Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trong trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân -Tỉnh Vĩnh Phúc

lượng và hiệu quả công tác quản lí HĐDH Vật lí của trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng về công tác quản lí HĐDH môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng đuợc yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lí ở trường THPT. Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác quản lí HĐDH môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ có cơ sở thực tiễn để đề xuất các Biện pháp quản lí đối với HĐDH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của HĐDH ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí HĐDH ở trường THPT 5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lí HĐDH Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc 5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí HĐDH Vật lí trường THPT 6. Giới hạn đề tài Nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học Vật lí ở THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận 10 - Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện các yếu số sinh thành, yếu tố bản chất và lôgic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới. - Tiếp cận quan điểm lịch sử: Khi xem xét sự vật hay một hiện tượng, chúng ta thường xem xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng nghiên cứu. - Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Việc đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng dạy Vật lí trường THPT dựa trên việc khảo sát thực trạng quản lý giảng dạy của CBQL. Qua khảo sát, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp mang tính khả thi hơn . 7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận Bằng việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, khai thác những cơ sở lí luận đã có trong các công trình khoa học, trong văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, của ngành giáo dục, sách, tạp chí chuyên ngành,… nhằm xác lập cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng Anket Phương pháp này nhằm mục đích khảo sát các nhóm đối tượng là CBQL, GV. Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học. + Phương pháp quan sát sư phạm Nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động quản lí dạy học Vật lí của CBQL ở THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 11 + Phương pháp chuyên gia Chúng tôi xin ý kiến của một số nhà QLGD có kinh nghiệm, lãnh đạo và chuyên viên, nhằm hiểu rõ thực trạng và có một số đề xuất hợp lí. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Qua nghiên cứu các sản phẩm của HĐGD cũng như kết quả học tập của HS sẽ có cơ sở đề ra những giải pháp quản lí dạy học tốt hơn. 7.2.3 Phương pháp thống kê toán học Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tác giả sử dụng phần mềm SPSS for Windows để xử lí số liệu, tính tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lí HĐGD ở THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Đóng góp của luận văn và khả năng ứng dụng Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí, rút ra những kết quả đạt được và phân tích những hạn chế của công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm ứng dụng vào công tác quản lý hoạt động giảng dạy, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W.Taylor (1911), G.Mayor, P.Druckev… Nhiều nhà sư phạm trong nước như: Hà Thế Ngữ (1991), Hồ Ngọc Đại, Đặng Vũ Hoạt (1988), Trần Kiều (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Văn Lê (1996)… đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học; Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức dạy học trên lớp, bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và người học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học. Gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học như Phạm Viết Vượng (2000), Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn Văn Đản… đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với đời sống thực tiễn sản xuất, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; Những nghiên cứu công phu của các tác giả như Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo (2004). Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Nguyễn Công Bằng, Cao Duy Bình… đều tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 13 Giáo dục có chức năng quan trọng là tài sản xuất sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, hoạt động giáo dục luôn luôn phát triển, tiến bộ và không ngừng đổi mới để góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, Trong đó kiến thức bộ môn Vật lí đóng vai trò nền tảng quan trọng trong khối các ngành khoa học kỹ thuật. Để đáp ứng được yêu cầu này của xã hội, giáo dục lại càng có vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc giáo dục toàn diện. Trong hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay một số đề tài đã được nghiên cứu như: Một số biện pháp quản lý hoạt động của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS huyện Đông Sơn - Thanh Hoá - Lê Thị Hải - ĐHSP HN, 2003; Một số biện pháp quản lý của chủ nhiệm bộ môn đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ ở trường Đại học sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên - Hoàng Công Đình, ĐHSPHN, 2004: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Vật lý tại trường THPT của tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Thanh ĐHGD – ĐHQG 2006 - Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - Bùi Minh Sơn, ĐHGD - ĐHQG, 2008 Biện pháp quản lí dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc - Trần Thị Thanh Mai, ĐHGD - ĐHQG, 2008 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Nghiên cứu về quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất đối với hoạt động quản lý 14 F.W Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. [19;12] H. Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức ). [19;12] Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng ”. [19;12] Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu một cách khái quát về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. [19;12] Khi xem xét khái niệm quản lý cần chú ý các điểm sau: - Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể, nhóm xã hội, tổ chức. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những nguời cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức. - Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Quản lý bao gồm nhiều yếu tố như chủ thể quản lý (tức trả lời câu hỏi “Ai quản lý?”), chủ thể quản lý có thể là một hoặc nhiều người. Còn “Quản lý ai?” hay “Quản lý cái gì?” đó chính là khách thể quản lý (hay còn gọi là đối tượng quản lý). Chủ thể quản lý và khách thể (đối tượng) quản lý luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Bên cạnh đó phải có một mục tiêu và một quỹ 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét