Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học cơ sở Huyện An Lão - Hải Phòng
Từ những năm 1970 trở lại đây có rất nhiều những công trình nghiên
cứu từng vấn đề cụ thể, trong đó xác định một cách khoa học nội dung đánh
giá kết quả học tập của học sinh như: Những vấn đề lý luận dạy học của việc
đánh giá tri thức (V.M.Palomxki); Con đường hoàn thiện việc kiểm tra tri
thức kỹ năng (X.V.Uxova). Cũng trong giai đoạn này nhiều tác giả cũng đã
nghiên cứu các nguyên tắc của việc kiểm tra – đánh giá nhằm đảm bảo tính
khách quan như: Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá tri
thức học sinh (A.M.Levitor).
* Ở trong nước:
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh đã có từ thời nhà Lý
thế kỷ XI – XIII thông qua các kì thi Hương để chọn tú tài, cử nhân; thi Hội
để chọn Thái học sinh, phó bảng, thi Đình để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn,
Thám hoa với 3 hình thức cơ bản là thi văn, thi võ, thi Lại viên. Trong các kì
thi này được quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ của các lực lượng, sự thưởng
phạt nghiêm minh. Tuy nhiên có nhiều phiền toái, gò bó, không phát huy hết
khả năng sáng tạo của thí sinh. Cạnh đó kết quả của các kì thi thi này hoàn
toàn phụ thuộc vào sự nhận xét chủ quan của giám khảo.
Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộc
địa với chủ trương đào tạo một số ít người làm tay sai, còn đại đa số nhân dân
là mù chữ (chính sách ngu dân để dễ cai trị). Thời kỳ này các kỳ thi tuyển
được tổ chức rất nghiêm túc và được bảo đảm bằng pháp luật, trung tâm khảo
thí là đơn vị độc lập với Bộ Giáo dục. Công tác kiểm tra – đánh giá chất
lượng giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo của thực dân phong kiến.
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay kiểm tra – đánh giá đã có
nhiều biến đổi căn bản so với chế độ xã hội cũ. Nền giáo dục Việt Nam đã trải
qua 3 lần cải cách, với mỗi lần mục tiêu giáo dục đào tạo được điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình đất nước. Đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng
với sự phát triển giáo dục – đào tạo, hoạt động nghiên cứu kiểm tra – đánh
giá; nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá có những phát
5
triển mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu về quản lý nhằm
nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng dạy –
học đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Một số tài liệu nghiên
cứu về kiểm tra – đánh giá trong lĩnh vực giáo dục của các chuyên gia như:
+ Nguyễn Đức Chính, Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng
lưu hành nội bộ - khoa Sư phạm, Hà Nội 2004.
+ Trần Thị Tuyết Oanh, Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.
+ Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,
Nxb Khoa học xã hội, 2005.
Các đề tài luận văn thạc sỹ như: Nghiên cứu cải tiến quy trình tổ chức
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại khoa du lịch – viện đại
học mở Hà Nội của tác giả Lê Quỳnh Chi, năm 2006; Biện pháp quản lý công
tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng du
lịch Hà Nội của tác giả Nghiêm Nữ Diễm Thùy, năm 2008; Quản lý hoạt
động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học
phổ thông thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay của tác
giả Tạ Thị Bích Liên, năm 2011 ...
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện An Lão thành phố Hải Phòng chưa có tác
giả nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả
học tập của học sinh THCS. Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn là cần
thiết trong công tác dạy – học cấp THCS huyện An Lão thành phố Hải Phòng
giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Quản lý
Khoa học quản lý xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài
người. Nó là phạm trù tồn tại khách quan, được ra đời một cách tất yếu do
nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia và mọi thời đại.
6
Từ điển Tiếng Việt viết: “Quản lý là hoạt động của con người tác động
vào tập thể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu
chung” [26]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “quản
lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [7].
Như vậy, quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định song lâu nay
thường có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng
thuật ngữ khác nhau. Thực chất của quản lý là gì? (hoặc quản lý trước hết,
chủ yếu là gì?) cũng có những quan niệm không hoàn toàn giống nhau. Tuy
nhiên với sự phát triển của khoa học, quản lý đã cơ bản được làm sáng tỏ để
có một cách hiểu thống nhất.
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các
cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực
hiện mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ
thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các
thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt
nhất. Quản lý bao gồm các yếu tố:
- Phải có một chủ thể quản lý là các tác nhân tạo ra tác động quản lý và
một một đối tượng bị quản lý. Đối tượng bị quản lý phải tiếp nhận và thực
hiện tác động quản lý. Tác động quản lý có thể chỉ là một lần mà cũng có thể
là liên tục nhiều lần.
- Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là
căn cứ chủ yếu để tạo ra các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một người,
nhiều người. Còn đối tượng bị quản lý có thể là người hoặc giới vô sinh (máy
móc, thiết bị, đất đai, thông tin, hầm mỏ...) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây
trồng...)
Từ những khái niệm nêu trên ta thấy đối tượng chủ yếu và trực tiếp của
quản lý là những con người trong tổ chức; thông qua đó tác động lên các yếu
tố vật chất (vốn, vật tư, công nghệ) để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ
7
hành động. Vì vật khi xét về thực chất, quản lý trước hết và chủ yếu là quản lý
con người (trong bất cứ hành động nào).
Xác định như vậy để thấy con người là yếu tố quyết định trong mọi
hành động, hoàn toàn không có nghĩa là nội dung các chức năng quản lý nhân
sự (một bộ phận trọng yếu của quản lý). Điều này đã được nhiều nhà khoa
học quản lý nhấn mạnh qua cách thể hiện như: "Quản lý là một quá trình làm
cho những hành động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua
những người khác” (S.P.Robbing) và "Các nhà quản lý có trách nhiệm duy trì
các hành động làm cho các cá nhân có thể đóng góp tốt nhất và các mục tiêu
của nhóm" (H. Koontz, C.O'' donnell,...)
Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác
nhau. Những loại công việc quản lý này được gọi là các chức năng quản lý.
Như vậy các chức năng quản lý là những công việc quản lý khác nhau mà chủ
thể quản lý (các nhà quản lý) phải thực hiện trong quá trình quản lý một tổ
chức. Phân tích chức năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi: các nhà quản lý phải
thực hiện các công việc gì trong quá trình quản lý?
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng trong quá
trình quản lý. Vào những năm 1930, Gulick và Urwich nêu lên 7 chức năng
của quản lý trong từ viết tắt POSDCORB: P: Planning - lập kế hoạch, O:
organnizing - tổ chức, S: Staffing - Quản trị nhân sự, D: Directing - chỉ huy,
CO: Coordinating - phối hợp, R: Reviewing - kiểm tra, B: Budgeting - tài
chính. Herni Fayol nêu 5 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp
và kiểm tra. Trong những năm 60, Koontx và O''Donnell nêu 5 chức năng: lập
kế hoạch, tổ chức, quản trị nhân sự, điều khiển và kiểm tra. Cuối những năm
1980 và đầu những năm 1990, giữa các giáo sư đại học Mỹ cũng không có sự
thống nhất về cách thức phân chia các chức năng quản trị, James Stoner chia
thành 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Cũng tương tự
như thế, Stephen Ropbbin chia thành 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra. Andang và Stearns chia thành 4 chức năng: Lập kế hoạch, tổ
8
chức và quản trị nhân sự, điều khiển và kinh tế. Các chức năng như lập kế
hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra và điều chỉnh là phổ biến đối với mọi nhà
quản trị, dù đó là tổng giám đốc một Công ty lớn, hiệu trưởng một trường đại
học, trưởng phòng chuyên môn trong một cơ quan, hay tổ trưởng một tổ gồm
5 - 7 công nhân.
Có thể nói, các chức năng quản lý trên đây chung nhất đối với mọi nhà
quản lý, không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức và
môi trường xã hội, dù ở Mỹ, Nhật hay Việt Nam. Dĩ nhiên, phổ biến hay
chung nhất không có nghĩa là đồng nhất. Ở những tổ chức khác nhau, những
cấp bậc khác nhau, có sự khác nhau về mức độ và sự quan tâm cũng như
phương thức thực hiện các chức năng chung này.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống có ý thức hợp quy luật
của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau lên tất cả các mắt xích của hệ thống
giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên
tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Hay nói cách
khác: quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích có kế hoạch
hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên học sinh cha
mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thự hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Như vậy, quản lý giáo dục là một công việc hết sức quan trọng trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nội dung của quản lý giáo dục bao gồm: Tham
gia quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và cơ sở vật chất, phương tiện
phục cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và các công tác khác ở các trường mầm non, phổ thông và dạy
nghề,..., quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT; Làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào
tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý trong và ngoài ngành
giáo dục; Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở
9
nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói
chung và phát triển giáo dục nói riêng.
1.2.3. Kiểm tra
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm kiểm tra.
Trong từ điển Tiếng Việt (1998) có định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét tình
hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [26]. Từ điển Bách Khoa (2001) có định
nghĩa thuật ngữ “Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy
– học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh,
về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp
khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả
hoạt động dạy – học” [27]. Theo GS Nguyễn Đức Chính (2005) “Đo lường
(kiểm tra) là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng và định tính về
các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kỹ năng và các phẩm chất
nhân cách khác trong quá trình giáo dục” [8].
Như vậy, kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm
bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này
đã và đang được hoàn thành.
Có thể nói rằng kiểm tra là sợi chỉ xuyên suốt cả quá trình quản lý
nhằm đạt được mục đích:
- Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
- Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu.
- Làm bày tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo
thứ tự quan trọng.
- Xác định và dự đoán những biến động và những chiều hướng chính.
- Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh.
- Đơn giản hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm.
- Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để loại bớt những gì
quan trọng hay không cần thiết.
10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét