Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kỹ năng nghề (KNN) là vấn đề mới trong hệ thống dạy nghề Việt Nam (bắt đầu đưa vào Luật Dạy nghề năm 2007). KNN giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nói chung và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) nói riêng. Hiện nay việc đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam còn rất khó khăn, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên và một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa có thước đo từ các DN đối với trình độ KNN cho người lao động (NLĐ) trước khi họ tham gia vào thị trường lao động hoặc nâng cao trình độ KNN trong quá trình làm việc tại DN. Phát triển KNN cho NLĐ đảm bảo yêu cầu của DN, đòi hỏi các cơ quan quản lý có thẩm quyền đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện công cụ đánh giá KNN đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Công cụ đánh giá kỹ năng nghề (ĐGKNN) bao gồm: tiêu chuẩn kỹ năng nghề (TCKNN), câu hỏi trắc nghiệm, đề thi thực hành và đề thi ĐGKNN quốc gia được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ phải xuất phát từ nhu cầu của DN và thị trường lao động (TTLĐ). Hệ thống CCKNN do cơ quan quản lý có thẩm quyền quản lý và mang tính quốc gia. Phát triển KNN theo chủ trương xã hội hóa giáo dục đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, trong đó DN là chủ thể quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay DN chưa chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG), nên việc tổ chức và ĐGKNN cho NLĐ đang gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hiện nay còn thiếu cơ chế, chính sách quy định rõ trách nhiệm và tạo điều kiện để DN tham gia các hoạt động phát triển KNN. Vì vậy, cần thiết phải đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô ở cấp quản lý nhà nước có tính khả thi trong quản lý sự tham gia của DN đối với phát triển KNN. 1 Chính vì lẽ đó, học viên chọn đề tài “Biện pháp quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng để đề xuất một số biện pháp quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN; - Đánh giá thực trạng trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN; thực trạng quản lý trách nhiệm của DN đối với các hoạt động phát triển KNN; - Đề xuất biện pháp quản lý trách nhiệm tham gia của DN đối với phát triển KNN. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp mang tính vĩ mô ở cấp quản lý nhà nước, cụ thể: cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển KNN, sửa đổi và bổ sung các quy trình xây dựng công cụ ĐGKNN, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và thi tay nghề (TTN). - Tiến hành khảo sát một số cơ sở sử dụng lao động, các chuyên gia của DN thuộc Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam và các cán bộ quản lý của TCDN. - Khảo sát, sử dụng số liệu từ năm 2008 đến nay. 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Lĩnh vực kỹ năng nghề quốc gia 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN quốc gia. 6. Vấn đề nghiên cứu - Vai trò, trách nhiệm của DN tham gia các hoạt động phát triển KNN như thế nào ? - Quản lý hiệu quả trách nhiệm tham gia của DN đối với các hoạt động phát triển KNN ? 2 7. Giả thuyết nghiên cứu Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đào tạo nghề (ĐTN), nhất là hoạt động liên quan đến KNN, nhưng hiện nay sự tham gia của DN còn hạn chế, quản lý chưa hiệu quả. Nếu đề xuất biện pháp phù hợp để quản lý trách nhiệm của DN đối với hoạt động phát triển KNN thì nhất định sẽ huy động được sự tham gia của DN trong lĩnh vực này. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, tổng hợp, phân tích tài liệu nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý sự tham gia của doanh nghiệp đối với các hoạt động đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng và khuyến nghị giải pháp cho cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý sự tham gia của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia. hiệu quả, để doanh nghiệp phát huy trách nhiệm đối với các hoạt động này. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia. 3 Chương 2: Thực trạng quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia. Chương 3: Một số biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA 1. 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Để phát triển nguồn nhân lực quốc gia cần phải đề ra nhiều giải pháp khả thi, đồng bộ, trong đó phát triển KNN có ý nghĩa quan trọng. Luật dạy nghề tạo hành lang pháp lý phát triển dạy nghề và phát triển KNNQG, dành riêng 01 chương quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG. Để cụ thể hóa các quy định của luật, một số văn bản hướng dẫn luật được ban hành, đáp ứng thực tiễn dạy nghề, trong đó các bản pháp luật về KNNQG cũng được xây dựng, ban hành và triển khai. Qua 8 năm triển khai Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành, cho thấy dạy nghề được Nhà nước và xã hội quan tâm nên có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực qua ĐTN cho các ngành kinh tế, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn. Từ năm 2008 đến nay các nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng nhu cầu thực tế của các DN, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn. Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên KNN của người tốt nghiệp tại các CSDN có bước chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của các DN, 80-85% lao động qua ĐTN được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề khá trở lên. Ở một số nghề (nghề Hàn, nghề dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tàu biển, thuyền trưởng và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…) KNN của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế [2, tr.10]. 5 Sau hơn 6 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, điều đó đã và đang đặt ra những thách thức về lao động, việc làm, trong đó có vấn đề nâng cao KNN cho NLĐ đáp ứng yêu cầu hội nhập trình độ KNN khu vực và thế giới. Thực tế, chất lượng lao động Việt Nam không được đánh giá cao, trình độ chuyên môn, KNN của NLĐ còn thấp….Vì vậy, lực lượng lao động và cộng đồng DN Việt Nam bên cạnh việc đối mặt với chính năng lực nội tại của mình sẽ phải còn đối mặt với nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh với DN và lao động nước ngoài. Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan thì “công tác dạy nghề nói chung, kỹ năng nghề nói riêng chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các chủ thể thuộc lĩnh vực dạy nghề…Sự tham gia của doanh nghiệp vào lĩnh vực dạy nghề, kỹ năng nghề rất bị động, có sự thiếu hụt về các văn bản pháp lý quan trọng và những quy định về cộng đồng doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề” [2, tr.12]. KNN và TCKNN là vấn đề khá mới, vì vậy chưa có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu liên quan. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Mã số CB 2008-02-05) các tác giả đã khẳng định : “Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo người lao động thích ứng với các tiêu chuẩn của sản xuất, người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động”. Đồng thời các tác giả đề xuất cơ chế: “Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chuẩn kỹ năng nghề cho các nghề đào tạo. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề phải tính tới việc công nhận tương đương trong khu vực và quốc tế để thuận lợi cho việc di chuyển lao động có kỹ năng”. Trong tài liệu nghiên cứu “Dạy nghề Việt Nam 2001” của Viện khoa học dạy nghề các tác giả cho rằng: “Đã có những tập đoàn, doanh nghiệp nhận thức được rất rõ lợi ích của việc đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động và đã đưa ra quy định bắt buộc người lao động muốn tham gia hoạt động 6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét