Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn hóa học ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội

DANH MỤC PHỤ LỤC Ký hiệu Phụ lục 1 Nội dung phụ lục Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho cán bộ QL) về: - Thực trạng HĐDH môn Hoá học của GV - Thực trạng quản lý HĐDH môn Hoá học ở trường THPT - Biện pháp quản lý HĐDH môn Hoá học ở trường THPT Phụ lục 2 Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho GV) về: - Thực trạng HĐDH môn Hoá học ở trường THPT - Thực trạng thực hiện các hoạt động học tập môn Hoá học của HS - Thực trạng quản lý HĐDH môn Hoá học - Biện pháp quản lý HĐDH môn Hoá học Phụ lục 3 Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho HS) về: - Đánh giá ý thức, thái độ học tập môn Hoá học - Mức độ thực hiện các hoạt động học tập môn Hoá học - Thời gian dành cho việc học môn Hóa học - Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học môn Hoá học - Hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV - Mức độ hài lòng về trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm của GV dạy Hoá học - Mức độ hài lòng về thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp của GV dạy Hoá học Phụ lục 4 Phiếu khảo nghiệm: Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất (Giành cho cán bộ QL và GV môn học) 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. GD không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển sự phát triển của xã hội loài người. Sản phẩm của GD là con người, con người là nguồn tài nguyên to lớn và vô giá đem lại sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X chủ trương: để đất nước phát triển bền vững, thì “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, giáo dục THPT Việt Nam đã không ngừng phát triển. Chất lượng GD đã có chuyển biến. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận HS được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu trên, giáo dục ở trường THPT còn gặp một số vấn đề bất cập, trong đó có vấn đề quản lý HĐDH bộ môn. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X cũng chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên …” Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua chủ trương: "Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”. 10 Mục tiêu của giáo dục THPT đã được ghi trong Điều 23 Luật giáo dục 2005: ”Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Hoá học là một môn học có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS; là một trong những môn học then chốt ở bậc Trung học và Đại học, có ba nhiệm vụ lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực: - Đào tạo nghề có chuyên môn về Hóa học phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. - Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn Hóa học như một bộ phận hỗ trợ. - Góp phần phát triển nhân cách, giúp cho thế hệ công dân tương lai có ý thức về vai trò của Hóa học trong dời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại, hình thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với MT giáo dục chung và thích hợp với trình độ lứa tuổi của HS. Nhưng thực tế hiện nay, chất lượng học tập môn Hoá học cũng như tình trạng quản lý HĐDH môn Hoá học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội khiến các GV bộ môn không ít trăn trở. Vấn đề này hiện chưa có ai nghiên cứu thực hiện. Với tư cách là một Tổ trưởng bộ môn Hoá học tại của nhà trường THPH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, tôi xin chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hoá học ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận công tác quản lý HĐDH bộ môn trong các nhà trường THPT nói chung và thực trạng công tác quản lý HĐDH bộ môn Hoá học ở các Trường THPT huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói riêng, từ đó đề xuất 11 được một số biện pháp quản lý HĐDH môn Hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học, đáp ứng tốt MT giáo dục bậc học. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: HĐDH môn Hoá học ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐDH môn Hoá học ở các Trường THPT huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Hoá học ở các trường Trường THPT Chương Mỹ, Hà Nội trong 3 năm học gần đây (2008-2009, 2009-2010, 2010-2011), làm cơ sở cho việc đánh giá và đề ra biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng DH môn học. 5. Giả thuyết khoa học HĐDH môn Hoá học ở Trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã đạt được một số kết quả song còn tồn tại một số vấn đề bất cập và hạn chế, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý HĐDH bộ môn. Nếu xác định được thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Hóa học ở nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, thì sẽ đề xuất được các biện pháp khắc phục điểm yếu, nâng cao chất lượng DH môn học, đáp ứng yêu cầu MT giáo dục. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý HĐDH bộ môn nói chung và quản lý HĐDH bộ môn Hoá học ở trường THPT nói riêng. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Hoá học ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Đề xuất những biện pháp quản lý HĐDH môn Hoá học ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 12 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra, khảo sát thực tiễn. + Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn và phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD. - Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu Kết luận, Khuyế n nghi ̣và Tài liê ̣u tham khảo dự kiế n , , luâ ̣n văn đươ ̣c trình bày trong chương sau: 3 - Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n của công tác quản lý HĐDH môn Hoá học ở trường THPT. - Chương 2: Thực tra ̣ng quản lý HĐDH môn Hóa ho ̣c ở trư ờng THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Chương 3: Biê ̣n pháp tăng cường quản lý HĐDH môn Hóa học ở trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ khi mới xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải lao động. Trong lao động và cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giói xung quanh, dần dần tích luỹ được kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động và trinh phục thiên nhiên, từ đó nảy sinh ra nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau. đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng GD. Lúc đầu GD xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối bắc chước, về sau GD trở thành một hoạt động tự giác có ý thức. Con người dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra các phương thức để tổ chức quá trình GD. Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó, con đường quan trọng nhất là tổ chức DH trong nhà trường nhằm giúp cho HS nắm vững tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội, hình thành phương pháp tư duy năng động sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Lịch sử giáo dục thế giới đã ghi nhận A.S. Cômenxki người Tiệp Khắc (1592 - 1670) là “Ông Tổ của nền giáo dục cận hiện đại” [20]. Ông đã nêu lên hệ thống lý luận giáo dục, những nguyên tắc sư phạm. Ông yêu cầu giáo dục phải hệ thống, phải toàn diện. “dạy hết thẩy mọi điều cho hết thẩy mọi người”, phải “thích ứng với tự nhiên”, phải xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ, phải xuất phát từ tính thống nhất của thế giới… Ông là người sáng lập ra hệ thống trường, lớp; học tập theo niên học, bài học phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với trình độ… Ngay sau khi lý luận GD, dạy học của Cômenxki ra đời đã được ứng dụng vào quá trình phát triển giáo dục ở các nước châu Âu và nó đang tồn tại cho đến ngày nay. 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét