Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Hà Đông thành phố Hà Nội

triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tếvà đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục. Cách mạng khoa học và công nghệ,đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục’’. Chúng ta đều biết: thế kỉ 21 là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thế kỉ của hội nhập khu vực và quốc tế. Trong mối quan hệ toàn cầu hóa, đa phương hóa thì lợi thế cũng như những hạn chế của một dân tộc, một đất nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của dân tộc đó trên phạm vi toàn thế giới. Con người vốn từ lâu đã được khẳng định là vốn quí nhất. Làm sao để có được nguồn vốn này dồi dào, chất lượng, có được nguồn lao động “chất lượng cao”, có tri thức, có kĩ năng sống, làm chủ, sáng tạo, văn minh. Những phẩm chất tốt đẹp ấy chỉ được xây dựng và hình thành trong một nền giáo dục tiên tiến, gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. Chỉ có nền giáo dục ấy mới đánh thức được khả năng tiềm ẩn trong mỗi mầm xanh của đất nước. Thực tiễn cho thấy, chất lượng giáo dục - đào tạo nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Giáo dục đại học yếu kém có nguyên nhân từ giáo dục phổ thông. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến hạn chế ấy như: đầu tư tài chính chưa đủ hoặc chưa hiệu quả; Thiếu cơ sở vật chất, trang 10 thiết bị hỗ trợ, phục vụ dạy - học; Tài liệu chưa cập nhật, chưa theo kịp sự phát triển mới; Phương pháp dạy-học chưa hấp dẫn; Hệ thống kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp; Cơ chế quản lí còn nhiều bất cập; Lối tư duy truyền thống, lạc hậu...Đó cũng chính là yêu cầu thiết thực đặt ra cho các trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội, bởi sau khi thành phố được mở rộng, nhiều cơ hội mới được mở ra trước mắt cho lớp trẻ, cơ hội sử dụng tiếng Anh làm công cụ để giao lưu, học hỏi đang mở ra trước mặt. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy – học tiếng Anh còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy – học thì quan trọng hơn cả còn là sự bất cập về số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Vì vây, việc cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố, các trường để khắc phục bất cập và phát triển cho đội ngũ giáo viên này cả về cơ cấu, chất lượng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Hà Đông thành phố Hà Nội” với hi vọng góp phần tạo nên sự chuyển biến về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu đặt ra về giáo dục đào tạo của quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô nói chung trong bối cảnh đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo của thủ đô trong bối cảnh đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 11 Phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường các trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ở địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô, đội ngũ này còn có những hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nếu đề xuất và triển khai các biện pháp giải quyết có hiệu quả những bất cập này thì đội ngũ giáo viên trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội sẽ có bước phát triển mới, đáp ứng được yêu cầu đặt ra về giáo dục đào tạo của thành phố trong bối cảnh đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT quận Hà Đông thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT quận Hà Đông thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội trong bối cảnh đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông quận Hà Đông thành phố Hà Nội và tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ này trong trong bối cảnh đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. - Địa bàn khảo sát: Một số các trường trung học phổ thông quận Hà Đông trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thời gian: 5 năm (từ tháng 6/ 2007 đến 6/ 2012). 12 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm các phương pháp phân tích, phân loại, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bao gồm các phương pháp: - Phương pháp điều tra khảo sát: phát phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp về những vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. - Phương pháp quan sát: quan sát thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn ở một số trường THPT tại quận Hà Đông như trường THPT Lê Quý Đôn, THPT chuyên Nguyễn Huệ... - Phương pháp chuyên gia: thông qua kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến các chuyên gia về biện pháp xử lí kết quả đó và ý kiến đối với các đề xuất về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội để đáp ứng được yêu cầu mới về giáo dục - đào tạo của thủ đô. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lí các tài liệu, lượng hoá kết quả nghiên cứu đề tài 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và những yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông quận Hà Đông thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường trung học phổ thông quận Hà Đông thành phố Hà Nội 13 CHƯƠNG 1 Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và những yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ giáo viên tiếng Anh Nâng cao chất lượng dạy – học tiếng Anh, phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh là một trong những nội dung công tác quan trọng của ngành giáo dục nhằm góp phần vào việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 20112020 và là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục Trung học phổ thông, hướng vào thực hiện mục tiêu chung của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học, các ngành học, các loại hình giáo dục. Đường lối, chính sách của Đảng thực sự là những định hướng quan trọng ở tầm vĩ mô, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng, phát triển đội ngũ của ngành giáo dục. Trên cơ sở những định hướng chiến lược đó, nhiều hội thảo khoa học giáo dục và công trình nghiên cứu khoa học giáo dục về đội ngũ giáo viên và vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên nói chung đã được thực hiện. Có những bài viết, công trình đi vào nghiên cứu công tác quản lí đội ngũ ở tầm vĩ mô và vi mô; có những công trình đi vào nghiên cứu, đề xuất mô hình đào tạo giáo viên, phục vụ cho việc phát triển đội ngũ giáo viên. Hầu hết các hội thảo và công trình nghiên cứu đó đều đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp dạy nghề. Những năm gần đây, nhiều đề án, giải pháp nhằm xây dựng, quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi: 14 - Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 (QĐ số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ). - Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (QĐ Số: 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ). - Hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. - Đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT như: Với bộ môn tiếng Anh, các đề tài chủ yếu nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh như Tác giả Trần Thị Lan Hương “Biện pháp quản lí dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng”; “Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho giảng viên Học viện quốc phòng” của tác giả Võ Minh Thúy. Đề cập đến đội ngũ giáo viên tiếng Anh có tác giả Vũ Thị Kim Tuyết với đề tài: “Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. “Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” của Phạm Hồng Dương; Tác giả Nguyễn Đức Cường với nghiên cứu “Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên THPT thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”; Tác giả Trần Văn Thái với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học của qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Yên Bái đến năm 2015”; Tác giả Nguyễn Thị Lệ Chung với nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”; Tác giả Nguyễn Công Chánh đề xuất “Các biện pháp quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên ở CĐSP Bạc Liêu”; Tác giả Vũ Đình Chuẩn đề cập đến “Những giải pháp quản lí nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCN ở thành phố Đà Nẵng”; Tác giả Hà Tuyết Vân, trong luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục đưa 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét