Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học. Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động dạy - học và quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Để nâng cao chất lượng dạy - học, vai trò của các biện pháp quản lý hết sức quan trọng. Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Họ đã nghiên cứu từ thực tiễn các nhà trường để tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất. 1.1.1. Các nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”. V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm hiệu trưởng của mình, cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng. Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng: Một trong những chức năng của hiệu trưởng nhà trường là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm. Hiệu trưởng phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau. Một biện pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng mà các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo, giáo viên có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình. Tuy nhiên để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nội dung các cuộc hội thảo khoa học cần phải được chuẩn bị kỹ, phù hợp và có tác dụng thiết thực đến dạy học. Tổ chức hội thảo phải sinh động, thu hút đuợc nhiều giáo viên tham gia thảo luận, trao đổi. Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, phải là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và có 10 tác dụng thiết thực đối với việc dạy và học. Qua các cuộc hội thảo, hiệu trưởng hiểu thêm các quan điểm của giáo viên về dạy học, bản thân giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về khoa học cơ bản, về các vấn đề còn đang mơ hồ và họ sẽ mở rộng hơn tầm nhìn, tầm hiểu biết để vận dụng vào trong giảng dạy, từ đó nâng cao hơn chất lượng dạy học. V.A Xukhomlinxi và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ và phân tích bài giảng. Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên. Việc phân tích bài giảng mục đích là phân tích cho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Trong cuốn “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường”, V.A Xukhomlinxki đã nêu cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài giảng giúp cho Hiệu trưởng thực hiện tốt và có hiệu quả biện pháp quản lý này. 1.1.2. Các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy -học cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Đó là các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chính, Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn. Khi nghiên cứu các tác giả đều nêu lên nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy học của người giáo viên như sau: - Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách. - Đảm bảo định mức lao động với các giáo viên. - Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các giáo viên hoàn thành tốt các trách nhiệm của mình. Từ các nguyên tắc chung đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cho rằng: “ Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và học là 11 nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường”. Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người “luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận; hoạt động dạy và học của các bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn vẹn”. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường” và “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thày”. Tác giả Trần Thị Bích Liễu nhấn mạnh tới những khó khăn trong công tác quản lý nhà trường trong điều kiện mới. Mà việc “đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đòi hỏi sự đổi mới phương pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu trưởng sao cho phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên trong trường”. Tác giả Cao Thị Thanh Mai đề cập đến tính chất đặc thù trong công tác “quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh trong nhà trường theo hướng chuẩn hóa”. Trên thực tế, mặc dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy khá lâu trong các trường cao đẳng, đại học, song kết quả thì chưa khả quan. Điều nổi bật nhất đối với sinh viên là không sử dụng được ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp cũng như đọc và tra cứu tài liệu chuyên ngành. Một số các tác giả khác như Đỗ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Tuyết cũng đã phát hiện ra một số vấn đề trong công tác giảng dạy và đề xuất một số biện pháp trong việc “quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành trong xu thế hội nhập”. Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, từ lâu đã được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay, chúng ta đang quyết tâm đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã trở 12 thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề và các trường CĐ, ĐH. Qua công trình nghiên cứu của họ, ta thấy một điểm chung, đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng chính là một trong những tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta “Đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo là khâu đột phá”. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo nghề du lịch ở trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho tương lai và phấn đấu xứng đáng là trường dẫn đầu của ngành Du lịch Việt Nam. Trong những năm qua, vấn đề quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy chỉ được nói đến một cách chung chung, cũng chưa có chuyên đề, bài viết nào về vấn đề này. Vì vậy vấn đề quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói chung như thế nào, làm thế nào để thực hiện được các giải pháp để đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra: Nâng cao chất lượng dạy - học đối với môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn trong Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chính là vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên cứu trong luận văn này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất cổ truyền đến văn minh hiện đại làm cho trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng cao, phát triển theo các đòi hỏi ngày càng cao như một tất yếu lịch sử khách quan. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phụ thuộc vào trình độ nắm vững tri thức và trình độ quản lý. Mọi hoạt động xã hội đều cần đến những tác động quản lý. Khi nói đến quản lý người ta phải đề 13 cập đến chủ thể và đối tượng quản lý. Chủ thể và đối tượng quản lý để có thể là người hoặc tổ chức do con người lập nên. Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều quan niệm về quản lý, theo những cách tiếp cận khác nhau. Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức. Theo góc độ điều khiển từ quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh. Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định. Theo C.Mác: “Bất cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp hay lao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đến mức độ nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó. Một người chơi vĩ cầm đơn lẻ tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy”. Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người theo những yêu cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lý. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất, thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu cũng được nâng lên, phát triển theo với những đòi hỏi ngày càng cao. Khi lao động xã hội đạt tới một trình độ và quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một dạng hoạt động đặc biệt, sẽ hình thành một bộ phận lao động trực tiếp và một bộ phận chuyên hoạt động quản lý, tạo thành một mối quan hệ trong quản lý. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý đã trở thành một khoa học và ngày càng phát triển toàn diện. Theo Harld Koontz (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét