Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016
Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Nam Định
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, giúp cho hệ thống các trường THPT NCL ngày càng
phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của toàn địa phương.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giáo viên của các trường THPT ngoài công lập.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa công tác quản lý và chất lượng đội ngũ giáo viên trong
các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Nam Định.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Nam Định đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Nếu đề xuất được các biện pháp đồng bộ, khả thi và có cơ sở khoa học phù
hợp với thực tế địa phương thì chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT
NCL trên địa bàn thành phố Nam Định sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Tổng quan những vấn đề lý luận vào quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT NCL trên địa bàn thành phố Nam Định.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong các trường THPT
NCL trên địa bàn thành phố Nam Định.
6. Phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu
6.1. Phạm vi
Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo
viên trong các trường THPT NCL sau:
- THPT dân lập Nguyễn Công Trứ .
4
- THPT dân lập Trần Nhật Duật.
- THPT dân lập Trần Quang Khải.
6.2. Giới hạn của đề tài
Quản lý trong nhà trường là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ
nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ giáo viên 3 trường THPT NCL đã chọn
trên địa bàn thành phố Nam Định.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn
bản, sách báo, tài liệu, báo cáo của nhà trường, các công trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến đề tài.
Phân tích, tổng hợp và kết luận tài liệu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên ở 3 trường
THPT NCL đã chọn trên địa bàn thành phố Nam Định để làm rõ thực trạng và
các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tham dự một số tiết dạy của giáo viên, các hoạt động của các tổ chuyên
môn và các hoạt động của học sinh.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
Tiến hành gặp gỡ Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn về
vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trong trường.
5
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Thống kê, phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục. Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên các trường
trung học phổ thông ngoài công lập.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên của
trường trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Nam Định.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường trường
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Nam Định.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Đánh dấu
sự khác biệt giữa giai đoạn này với giai đoạn khác có rất nhiều yếu tố, một
trong những yếu tố không thể thiếu được là sự khác biệt về hình thức quản lý.
Một hình thức quản lý mới tiên tiến hơn hình thức quản lý cũ đem đến cho xã
hội một diện mạo mới trên tất cả các mặt của đời sống. Nghiên cứu về hoạt
động quản lý là một lĩnh vực quan trọng, là cơ sở để hình thành những
phương thức quản lý mới.
Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và ấn Độ ... đã xuất hiện tư
tưởng quản lý từ rất sớm. Những tư tưởng về phép trị nước của Khổng Tử (551 –
479 TrCN), Mạnh Tử (372 – 289 TrCN), Hàn Phi Tử (280 – 233 TrCN)... theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và đậm nét
trong phong cách quản lý và văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á, nhất là các
nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên... Trong các học thuyết về
quản lý phương Đông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử và một số người khác chủ
trương dùng “Đức trị” để cai trị dân, Hàn Phi Tử, Thương Ưởng và một số người
khác lại chủ trương dùng “Pháp trị” để cai trị dân.
Ở phương Tây cổ đại (vào thế kỷ IV – III TrCN) nhà triết học nổi tiếng
Xôcơrat trong tập nghị luận của mình viết rằng: những người nào biết cách sử
dụng con người sẽ điều khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một
cách sáng suốt. Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong
công việc.
Tư tưởng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu – cai
trị dân còn tìm thấy trong quan điểm của nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platôn
7
(427- 347 TrCN). Theo ông, muốn trị nước thì phải biết đoàn kết dân lại, phải vì
dân. Người đứng đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ,
ít tham vọng về vật chất, đặc biệt là phải được đào tạo kỹ lưỡng.
Vào thế kỷ thứ XVII, có những nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như:
Rober Owen (1771- 1858), Charles Babbage (1792- 1871), F. Taylor (18561915) - người được coi là “cha đẻ” của “Thuyết quản lý theo khoa học” ...
Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà sang thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận
khác nhau về quản lý như: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, làm thế nào
để việc ra quyết định quản lý đạt hiệu lực cao, những động cơ để thúc đẩy một
tổ chức phát triển ... Thành công trong quản lý đã tạo ra một số hiện tượng
nhảy vọt thần kỳ trong phát triển kinh tế – xã hội, như sự xuất hiện các con
rồng Châu Á: Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc... ở thế kỷ XX.
1.1.2. Ở Việt Nam
Khoa học quản lý ở Việt Nam tuy được nghiên cứu muộn, nhưng tư
tưởng về quản lý cũng như “Phép trị nước an dân” đã có từ lâu đời. Trong
“Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”... qua
đó chúng ta cũng thấy rằng các ông vua hiền tài đất Việt từ xa xưa đã biết lấy
dân làm gốc trong việc quản lý đất nước.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản lý của các nhà
nghiên cứu và các giáo sư giảng dạy các trường đại học viết dưới dạng giáo
trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã được công bố. Đó là các tác
giả: Phạm Thành Nghị, Trần Quốc Thành, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Gia Quý,
Bùi Trọng Tuân... Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã giải quyết
được vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý như: khái niệm quản lý,
bản chất của hoạt động quản lý, thành phần cấu trúc, chức năng quản lý, chỉ
ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý...
8
Cũng như đối với các ngành quản lý khác, quản lý giáo dục luôn là vấn
đề được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm. Đặc biệt là trong sự nhận thức
sâu sắc vai trò của giáo dục đối với tương lai phát triển của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc thì điều này càng có ý nghĩa. Các công trình nghiên cứu giáo dục như
“Cơ sở khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo, “Những
khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang,
“Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc
Bảo, “Những giá trị về tổ chức và quản lý” của tác giả Vũ Văn Tảo, thực sự là
những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, mang lại hiệu quả nhất định
cho công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lý trong nhà trường
nói riêng.
Bên cạnh những công trình mang tính phổ quát đó, công tác quản lý
trong nhà trường phổ thông cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu
tìm hiểu. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều luận văn tiến sỹ, thạc sỹ đã
đề cập đến được nhiều vấn đề cụ thể trong công tác quản lý trường học.
Nhưng đó là những vấn đề có tính chuyên sâu, gắn với công tác quản lý nảy
sinh ở địa phương, nên việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề này vẫn có ý
nghĩa thực tiễn.
Hệ thống các trường ngoài công lập đã được hình thành và phát triển từ
rất sớm ở nước ta cũng như trên thế giới. Các trường này đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển nền giáo dục ở mỗi quốc gia.
Ở nước ta, từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và
VII, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Sự
biến đổi nền kinh tế kéo theo sự biến đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, trong
đó có sự biến đổi của giáo dục - đào tạo: nhu cầu học tập của nhân dân tăng
nhanh, mục đích học tập đa dạng, học để tìm kiếm việc làm, học để phát triển,
học để có cơ hội làm giàu... Trong khi kinh phí cho giáo dục của nhà nước
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét