Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Một số biện pháp quản lý chương trình đào tạo ở trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN 2.1. Giới thiệu đôi nét về ĐHQGHN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học sư phạm I Hà Nội I và đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. 2.1.2. Cơ chế quản lý của ĐHQGHN Theo quy chế và tổ chức hoạt động của ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ ban hành, ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính: Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy; Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng; Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu 2.1.3. Tổ chức bộ máy Hình 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của ĐHQGHN HỘI ĐỒNG ĐHQGHN BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng và các ban chức năng Các trƣờng đại học và các khoa trực thuộc Các viện, trung tâm khoa học, công nghệ Các đơn vị phục vụ, sản xuất và dịch vụ 2.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ĐHQGHN Tổng số cán bộ, công chức, viên chức: 2.723 người (trong đó 54 giáo sư, 178 phó giáo sư, 45 tiến sĩ khoa học, 495 tiến sĩ, 489 thạc sĩ ) - Số cán bộ giảng dạy:1.516 người - Số cán bộ phục vụ đào tạo: 1.207 người 2.2. Giới thiệu đôi nét về Trƣờng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN 2.2.1. Thông tin chung về trường 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trường ĐHCN Trường ĐHCN (đơn vị tiền thân: Khoa Công nghệ trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN, thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2004 theo mô hình mới tại Việt Nam về trường đại học công nghệ trong một trung tâm đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của thời đại kinh tế tri thức. Sau giai đoạn xây dựng và phát triển, trường ĐHCN hiện nay là một trong bảy đơn vị được bộ GD-ĐT chọn làm đơn vị trọng điểm đào tạo CNTT và là một trong số rất ít cơ sở trong cả nước sớm tiếp cận và tổ chức đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực khoa học và công nghệ nanô. 2.2.3. Cơ chế quản lý của Trường ĐHCN Trường ĐHCN hoạt động theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới sự quản lý trực tiếp của Đại học Quốc gia Hà Nội. Có sự phối hợp ngang với các Ban chức năng, các trường thành viên và các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan trong quá trình đào tạo. 2.2.4. Quy mô và ngành nghề đào tạo Hình 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trƣờng ĐHCN Hội đồng Khoa học và Đào tạo tạo Phòng Đào tạo đại học Hiệu trưởng Các Phó Hiệu trưởng Khoa CNTT CNTTCNTT Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ phần mềm Khoa ĐT-VT Phòng Đào tạo SĐH NCKH Phòng Tài vụ Kế toán Trung tâm Nghiên cứu ĐT-VT Khoa VLKTCNNN Khoa CHKT TĐH Trung tâm mạng và eLearning Phòng Hành chính Quản trị PTN các Hệ thống Tích hợp thông minh Phòng TCCB PTN Vật liệu và Linh kiên dựa trên CN Micro-Nano Tổng số: 118 Đội ngũ cán bộ: Giáo sư: 4, Phó giáo sư: 14, Tiến sĩ Khoa học: 1, Tiến sĩ: 38, ThS: 30 Quy mô đào tạo: Sinh viên đại học chính quy: 1752, Sinh viên tại chức: 2036, Sinh viên Cao học và Nghiên cứu sinh: 636, Nghiên cứu sinh: 37, Liên kết quốc tế: 30 Các chương trình đào tạo + Đào tạo Đại học Công nghệ thông tin (4 năm - cấp bằng Cử nhân) Công nghệ Điện tử - Viễn thông (4 năm - cấp bằng Cử nhân) Vật lý Kỹ thuật (4 năm - cấp bằng Cử nhân) Cơ học kỹ thuật (4.5 năm - cấp bằng Kỹ sư) + Đào tạo Thạc sĩ (2 năm) và Tiến sĩ (3-4 năm) Công nghệ thông tin (4 chuyên ngành) Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông Khoa học và Công nghệ nanô Cơ học Vật thể rắn và Cơ học chất lỏng Cơ sở vật chất - Tổng diện tích: 4 320m2 diện tích mặt bằng sử dụng và 820m2 mặt bằng giao thông (hành lanh và sảnh nhà). - Tổng số máy tính phục vụ cho công tác đào tạo: 1 093 - Tổng số máy chiếu: 42 chiếc 2.3. Các chƣơng trình đào tạo Trường ĐHCN hiện đang đào tạo 4 ngành theo 4 chương trình khung, trong đó 2 ngành Vật lý kỹ thuật, Cơ học kỹ thuật mới bắt đầu tổ chức đào tạo từ năm học 2004-2005 đến nay chưa có khóa sinh viên nào ra trường, ngành Điện tử viễn thông số lượng sinh viên đào tạo chỉ bằng 1/3 số lượng sinh viên ngàng Công nghệ thông tin. Vì vậy, trong bài này sẽ chỉ đề cập tới ngành Công nghệ thông tin -ngành đang được đào tạo đông nhất của trường ĐHCN. 2.3.1. Chương trình đào tạo ngành Cơ học kỹ thuật 2.3.2. Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật 2.3.3. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông 2.3.4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin 2.3.5. Đặc điểm chung chương trình đạo tạo Chương trình đào tạo của Trường có mục đích cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và các kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo các chuyên ngành, có kỹ năng thực hành tốt, có thể nắm bắt được các vấn đề kỹ thuật, công nghệ luôn đổi mới trong lĩnh vực này. Nội dung chương trình đào tạo: Ngoài 5 học phần ngoại ngữ (28 đvht) là rất cần thiết đối với sinh viên trường CN, thì 13 học phần (39 đvht) kiến thức chung và kiến thức xã hội – nhân văn có mục đích giáo dục sinh viên trở thành người lao động toàn diện. Các học phần này là cần thiết và là quy định cứng của Bộ GD&ĐT. Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành gồm 16 học phần (55 đvht) gồm các môn Toán học, Vật lý, Toán cho CNTT là kiến thức nền tảng đảm bảo đặc trưng của chương trình đào tạo công nghệ tại Trường ĐHCN. Các học phần Toán học và Vật lý do giảng viên thuộc Trường ĐHKHTN xây dựng nên tính khoa học cơ bản được đảm bảo. Các môn Toán cho Công nghệ trong chương trình đào tạo thực sự cần thiết, đặc biệt là kiến thức xác suất, thống kê và quá trình ngẫu nhiên vì chúng góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng đào tạo của Trường ĐHCN. Khối kiến thức cơ sở của ngành (57 đvht) và khối kiến thức chuyên ngành (16 đvht) được lựa chọn từ các chương trình đào tạo công nghệ tiên tiến và được làm phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và của Trường ĐHCN. Đã chỉ rõ phân bố thời lượng lý thuyết, bài tập và thực hành đối với mỗi học phần trong hai khối kiến thức này. 2.3.6. Cấu trúc và nội dung chương trình Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành cung cấp cho sinh viên nền tảng toán học của các mô hình hệ thống CNTT và khả năng tư duy hệ thống khi tiếp cận vấn đề. Điều đó không chỉ giúp sinh viên học tập trong trường mà còn tạo ra khả năng tự nghiên cứu khi học ở trường và sau khi tốt nghiệp. Tất cả các môn học ngành và chuyên ngành trong chương trình đào tạo đều có đề cương chi tiết, chỉ rõ thời lượng về lý thuyết và thực hành, các yêu cầu cụ thể cần đạt được và các môn học liên quan. Đề cương chi tiết môn học chỉ rõ tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo. Chương trình môn học đều được Hội đồng chuyên ngành thẩm định nhằm đảm bảo trình độ cần đạt theo mức đầu ra dự kiến. 2.3.7. Những điểm mạnh Chương trình đào tạo phản ánh được đặc trưng công nghệ trên nền kiến thức khoa học cơ bản mạnh và mục tiêu đào tạo công nghệ của Trường ĐHCN. Nội dung của chương trình đào tạo phù hợp mục tiêu đào tạo. Đã dành một thời lượng thực hành đáng kể đối với khối kiến thức ngành và chuyên ngành nhằm tạo kỹ năng thực hành tốt cho sinh viên. Các môn học của khối kiến thức chung đã được bố trí hợp lý, sinh viên được tiếp cận khối kiến thức ngành từ học kỳ 4. 2.3.8. Những tồn tại Khối kiến thức chuyên ngành có thời lượng quá ít mà nội dung học phần chuyên ngành lại chưa chuyên sâu nên chưa cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành vì vậy kết quả chuyển tải nội dung chương trình đào tạo còn thấp. Đặc trưng công nghệ trên nền kiến thức khoa học cơ bản mạnh đã được đề cập, song chương trình đào tạo chưa phân tích tường minh mối liên kết khối kiến thức Toán, Lý với khối kiến thức ngành. Việc tổ chức phối hợp xây dựng nội dung các học phần ngành và chuyên ngành còn hạn chế nên nội dung các học phần có liên quan với nhau còn thiếu tính lôgic. Ở mức khối kiến thức là có kết cấu logic nhưng việc liên kết chương trình chi tiết các học phần còn lỏng lẻo. Quan điểm phát triển tăng dần về độ khó và sự phức tạp của các vấn đề liên quan trong chương trình đào tạo chưa được hiện thực hóa trong quá trình thiết kế các môn học và chương trình chi tiết từng môn học. Khi chuyển đối sang học chế tín chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn như: Số lượng môn học tự chọn quá ít sẽ không phát huy được thế mạnh của đào tạo theo tín chỉ; Số lượng giảng viên quá mỏng, chất lượng không đồng đều sẽ xảy ra tình trạng một số giáo viên được sinh viên đăng ký học nhiều dẫn đến quá tải; Cơ sở vật chất, số lượng giảng đường thiếu để có thể tổ chức học theo tín chỉ; Công tác quản lý hiện nay chưa được tin học hóa mạnh. 2.4. Quản lý chƣơng trình đạo tạo 2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chương trình đào tạo đại học 2.4.1.1. Những thuận lợi Trường ĐHCN là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN - một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của Việt Nam được thành lập theo một mô hình mới, được ưu tiên đầu tư về cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, có quyền chủ động cao trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Trường ĐHCN được xây dựng trên cơ sở phát huy thế mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản của Trường ĐH Tổng hợp trước đây, được sự hỗ trợ, hợp tác của Trường ĐH KHTN và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN. Trường đã và đang xây dựng mô hình liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu, đang được ĐHQGHN, Bộ GD-ĐT và Nhà nước khuyến khích xây dựng mô hình cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm áp dụng đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Thêm vào đó giáo dục đại học việt Nam đang được nhà nước quan tâm đầu tư để phát triển năng lực đào tạo và nghiên cứu bằng nội lực (bằng nguồn ngân sách Nhà nước), đang được thủ tướng chính phủ chỉ đạo tổ chức đào tạo thí điểm theo chương trình, giáo trình tiên tiến. Đó là điều kiện và là thời cơ tốt để trường ĐHCN chủ động phát huy hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nước ngoài để xây dựng và phát triển nhà trường. 2.4.1.2. Những khó khăn Kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu công nghệ và ứng dụng còn khiêm tốn, tỷ lệ số đề tài khoa học và các công trình khoa học được công bố còn thấp, số lượng các nhóm nghiên cứu mạnh còn ít. Tỉ lệ giảng viên/ sinh viên còn quá thấp, khả năng hội nhập quốc tế của số đông cán bộ giảng dạy còn hạn chế. Điều kiện làm việc của đội ngũ giảng viên, cán bộ (mặt bằng, trang thiết bị,…) còn nhiều khó khăn. Số lượng các chương trình đào tạo, các chuyên ngành còn hạn chế, giáo trình bài giảng mới đạt được mức độ tối thiểu, thư viện và điều kiện thực hành, thực tập của sinh viên còn thiếu thốn. 2.4.2. Phân cấp tổ chức quản lý chương trình đào tạo 2.4.2.1. Nhà trường 2.4.2.2. Khoa 2.4.2.3. Bộ môn 2.4.2.4. Trung tâm mạng và e-Learning 2.4.3. Thiết kế chương trình đào tạo Mục tiêu của chương trình đào tạo được thể hiện theo nội dung và cấu trúc của nó và được đảm bảo bằng quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế chương trình đào tạo là HĐKH&ĐT Khoa. HĐKH&ĐT Khoa có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác là các Chủ nhiệm bộ môn và một số chuyên gia trong và ngoài trường. Thường trực hội đồng (TTHĐ) gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký, Ban chủ nhiệm khoa, các Chủ nhiệm bộ môn chịu trách nhiệm thay mặt HĐKH&ĐT Khoa thực hiện một số công việc có tính thường xuyên. Hai nhiệm vụ quan trọng của HĐKH&ĐT Khoa là thiết kế và cập nhật chương trình đào tạo. 2.4.4. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo Để thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo, hiện nay trong nhà trường đã có các quy định trách nhiệm của các phòng, khoa, trung tâm, bộ môn có liên quan như đã trình bày tại mục 2.3.1.(Phân cấp tổ chức quản lý chương trình đào tạo). Tuy nhiên, do quy mô đào tạo của nhà trường chưa lớn và cũng mới được thành lập, do đó hiện nay vai trò của Khoa chưa thật sự nổi bật, các bộ môn trực thuộc khoa mới chỉ đảm nhận chủ yếu là công tác giảng dạy và nghiên cứu. 2.4.5. Giám sát, đánh giá chương trình Để giám sát hoạt động giảng dạy và học tập tại trường, ngoài chức năng và nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn, nhà trường thành lập ban thanh tra đào tạo làm nhiệm vụ kiểm tra quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời tham mưu cho Ban Giám Hiệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường. 2.5. Những điểm mạnh - Giảng viên tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, nhiều người có trình độ chuyên môn cao về khoa học cơ bản. - Cấu trúc môn học của các khối kiến thức và nội dung môn học có định hướng theo mục tiêu đào tạo, cho phép cung cấp kiến thức và trau dồi năng lực để sinh viên tốt nghiệp trở thành chuyên viên công nghệ có chất lượng. - Việc thiết kế chương trình đào tạo được tiến hành theo đúng quy trình của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN. Đây là một quy trình công phu gồm nhiều bước tiến hành chặt chẽ nhằm đảm bảo chương trình đào tạo được thiết kế chu đáo, thực sự thể hiện mục tiêu đào tạo. - Đã tiến hành thu thập thăm dò ý kiến phản hồi của sinh viên toàn trường về các hoạt động cải tiến phương pháp dạy - học. Kết quả phản hồi cho thấy việc cải tiến này thực sự đã giúp ích cho sinh viên và được sinh viên hưởng ứng. Tiêu chí Phương pháp giảng dạy được đánh giá cao nhất, với 56,67% sinh viên đánh giá từ mức trung bình trở lên, trong đó 40% sinh viên đánh giá ở mức khá, tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét