Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng
đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp quản lý có tính hiện thực và hợp lý
thì chất lƣợng dạy và học môn tiếng Anh sẽ tốt hơn, đáp ứng mục tiêu đào tạo
của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn tiếng Anh ở các trƣờng THPT quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử
dụng nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, phân loại, đọc, phân tích xử lý tài liệu
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp điều tra
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Phƣơng pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp thực hiện
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng công thức toán học
Sử dụng phƣơng pháp so sánh để xử lý kết quả nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, ký hiệu viết tắt và
phụ lục, nội dung luận văn dự kiến trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy và học môn tiếng Anh
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trƣờng
THPT quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trƣờng THPT quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng
11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự ra đời của loài ngƣời , dạy học cũng xuất hiện. Khi mới bắt
đầu, dạy học chƣa đƣợc con ngƣời ý thức một cách đầy đủ, sâu sắc. Nó mang
tính chất tự phát và bản năng. Từ khi con ngƣời ý thức đƣợc vai trò của dạy học,
thì cùng với nó là hoạt động quản lý giáo dục ra đời. Nhƣng lý luận về quản lý
giáo dục chỉ thực sự nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX.
Nhà trƣờng từ lâu nay đã đƣợc thừa nhận nhƣ một thiết chế chuyên biệt
của xã hội để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Vấn đề quản lý dạy học trong trƣờng phổ thông thì quản lý quá trình dạy học là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận
cấu thành chủ yếu của quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo.
Ở nƣớc ta vấn đề quản lý giáo dục nói chung đã đƣợc đặt ra từ sau cách
mạng tháng 8/1945. Các công trình “Cơ sở khoa học quản lý” của tác giả
Nguyễn Minh Đạo; “Quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả
12
Đặng Quốc Bảo; “ Quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý ngành giáo dục”. do
PGS.TS . Phạm Viết Vƣợng chủ biên…là những tác phẩm có giá trị.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên thƣờng đi sâu vào lý luận công
tác quản lý giáo dục nói chung, còn ở phƣơng diện quản lý cụ thể một môn học
trong trƣờng trung học phổ thông trong đó có môn tiếng Anh thì chƣa đƣợc đề
cập nhiều. Trong những năm gần đây lý luận về quản lý các môn học trong
trƣờng trung học phổ thông đã đƣợc quan tâm, nhất là trong các luận văn thạc sỹ
về quản lý giáo dục.
Đối với môn ngoại ngữ, trong nhiều công trình nghiên cứu về môn tiếng
Anh, nhiều chuyên gia cũng đã đề cập đến một số phƣơng diện của quản lý quá
trình dạy và học môn tiếng Anh sao cho hiệu quả cao nhất. Có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu nhƣ: “Teaching English Cambridge University Press, 1995”
của Adrian Doff; “Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ. Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội 2005 của trƣờng ĐHNN ĐHQG Hà Nội.
Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở
trƣờng THPT cần căn cứ vào các văn bản nghị quyết, chính sách pháp luật của
Nhà nƣớc cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, các văn
bản quy định của địa phƣơng đối với các trƣờng THPT. Trong đó luật giáo dục
2005 và điều lệ trƣờng Trung học là những văn bản mang tính nguyên tắc mà
ngƣời cán bộ quản lý phải tuân thủ nghiêm túc. Ngoài ra còn các chủ trƣơng về
Giáo dục và Đào tạo đƣợc thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị
quyết TW 2 về giáo dục; Kết luận Hội nghị TW 6 về Giáo dục - Đào tạo; Chỉ thị
40-CT/TW; Quyết định số 09/2005 /QĐ-TT của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng
cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục…cũng rất quan trọng.
1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý
1.2.1.1. Quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực về quản lý đời sống xã hội, con ngƣời muốn tồn
tại và phát triển đều phải đƣợc dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm
nhỏ đến phạm vi rộng lớn đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó.
13
Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt mục đích đề ra. Sự tác động của
quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết khả năng trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích
cho bản thân và cho cả xã hội. Các Mác đã nêu lên: bản chất của quản lý là
nhằm thiết lập sự phốí hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những
chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với
sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó, một ngƣời chơi vĩ cầm riêng lẻ tự
điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần ngƣời chỉ huy. Theo Harol Koontz thì:
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý nhằm
hình thành môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của
nhóm với thời gian tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tƣ cách thực hành
thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một
khoa học”. (38, tr.3)
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Hoạt
động quản lý là tác động có định hƣớng có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời
quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho
tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức “ ( 21,tr.1).
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy mặc dù các tác giả có các quan niệm
khác nhau về quản lý nhƣng họ đều thống nhất quản lý luôn luôn tồn tại với tƣ
cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ thể quản lý (ngƣời quản lý, tổ chức
quản lý); khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý, đối tƣợng quản lý) gồm: Con
ngƣời, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính... và mục đích hay mục tiêu chung
của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt hay do yêu cầu khách quan của
xã hội hoặc do có sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể quản lý và khách thể quản
lý. Từ đó nảy sinh các mối quan hệ tƣơng tác với nhau giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển,
chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
14
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt đƣợc
mục tiêu đề ra.
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của quản lý càng đƣợc nhấn mạnh và
nội dung của hoạt động quản lý càng phức tạp. Tác động quản lý thƣờng mang
tính tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy quản lý vừa là một khoa
học, vừa là một nghệ thuật. Quản lý mang tính khoa học vì các hoạt động của
quản lý có tổ chức, có định hƣớng đều dựa trên những quy luật , những nguyên
tắc và những phƣơng pháp hoạt động cụ thể đồng thời quản lý mang tính nghệ
thuật vì nó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể
trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống
xã hội. Ngƣời ta có thể nói rằng sự thành công hay thất bại của một tổ chức
chính là sự thành công hay thất bại của chính ngƣời quản lý tổ chức đó.
1.2.1.2. Biện pháp quản lý
Nghiên cứu về khoa học quản lý, tác giả Trần Quốc Thành nêu ra 4 biện
pháp quản lý chính, đó là: Biện pháp thuyết phục, biện pháp hành chính - tổ
chức, biện pháp kinh tế, biện pháp tâm lý – giáo dục.
Biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tƣợng
quản lý bằng lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các
yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu
này. Đây là biện pháp cơ bản để giáo dục con ngƣời. Biện pháp thuyết phục gắn
với tất cả các biện pháp quản lý khác và phải đƣợc ngƣời quản lý sử dụng trƣớc
tiên vì nhận thức là bƣớc đầu tiên trong hoạt động của con ngƣời.
Biện pháp hành chính - tổ chức: là cách tác động của chủ thể quản lý
vào đối tƣợng quản lý trên cơ sở quan hệ quyền lực tổ chức, quyền hạn hành
chính. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật tổ chức, bởi lẽ bất cứ một hệ
thống nào cũng có quan hệ tổ chức. Trong đó ngƣời ta sử dụng quyền uy và sự
phục tùng trong bộ máy này. Khi sử dụng biện pháp hành chính - tổ chức, chủ
thể quản lý phải nắm chắc các văn bản pháp lý, biết rõ giới hạn, quyền hạn trách
nhiệm. Các quy định phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, phải kiểm tra và
nắm đƣợc thông tin phản hồi.
15
Biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tƣợng
quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật
kinh tế, thông qua quy luật này để tác động tới tâm lý của đối tƣợng. Nội dung
của biện pháp này là nhà quản lý đƣa ra các nhiệm vụ, kế hoạch... tƣơng ứng với
các mức lợi ích kinh tế. Đối tƣợng bị quản lý có thể lựa chọn phƣơng án thích
hợp để vừa đạt đƣợc mục tiêu của tập thể vừa đạt đƣợc lợi ích kinh tế của cá
nhân. Khi sử dụng biện pháp này cần tránh dẫn đến chủ nghĩa thực dụng hay sự
mất đoàn kết nếu thiếu công bằng.
Biện pháp tâm lý - giáo dục: là cách tác động vào đối tƣợng quản lý
thông qua tâm lý, tình cảm, tƣ tƣởng con ngƣời. Cơ sở của biện pháp này dựa
vào quy luật tâm lý con ngƣời và chức năng tâm lý của con ngƣời. Nội dung của
biện pháp này là kích thích tinh thần tự giác, sự say mê của con ngƣời. Muốn
quản lý thành công ngƣời quản lý cần phải hiểu rõ tâm lý của bản thân mình và
của đối tƣợng quản lý.
Trong sự đa dạng phức tạp của các tình huống trong cuộc sống luôn biến
đổi đòi hỏi các nhà quản lý cần phải biết đƣa ra, vận dụng các biện pháp quản lý
một cách tài tình, khéo léo để đạt đƣợc mục đích.
1.2.1.3. Các chức năng của quản lý
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác quản lý nói chung, có thể tóm
lƣợc rằng: quản lý bao gồm bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, điều
khiển (lãnh đạo, chỉ huy) và kiểm tra đánh giá.
Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch là xác định mục tiêu phát triển
giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu khi tiến
hành chức năng kế hoạch. Ngƣời quản lý cần hoàn thành đƣợc 2 nhiệm vụ là:
Xác định đúng những mục tiêu cần dể phát triển giáo dục và quyết định những
biện pháp có tính khả thi.
Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, nó có vai trò định hƣớng toàn
bộ các hoạt động; là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho thực hiện các
mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân của quá trình quản lý giáo dục.
16
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét