. Ông đặc biệt quan tâm đến
phương pháp nêu gương cho học sinh, đặc biệt là sự gương mẫu của các thầy
giáo, cha mẹ và những người thân.
Trong thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng thế giới đã đề
cập đến vấn đề GDĐĐ cho thanh niên, học sinh. Đặc biệt nhà tâm lý giáo dục
nổi tiếng A.X.Macarenco đã từng khẳng định “Tôn trọng, yêu cầu cao là một
trong những nguyên tắc giáo dục XHCN ” [24].
Ở nước ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, các
chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong quan hệ gia đình, cộng
đồng đã hình thành và truyền lại cho thế hệ sau bằng nhiều con đường. Là
người Việt Nam không ai không nhớ đến lời nhắc nhở “Tiên học lễ, hậu học
văn” hay “Tôn sư trọng đạo”… lại càng không thể không biết đến tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng. Với mỗi
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét