Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở dạy
nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu, khách thể khảo nghiệm
4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp
trong đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động liên kết với DN trong đào tạo của các cơ
sở dạy nghề.
4.3. Khách thể khảo nghiệm
Gồm các khách thể đại diện là cán bộ quản lý đào tạo nghề thuộc sở Lao động
Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hải Phòng; hiệu trƣởng và trƣởng phòng đào tạo của
một số trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề; Giám đốc một số trung tâm dạy nghề; Chủ một
số doanh nghiệp.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Hiện trạng quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp hiện
nay nhƣ thế nào?
- Cần có những biện pháp nào để tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở dạy nghề và
doanh nghiệp trong đào tạo nghề?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đào tạo nghề ở nƣớc ta hiện nay còn nhiều bất cập trƣớc yêu cầu phát triển và sử
dụng lao động của doanh nghiệp. Nếu không có các giải pháp liên kết thì không thu hẹp
đƣợc khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra
đƣợc giải pháp về phƣơng thức liên kết, chính sách dạy nghề cho hoạt động liên kết,
mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cho giáo viên và đầu tƣ cơ sở vật chất
phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp thì nhất định chất lƣợng đào tạo nghề sẽ đáp ứng
đƣợc nhu cầu xã hội.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Phạm vi nội dung: Mối quan hệ liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; quản lý
các hoạt động liên kết ở cấp vi mô và vĩ mô; nhu cầu xã hội có nội hàm rộng, trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu của DN.
7.2. Phạm vi không gian: Khảo sát thực trạng ở một số trƣờng Cao đẳng nghề, Trung
3
cấp nghề, và doanh nghiệp có sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
7.3 Phạm vi thời gian: Thực trạng về sự liên kết trong đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với
DN trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2009 đến nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Khái quát vấn đề lý luận về mối quan hệ và liên kết giữa cơ sở dạy nghề và DN,
vấn đề quản lý các hoạt động liên kết này để làm sáng tỏ những giả thiết nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng cho các cơ sở đào tạo nghề và doanh
nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo trong cả nƣớc. Nó còn có giá trị tham khảo cho
các nhà quản lý về lĩnh vực dạy nghề.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài dựa trên các tài liệu khoa học, tạp chí, sách báo, các công trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc ...
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi,
tổng kết kinh nghiệm, khảo nghiệm.
9.3. Phương pháp thống kê
Căn cứ mục đích của đề tài, tác giả tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng quản lý
hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với DN thông qua các phiếu hỏi lấy ý
kiến trả lời từ các cán bộ quản lý, hiệu trƣởng các cơ sở dạy nghề, chủ doanh nghiệp;
tiếp đó sử dụng phƣơng pháp thống kê để xƣ̉ lý và phân tich số liê ̣u, thông tin thu đƣơ ̣c.
́
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và
doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh
nghiệp trong đào tạo nghề
4
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết giữa các cơ sở
dạy nghề và DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
GIỮA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
1.1 . Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề từ lâu đã đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng
dạy và học nghề.
Vào giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển của công nghiệp, ở Pháp xuất hiện nhiều
cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp, ngƣời ta đã ý thức đƣợc rằng
hệ thống dạy nghề trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, sự chuyên môn hóa đƣợc chú
trọng. Do vậy, nội dung các cuốn sách khẳng định tính cấp thiết phải hƣớng nghiệp,
trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, có nghề nghiệp phù hợp với năng lực
của mình và phù hợp với nhu cầu xã hội. [28]
Đối với giáo dục phổ thông, C. Mac đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản: “Một là giáo dục
trí tuệ; Hai là giáo dục thể chất; Ba là dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm đƣợc những
nguyên lý cơ bản của tất cả quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng công cụ sản xuất
đơn giản nhất”. [44]
Các nƣớc phát triển trên thế giới luôn đề cao công tác đào tạo nghề nên học sinh
đƣợc định hƣớng nghề nghiệp rất tốt ngay khi còn học phổ thông. Ở Nhật, Mỹ,
Đức...ngƣời ta xây dựng nên các bộ công cụ để kiểm tra giúp phân hóa năng lực, hứng thú
nghề nghiệp ở trẻ nhằm có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn từ sớm. Cho nên, với họ
giáo dục không chỉ phát triển trí tuệ thuần túy mà còn chủ ý định hƣớng cho học sinh về
nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, đồng thời trang bị cho học sinh kỹ năng
làm việc để thích ứng với xã hội.
"Trình độ đào tạo công nhân lành nghề ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất
nhiều vào sự kết hợp đúng đắn giữa dạy trong trƣờng với thực tập sản xuất ở xí
nghiệp...Nếu thiếu nguyên tắc kết hợp dạy học với lao động sản xuất thì hệ thống dạy
nghề không thể đào tạo công nhân lành nghề đƣợc" [40]. Từ năm 1969, lần đầu tiên
trong lịch sử, trƣờng đại học Cambridge với 700 năm lịch sử đã bƣớc vào con đƣờng
"Công ty đại học"... Ngày nay, xu thế các trƣờng đại học liên kết với các xí nghiệp
6
ngày càng nhiều ở Mỹ và một số nƣớc Châu âu, Công ty đại học đang trở thành một xu
thế phát triển tất yếu, tạo thời cơ phát triển cho trƣờng đại học và xí nghiệp. Các công
ty đại học này có một số đặc điểm sau:
- Dùng phƣơng thức thị trƣờng để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi tiếng đến
giảng dạy.
- Việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hƣớng về sản xuất, về quản lý
kinh doanh, có thể làm gia tăng thu nhập tài chính và nhân đó không ngừng cải thiện
điều kiện xây dựng trƣờng, nâng cao địa vị của trƣờng.
- Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với DN ngày càng mật thiết, trƣờng học và xí
nghiệp tƣơng hỗ, tƣơng lợi, bình đẳng về lợi ích trên phƣơng tiện dịch vụ kỹ thuật, do
vậy mà tăng cƣờng hợp tác giữa các bên.
Do những ƣu điểm nhƣ vậy mà các "Công ty đại học" mọc lên nhƣ nấm, từ nƣớc
Mỹ đến Châu âu, rồi đến toàn thế giới. "Công ty đại học" với những hình thức khác
nhau và sự ra đời của xí nghiệp hóa trƣờng học, báo trƣớc sự phát triển quan trọng của
sự phát triển giáo dục [18, tr.11].
Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỷ XXI của
UNESCO khi phân tích "những trụ cột của giáo dục" đã viết: "Học tri thức, học làm
việc, học cách chung sống và học cách tồn tại". Theo ông, vấn đề học nghề của học
sinh là không thể thiếu đƣợc trong những trụ cột của giáo dục, đồng thời đã tổ chức các
hội thảo, nghiên cứu về vấn đề "gắn đào tạo với sử dụng" trong đào tạo nghề [40]. Ở
Nhật và Mỹ, nhiều trƣờng nghề đƣợc thành lập ngay trong các công ty tƣ nhân để đào
tạo nhân lực cho chính công ty đó và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng.
Mô hình này có ƣu điểm là chất lƣợng đào tạo cao, ngƣời học có năng lực thực hành tốt
và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
"Ba trong một" là quan điểm đƣợc quán triệt trong đào tạo nghề ở Trung Quốc
hiện nay: Đào tạo, sản xuất, dịch vụ. Theo đó, các trƣờng dạy nghề phải gắn bó chặt
chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề [40].
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trƣờng thƣơng mại tự do ASEAN năm
2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tạo nghề ở Inđônêxia từ năm 1993 đã đƣợc
nghiên cứu và phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trƣờng với
DN đƣợc quan tâm đặc biệt [40].
7
Năm 1999, ở Thái Lan Chính phủ đã nghiên cứu và xây dựng "Hệ thống hợp tác
đào tạo nghề" (Cosperative training system) để giải quyết tình trạng bất cập giữa đào
tạo nghề và sử dụng lao động và hƣớng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tƣơng lai
[23].
Trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm quản lý
đào tạo nghề của các nƣớc trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn đào tạo nghề ở
Việt Nam là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đƣơng
đầu với cạnh tranh và liên kết.
1.1.2. Tại Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Tƣ tƣởng
này đã đƣợc cụ thể hóa trong nguyên lý giáo dục ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch
sử giáo dục của nƣớc nhà. Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc tháng 7 năm 1948, Tổng bí
thƣ Trƣờng Chinh đã khẳng định: "Biết và làm đi đôi; lý luận và hành động phối hợp"
[21].
Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm tạo điều kiện để cho nhà trƣờng liên kết
với DN trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, nhất là trong
những năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách thông thoáng giúp cho sự liên kết
này đƣợc thuận lợi. Điều này đƣợc cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm 2005 Luật dạy
nghề năm 2006 và Điều lệ trƣờng CĐ nghề năm 2007, Điều lệ trƣờng TC nghề năm
2007, Điều lệ trƣờng trung cấp chuyên nghiệp năm 2008, Quy chế mẫu của trung tâm
dạy nghề năm 2007 v.v. Mặc dù có cơ chế, chính sách thuận lợi nhƣ vậy song ở nƣớc ta,
cho đến hiện nay có thể nói, thực trạng mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN
trong đào tạo nghề còn nhiều yếu và cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 1993, PGS - TS Trần Khánh Đức có đề tài cấp bộ "Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí
nghiệp" [14]. Đề tài tập trung nghiên cứu các trƣờng, lớp dạy nghề đặt tại đơn vị sản
xuất trong lĩnh vực về bƣu chính viễn thông và hóa chất.
Năm 2007, Nguyễn Anh Tuấn có luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện và đổi mới các
biện pháp quản lý đào tạo nghề của trƣờng trung học công nghiệp quốc phòng trong giai
đoạn hiện nay (từ năm 2007 đến năm 2015)" [34] đi sâu nghiên cứu về các biện pháp
quản lý đào tạo nghề theo quan điểm hệ thống: Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung,
quản lý phƣơng pháp đào tạo nghề,..., quản lý kết quả và chất lƣợng đào tạo nghề.
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét