Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Một số biện pháp tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1- Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Yếu tố đóng vai trò then chốt, quyết định chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đào tạo chính là đội ngũ ngƣời thầy. Để có đƣợc đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết và quan trọng, như một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng của giáo dục. Từ trƣớc đến nay, vấn đề bồi dƣỡng giáo viên đã là một mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, đã có không ít các công trình của tập thể và các cá nhân (trong và ngoài nước) nghiên cứu. 1.1.1- Nước ngoài: Nghề dạy học đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở Liên Xô trƣớc đây, tiêu biểu là N.L Bôndurep với tác phẩm “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”. Trong tác phẩm này, vai trò của kỹ năng sƣ phạm đối với nghề dạy học đƣợc tác giả đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh “những kỹ năng đó chỉ được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn của người thầy giáo”. Theo tác giả này, những yêu cầu về chuyên môn của ngƣời thầy giáo tất nhiên không phải chỉ có những kiến thức phong phú mà còn phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hành công tác giáo dục, vấn đề không phải chỉ ở chỗ tiếp thu kiến thức về tâm lý học và giáo dục học mà việc vận dụng chúng vào thực tế. Muốn làm công tác giáo dục tốt cần phải có kỹ năng giáo dục và phải có cả thời gian. Nhƣ vậy, việc bồi dƣỡng giáo viên nhất thiết phải làm thƣờng xuyên. Có thể nói là, vấn đề bồi dƣỡng giáo viên đƣợc các nhà khoa học giáo dục trên thế giới quan tâm, và càng ngày công tác này đƣợc thực tế giáo dục khẳng định là rất cần thiết. Dự án Việt - Bỉ (hỗ trợ học từ xa) đã dịch và giới thiệu ở Việt Nam một số công trình, có thể điểm ra: “Đào tạo thường xuyên” của 2 tác giả Pierre Besnard (Đại học Paris V – Sorbonne) và Bernard Lietard (Đại học Genève). Trong đó bàn về vấn đề ngƣời lớn tham gia đào tạo. Tác giả Jacques Nimier với “Giáo viên rèn luyện tâm lý” đã khẳng định việc đào tạo tâm lý không phải chỉ làm ở các trƣờng sƣ phạm là đã đủ, mà cuộc sống nghề nghiệp sau này ngƣời giáo viên phải luôn luôn tự rèn luyện mình. James H.Mc Millan với “Kiểm tra đánh giá lớp học – Nguyên tắc và thực hành để giảng dạy hiệu quả”. Đây là một tài liệu bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên “nhằm cung cấp cho những giáo viên đang giảng dạy và những giáo viên tương lai (1) tự trình bày chính xác về những nguyên tắc đánh giá có liên quan rõ ràng và cụ thể tới giảng dạy; những nghiên cứu hiện thời và những phương hướng mới trong lĩnh vực đánh giá và những ví dụ thực tế và hữu ích, những gợi ý và các điểm cố”. Nếu nhƣ làm tốt đƣợc công việc đánh giá thì chất lƣợng giảng dạy và học tập sẽ tăng lên rõ rệt Michel Develay: “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên” – Nội dung cuốn sách đƣợc trình bày theo trình tự lôgíc Học  Dạy  Đào tạo giáo viên. Trong đó việc đào tạo giáo viên bao gồm nhiều vấn đề: quan niệm, nội dung, phƣơng thức đào tạo, tính chất và bản sắc nghề nghiệp… Đó là một cuốn sách nhằm góp phần đổi mới sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ngày càng tốt hơn. Vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc các nhà khoa học giáo dục quan tâm, đặc biệt là các kỹ năng giáo dục, kỹ năng giảng dạy, đánh giá, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý bồi dƣỡng giáo viên/giáo viên tiểu học. 1.1.2- Trong nước: Đào tạo – Bồi dƣỡng là công tác đƣợc Bộ Giáo dục & Đào tạo coi trọng và quan tâm chú ý trong nhiều năm qua. Công tác Đào tạo – Bồi dƣỡng đƣợc thực hiện hết sức linh hoạt, đa dạng, phong phú: đào tạo mới, đào tạo nâng chuẩn, trên chuẩn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, bồi dƣỡng thay sách,… Năm 1994, Bộ Giáo dục - Đào tạo - Vụ Giáo viên đã lƣu hành nội bộ tập “Bài giảng bồi dưỡng giáo viên tiểu học”. Đây là tập bài giảng gồm 30 môđun (mẫu) đề cập đến nhiều nội dung khác nhau trong dạy học tiểu học (mỗi nội dung được trình bày sáng rõ và cụ thể, không chỉ theo nguyên lý chung mà còn theo những đối tượng cụ thể giáo viên và học sinh): - Các vấn đề về quản lý giáo dục tiểu học. - Những vấn đề về tâm lý giáo dục. - Những vấn đề về kỹ năng dạy học. Đây là một tài liệu rất tốt để cho các đồng chí giáo viên và CBQL giáo dục tiểu học tham khảo. Nghiên cứu vấn đề này, xét các công trình trong nƣớc có một số công trình ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Bình. - Ở Hải Phòng có công trình “Những biện pháp tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở ở Hải Phòng” của Đào Trung Đồng do PGS TS Nguyễn Văn Lê hƣớng dẫn. Ở đề tài này ngƣời viết bàn đến các biện pháp tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng giáo viên ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. - Ở Hà Nội có công trình của Phùng Thanh Kỷ nghiên cứu về công tác bồi dƣỡng giáo viên THCS ở Hà Nội. Ở Quảng Bình có Kiều Thị Bình nghiên cứu về công tác bồi dƣỡng giáo viên ở tỉnh Quảng Bình. 1.2- Các khái niệm cơ bản của đề tài: 1.2.1- Khái niệm chung về quản lý: Quản lý: Sử gia Daniel A.Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy”. Điều đó chứng tỏ quản lý là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện rất sớm và hoạt động quản lý - đã từ lâu đƣợc coi là một thuộc tính lịch sử, bởi vì quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công lao động, sự hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Do đó, cần có ngƣời đứng đầu để chỉ huy, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh… Nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài ngƣời và thƣờng xuyên biến đổi. Trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý đã có một “sự tiến hoá” của các tƣ tƣởng quản lý từ “thời thượng cổ” đến nay. Ở phƣơng Đông, Khổng Tử đã đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của ngƣời làm công tác quản lý - đặc biệt ông đã để lại một câu khá lý thú cho những ngƣời làm quản lý “Bất tại kỳ vị bất mưu kỳ chính” (không ở vào địa vị ấy đừng nên bàn chuyện của nơi ấy). Marx lại nói về sự ra đời tất yếu của quy luật bằng một cách nói rất hình ảnh, độc đáo:”Một nghệ sỹ độc tấu thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”. Ý tƣởng sâu sắc của Marx hàm chứa mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù “ tổ chức” và “quản lý”. Tổ chức là yếu tố nảy sinh ra hoạt động quản lý và nó sẽ không phát triển nếu thiếu hoạt động quản lý. Theo giáo trình của Học viện chính trị quốc gia (1998) “quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động ” [46, trang 07] Quan niệm này lại cho ta thấy có 3 yếu tố cốt lõi (từ thời tiền sử tới ngày nay trong xã hội loài người) là : tri thức, lao động, quản lý mà quản lý lại bao hàm sự kết hợp giữa tri thức và lao động. Giá trị của đại lƣợng: quản lý = tri thức + lao động phụ thuộc vào tổng: (tri thức + lao động ) (sự kết hợp). Nếu sự kết hợp này tốt (giá trị đại lượng đó cao) thì xã hội sẽ phát triển tốt (vì sự quản lý đạt hiệu quả )và ngƣợc laị, xã hội sẽ trí tuệ thậm chí rối ren và thụt lùi, nếu sự kết hợp không tốt Cũng theo giáo trình của Học viện chính trị quốc gia, quản lý là một quy trình công nghệ và “có nghĩa là điều khiển” mà đối tƣợng điều khiển của nó là các mối quan hệ giữa: con ngƣời với thiên nhiên, con ngƣời với kỹ thuật công nghệ (máy móc, phương tiện hiện đại), con ngƣời với con ngƣời. Do đó quản lý là “ sự tác động chỉ huy, điều khiển cac quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý” [46, trang 18]. Định nghĩa này thể hiện ý chí của ngƣời quản lý, nó hàm chứa mầu sắc chính trị và quan điểm giai cấp. Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Hoạt động quản lý (management) là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức. Định nghĩa này cho ta thấy bất luận một tổ chức nào, có mục đích gì, cơ cấu, quy mô ra sao đều phải có sự quản lý, ngƣời quản lý để tổ chức đó hoạt động và đạt đƣợc mục đích. Từ các định nghĩa đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý ? (chủ thể quản lý); quản lý ai ? quản lý cái gì ? (khách thể quản lý); quản lý nhƣ thế nào ? (phương thức quản lý); quản lý bằng cái gì ? (công cụ quản lý); quản lý nhằm làm gì (mục tiêu) và từ đó chúng ta cũng nhận thức đƣợc: Bản chất của quản lý là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý để đảm bảo cho hệ thống tồn tại, ổn định và phát triển lâu dài, vì mục tiêu và lợi ích của hệ thống. Đặc trƣng cơ bản của quản lý là tính tác động có chủ định và khả năng làm tăng tính ổn định, tính tổ chức của hệ thống. Qua các định nghĩa của các tác giả trong nƣớc, ngoài nƣớc chúng ta thấy thuật ngữ “quản lý” (từ Việt gốc Hán) có thể hiểu: bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” và quá trình “lý”. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì hệ (tổ chức) ở trạng thái ổn định. Quá trình “lý” gồm sự sắp xếp, sửa sang, đổi mới để đƣa hệ vào thế phát triển. Nếu ngƣời điều hành tổ chức chỉ lo coi sóc giữ gìn (quản) thì hệ sẽ trì trệ; nếu chỉ quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức, đổi mới (lý) mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của hệ sẽ không bền vững. Ngƣời đứng đầu phải luôn luôn chú ý: trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để tổ chức vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tƣơng tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo nghĩa chung nhất: quản lý là sự tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý bằng những công cụ, phƣơng pháp mang tính đặc thù trong việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt đƣợc mục tiêu chung của hệ thống. Công cụ Chủ thể QL Chức năng QL Khách thể QL Mục tiêu Phương pháp Sơ đồ 1.1 thể hiện quá trình quản lý Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý là hệ thống gồm 4 chức năng: (1)- Kế hoạch : Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. (2)- Tổ chức : Sự chuyển hoá những ý tƣởng trong kế hoạch thành hiện thực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét