Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường học thân thiện tại trường Trung học Phổ thông Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn

giáo dục môi trường, giáo dục truyền thống... Nếu "xây dựng trường học thân thiện" được sự quan tâm đúng mức, sự chỉ đạo đúng hướng, biện pháp quản lý phù hợp sẽ góp phần "hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân", "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện". Hưởng ứng phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện", trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động, nhiều biện pháp để từng bước đáp ứng các yêu cầu của một nhà trường thân thiện. Sau hai năm triển khai phong trào, nhà trường đã thu được những kinh nghiệm và kết quả nhất định, tuy nhiên do những lý do khách quan và chủ quan, một số nội dung đạt hiệu quả chưa cao, vì vậy phong trào chưa thực sự góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Với mong muốn nghiên cứu để đánh giá thực trạng quản lý trường THPT Việt Bắc - thành phố Lạng Sơn, đề ra biện pháp quản lý trường đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, tôi chọn đề tài "Những biện pháp quản lý nhằm "xây dựng trường học thân thiện" tại trường trung học phổ thông Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn" làm luận văn tốt nghiệp Cao học quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; phân tích thực trạng quản lý của trường THPT Việt Bắc từ đó đề xuất các biện pháp để quản lý trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhà trường, về trường học thân thiện. - Nghiên cứu quá trình quản lý của trường THPT Việt Bắc đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện năm học 2008 - 2009 và năm học 2009 - 2010. - Nghiên cứu những biện pháp quản lý để trường THPT Việt Bắc đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. 3 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học và giáo dục trường THPT Việt Bắc đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thế nào là trường học thân thiện? Những đặc trưng cơ bản của trường học thân thiện trong điều kiện hiện nay là gì? - Có thể xây dựng trường THPT Việt Bắc đáp ứng mục tiêu trường học thân thiện không? - Làm thế nào để quản lý trường THPT Việt Bắc đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trường học thân thiện là nhà trường với một số đặc trưng cơ bản là: xanh, sạch, đẹp, an toàn; thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; học sinh được tham gia các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, được rèn luyện kỹ năng sống, được giáo dục truyền thống để có thể thích nghi và làm chủ cuộc sống trong tương lai; nếu nghiên cứu, đề xuất và thực thi các biện pháp quản lý một cách hợp lý, đồng bộ sẽ xây dựng được trường THPT Việt Bắc trở thành "trường học thân thiện". 7. Phƣơng pháp nghiên cứu, mẫu khảo sát 7.1. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thu thập thông tin, đánh giá thực trạng xây dựng trường học thân thiện ở trường THPT Việt Bắc. 4 - Phương pháp bổ trợ: Phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia; thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát. 7.2. Mẫu khảo sát Trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí nhà trường thân thiện Chương 2: Thực trạng quản lý trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện Chương 3: Biện pháp quản lý trường THPT Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NHÀ TRƢỜNG THÂN THIỆN 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài "xây dựng trƣờng học thân thiện" Trường học được hiểu là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội. Mục tiêu hoạt động của trường học tại Việt Nam hướng đến “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [37, tr.2]. Trong những năm gần đây có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Điểm qua một vài đề tài nghiên cứu của các học viên tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu vấn đề này: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” của học viên Nguyễn Duy Thịnh - Cao học Quản lý giáo dục khóa 5; “Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” của học viên Tống Thị Thanh Mai - Cao học Quản lý giáo dục khóa 6; “Phát triển nhà trường Trung học phổ thông ở Việt Nam theo quan điểm nhà trường hiệu quả” - Luận án tiến sĩ của học viên Nguyễn Mạnh Cường năm 2009… Trong khoảng thời gian hơn hai năm gần đây, kể từ khi Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện nhiều bài viết về chủ đề này: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 6 tích cực” của PGS.TS Nguyễn Xuân Tế - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh đăng trên Báo Sài Gòn giải phóng online; “Hiện thực hoá mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực” của PGS.TS Nguyễn Xuân Tế đăng trên trang giaoducthoidai.vn ngày 20/08/2009; “Trường THPT-DTNT với phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực” - báo Lạng Sơn số 3400 ngày 16/4/2010; “Hội nghị Sơ kết hai năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đăng trên trang Web Sở GD ĐT Nghệ An ngày 20/8/2010... Một số nghiên cứu khá công phu về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải kể đến tập tài liệu “Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân thiện: Quan điểm và giải pháp” do PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo biên soạn; luận văn tốt nghiệp “Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện” của Nguyễn Ngọc Dư - Cao học Quản lý giáo dục khóa 7... Những công trình đó đã đề cập khá toàn diện tới cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý xây dựng nhà trường trong tình hình mới; có thể vận dụng vào việc quản lý nhà trường cụ thể như trường trung học phổ thông (THPT) Việt Bắc - Thành phố Lạng Sơn. 1.2. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến đề tài 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết sống thành bầy đàn để tồn tại và phát triển. Trong quá trình lao động để duy trì sự sống, phân công lao động được hình thành, quản lý được xuất hiện từ khi có sự phân công lao động xã hội, nhờ đó quá trình lao động có sự chỉ huy, điều hành, phối hợp và đạt hiệu quả, năng suất cao hơn. Như vậy, hoạt động quản lý là một tất yếu khách quan, hình thành và phát triển trong quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người. 7 Mặc dù “quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy” (sử gia Daniel A. Wren) nhưng chỉ gần đây người ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình quản lý và dần hình thành các học thuyết về quản lý. Những tư tưởng quản lý cân đại xuất hiện khoảng nửa sau thế kỉ 18 với những tác giả như Robert Owen, Charles Babbage... Các thuyết quản lý cổ điển ra đời khi con người bước vào xã hội Công nghiệp, Winslow Taylor được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”. Mặc dù xuất hiện đã cách đây hơn một thế kỉ nhưng các học thuyết này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú, các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: Theo Winslow Taylor (1856-1915): “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất " [41, tr. 9]. Theo Henry Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Harold Kootz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [41, tr. 9]. Theo tác giả Đặng Minh Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét