Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội

trẻ có dấu hiệu TĐGCY trong trường học. Kết quả này góp phần làm cơ sở để xây dựng những chương trình hỗ trợ can thiệp đối với trẻ TĐGCY ở độ tuổi tiểu học thông qua môi trường nhà trường. - Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn: tư vấn tâm lý, quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đưa ra những chiến lược quản lý hành vi phù hợp với trẻ ở độ tiểu tiểu học có dấu hiệu TĐGCY, giúp trẻ phát triển hòa nhập trong môi trường học đường. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết kuận và khuyến nghị Phụ lục: Bảng hỏi, Danh mục Tài liệu tham khảo 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Chú ý và giảm chú ý Trong các tài liệu nước ngoài (tiếng Anh) về tâm lý lâm sàng hay sức khỏe tâm thần, đôi khi người ta sử dụng thuật ngữ “không chú ý” (inattention) thay cho thuật ngữ “giảm chú ý” (attention deficit) trong các nghiên cứu về TĐGCY. Hai thuật ngữ này đều chỉ tình trạng thiếu hụt, không đầy đủ về mặt chú ý so với người bình thường. Vậy chú ý là gì? Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Chú ý được xem như một trạng thái tâm lý luôn đi kèm với các quá trình tâm lý khác, giúp cho các quá trình tâm lý đó phản ánh đối tượng một cách tốt nhất [23]. Căn cứ vào mức độ tự giác, chú ý được chia làm 2 loại: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác (vô thức), phát sinh tự nhiên và không cần nỗ lực. Loại chú này không bền vững do chịu ảnh hưởng của cường độ, tính bất ngờ, mới lạ, hấp dẫn các kích thích bên ngoài và đặc điểm nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm, trạng thái của chủ thể. Cường độ, tính bất ngờ của kích thích càng lớn thì càng dễ phát sinh chú ý không chủ định. Đối với trẻ trước tuổi đến trường, chú ý không chủ định là chủ yếu. Chú ý chủ định là loại chú ý có mục đích, có ý thức, tự giác và đòi hỏi sự nỗ lực của chủ thể. Chú ý có chủ định có thể duy trì trong thời gian tương đối dài, song lại gây căng thẳng, mệt mỏi cho chủ thể. Loại chú ý này có nguồn gốc xã hội, được hình thành trong quá trình xã hội hóa. Ở trẻ em, loại chú ý có chủ định chỉ được hình thành vào giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, tuy nhiên khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế [20],[4]. Khả năng chú ý của trẻ em phát triển theo độ tuổi, trẻ càng nhỏ chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Khả năng chú ý trung bình cho mỗi năm tuổi của trẻ em là 7 từ 3 đến 5 phút. Trẻ em ở độ tuổi đầu tiểu học (6-7 tuổi) chú ý chủ định đã hình thành nhưng kém, chưa thể tập trung lâu dài, dễ phân tán và di chuyển trong quá trình học tập. Các em có khả năng chú ý trong khoảng 15-20 phút. Trẻ ở độ tuổi cuối tuổi tiểu học (11-12 tuổi) đã hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh được chú ý của mình, chú ý có chủ định chiếm ưu thế với thời gian chú ý đạt khoảng 35-40 phút [55]. Như vậy, tình trạng thiếu hụt, không đầy đủ về mặt chú ý (attention deficit) được hiểu là tình trạng khó khăn về kiểm soát, duy trì chú ý vào một hoạt động nào đó trong thời gian dài. 1.1.2. Vận động, tăng động và xung động 1.1.2.1. Vậ độ g (Motor) Vận động đề cập đến những cấu trúc và chức năng có liên hệ hoạt động của các cơ bắp, hoặc với đáp ứng của cơ thể với một tình huống. Do vậy, chúng ta có những từ như: trải nghiệm vận động (motor experience), thói quen vấn động (motor habit), học tập vận động (motor learning), thần kinh vận động (motor nerve), cơ quan vận động (motor organ), phản ứng vận động (motor reflex).v.v. I.M. Xetrenov và I.P. Paplop chỉ ra vận động có ý thức nói chung là các vận động đã được hướng tâm hóa. Trong bộ phận hướng tâm của vận động gồm nhiều dạng hướng tâm khác nhau và quan trọng nhất là hướng tâm về tư thế sẵn sàng hoạt động, cử động của các cơ quan vận động. [20] 1.1.2.2. Tă g độ g (Hyperactivity) Hyperactivity nguyên nghĩa tiếng Anh là sự hiếu động thái quá. Theo Corsini, đó là một tình trạng được mô tả bằng sự đáp ứng mạnh mẽ hoặc vận động bồn chồn một cách quá mức [20]. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, tăng động là sự tăng biên độ và tốc độ vận động, có khi là những vận động không chú tâm, không có ý nghĩa sinh lí [11]. Trong DSM-II, tăng động được mô tả là một rối loạn được đặc trưng bởi hoạt động quá mức, bồn chồn, dễ xao lãng (dễ chia tâm trí), và khả năng tập trung ngắn, đặc biệt ở trẻ nhỏ; hành vi này thường giảm ở độ tuổi vị thành niên/khi trưởng thành[50]. Trong các ấn bản DSM tiếp theo (DSM-III, DSM-III-R, DSM-IV), khái 8 niệm tăng động thường được đề cập gắn liền với thuật ngữ bốc đồng hay xung động. 1.1.2.3. Xu g độ g (Impulsive) Xung động hay còn được hiểu là bốc đồng đề cập đến đặc điểm của một hành động ngay lập tức, và không có sự cân nhắc hay không có ý chí [19]. Xung động là đặc điểm của thần kinh hay hành vi của con người (dưới dạng ổn định - một nét tính cách), thể hiện ở khuynh hướng hành động theo những kích thích, thúc đẩy đầu tiên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn cảnh bên ngoài hoặc xúc cảm. Người có tính cách xung động không kịp suy nghĩ về hành vi của mình, thường thiếu cân nhắc "nên" hay "không"; họ phản ứng nhanh chóng và trực tiếp, và cũng thường nhanh chóng hối tiếc về các hành động của mình [11]. Như vậy, cá nhân có dấu hiệu tăng động hay xung động thường là những người thiếu khả năng tự kiểm soát hay thiếu kiên nhẫn, kiên trì trong thực hiện hoạt động. Đối với trẻ em, những dấu hiệu như hoạt động thái quá, thường xuyên di chuyển, khó trì hoãn được những khoái cảm cho thấy trẻ có rối loạn về tăng động. 1.1.3. Rối loạn/ rối nhiễu Rối loạn hay rối nhiễu đều được dịch nguyên nghĩa từ tiếng Anh – disorder. Trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe (sức khỏe tâm thần, tâm lý lâm sàng, y học...), thuật ngữ rối loạn hay rối nhiễu (disorder) thường được sử dụng vì nó có tính trung lập và ít kỳ thị hơn nếu dùng thuật ngữ bệnh tật (disease) hoặc đau ốm (illness). Ở Việt Nam, thuật ngữ rối loạn thường được dùng thay thế bởi thuật ngữ rối nhiễu. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ rối nhiễu tâm lý sử dụng thay cho thuật ngữ rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần hay bệnh lý. Trong tác phẩm “Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam” bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết “chúng tôi chủ trương không dùng từ tâm thần nữa mà dùng từ tâm lý để nói chung, như khi nói khám tâm lý, không nói khám tâm thần; nếu ghép vào trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần, sẽ rất ít ai đến, và cũng không mấy bác sĩ, y tá, giáo viên, cán bộ xã hội chịu học tập chuyên khoa này” [24]. Các nhà chuyên môn (tâm lý học, tâm thần học, giáo dục học, công tác xã hội) sử dụng thuật ngữ rối nhiễu tâm lý 9 trong giảng dạy, nghiên cứu, trị liệu tâm lý, công tác xã hội đối với những cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý tương đương với thuật ngữ rối loạn tâm thần. Rối loạn được hiểu là tình trạng xáo trộn/thiếu của hệ thống có trình tự hoặc có sự bất thường về chức năng liên quan đến thể chất hoặc tinh thần [53]. Theo Corsini rối loạn là một tình trạng, trạng thái cơ thể và/hoặc tâm lý trong đó một nhóm các hiện tượng bộc lộ mối quan hệ không dễ nhận thấy, không dễ suy luận với một hiện tượng khác [20]. Như vậy, rối loạn hay rối nhiễu được hiểu như tình trạng cá nhân có hành vi, cảm xúc kém thích nghi, gây đau khổ hoặc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống, mối quan hệ của bản thân và những người xung quanh. Quan niệm này giúp giải thích vì sao đến tuổi đi học TĐGCY trở thành vấn đề đáng quan ngại cần hỗ trợ can thiệp kịp thời. 1.1.4. Rối loạn tăng động giảm chú ý 1.1.4.1. K á ệm Khái niệm rối loạn TĐGCY chỉ mới xuất hiện vào năm 1987, nhưng những thuật ngữ liên quan đến hội chứng này thì xuất hiện trước đó khá lâu. Năm 1798, Alexander Crichton – một bác sĩ người Scốtlen đã có những miêu tả về “t t ầ bồ c ồ ” (mental restlessness) ở trẻ em [96]. Hơn 100 năm sau, George Frederick Still đã mô tả về 43 trẻ có vấn đề hành vi và sự chú ý: dễ nóng giận, hung hăng, xấc láo, không tuân theo kỷ luật,.v.v. Ông gọi đó là bệnh “k ếm k uyết tro g k ểm soát đ o đức” (defect in moral control) [45] Trong những năm 20 của thế kỷ XX, những nghiên cứu của Hohman, Strecker và Ebaugh ghi nhận những trẻ sau khi thoát khỏi bệnh viêm não có các biểu hiện hành vi bất thường như hiếu động, hay sao nhãng, dễ kích thích, chống đối xã hội, phá hoại, ngang bướng, không thể quản lý trong trường học, v.v. và đưa ra thuật ngữ “rố lo à v sau v êm ão” (post-encephalitic behavior disorder). Gần 2 thập kỷ sau, Strauss và Lehtinen tiếp tục chỉ ra những biểu hiện rối loạn hành vi ở những trẻ có tổn thương não trong quá trình người mẹ mang thai, sinh nở hoặc nhiễm trùng não và đưa ra thuật ngữ “tổ t ươ g ão trẻ em” (brain-injured child). 10 Thuật ngữ này về sau được phát triển thành “tổ t ươ g ão tố t ểu” (MBD Minimal Brain Damage) trong những năm 1950 và “rố lo c ức ă g ão tố t ểu” (Minimal Brain Dysfunction) vào những năm 1960 [45]. Trong nghiên cứu của mình năm 1960, Stella Chess đã đưa ra thuật ngữ “trẻ tă g độ g” (Hyperactive Child) để miêu tả những đứa trẻ hoạt động với cường độ cao hơn so với trẻ em bình thường. Năm 1968, trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 2 (Diagnostic and statistics manual of mental disorders, DSM-II) của Hội tâm thần học Mỹ (APA) đã đề cập đến rối loạn tăng động ở trẻ em thông qua thuật ngữ “p ả ứ g tă g độ g t ờ t ơ ấu” (Hyperkinetic reaction of childhood) với những biểu hiện như hiếu động thái quá, chú ý trong khoảng ngắn, dễ bị phân tán, có xu hướng gây hấn. [45, 48] Một thập kỷ sau, trong DSM-III thuật ngữ “rố lo suy g ảm c ú ý” (ADD – Attention Deficit Disorder) được sử dụng thay thế cho thuật ngữ p ả ứ g tă g độ g t ờ t ơ ấu, trong đó tập trung vào ba triệu chứng riêng biệt giảm chú ý, bốc đồng và tăng động. Sự thay đổi này một phần nhờ những nghiên cứu của Virginia Douglas về việc duy trì sự chú ý và kiểm soát xung động ở những trẻ có biểu hiện tăng động [45]. Các nghiên cứu trong những năm 1980 đề cập nhiều hơn đến vấn đề tăng động, xung động và coi đó là những đặc trưng quan trọng phân biệt rối loạn TĐGCY với các rối loạn khác. Mặt khác "Bảng phân loại Bệnh quốc tế” của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) tiếp tục tập trung vào dấu hiệu tăng động như là chỉ số về rối loạn. Chính vì vậy đến năm 1987, trong DSMIII-R rối loạn này lại được đổi tên thành “rối loạn tăng động giảm chú ý” (ADHD Attention Deficit Hyperactivity Disorder). Khái niệm này được giữ nguyên trong DSM-IV (1994) và ICD-10 (1983) cho đến hiện nay [48]. Theo ICD-10, rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, thiếu kiên trì trong hoạt động đòi hỏi có sự tham gia của nhận thức, và có xu hướng di chuyển từ một hoạt động này sang hoạt động khác mà không hoàn thành bất kỳ một hoạt động nào, kèm theo tính vô tổ chức, và hoạt động quá mức. Trẻ em có rối loạn này thường liều lĩnh và bốc đồng, dễ bị tai nạn, 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét