Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quan điểm dạy học tích cực, người thầy là người tổ chức, hướng dẫn và tạo môi trường hợp tác, tương tác cho học sinh trong các hoạt động dạyhọc. Trình độ đào tạo; năng lực sư phạm và khả năng tổ chức các hoạt động dạy học của người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Nghiên cứu để phát triển đội ngũ GV và đội ngũ CBQL là một chức năng của khoa học giáo dục. Theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo... Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lí, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.” [17, tr. 216]. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đội ngũ nhà giáo và CBQLGD còn có những bất cập, hạn chế. Chỉ Thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD” chỉ rõ: “Số lượng GV còn nhiều bất cập, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT - XH, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng nề về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học....” [1, tr. 1]. Từ Chỉ thị này, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ -Tg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005- 2010”, với mục tiêu tổng quát: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh -1- chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo NNL; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [29, tr. 1]. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trong đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ là trọng tâm đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự và mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết khi chúng ta thực hiện chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020.Trong nghiên cứu giáo dục. Tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ HT phù hợp, đảm bảo tính chiến lược, tính cách mạng, và khoa học và đưa vào áp dụng thành công trong thực tế, là một yêu cầu thực sự bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Huyện Lập Thạch là một huyện miền núi có nền kinh tế thuần nông, kinh tế chưa phát triển so với các huyện trong Tỉnh. Song trong những năm qua Huyện uỷ, UBND Huyện Lập Thạch đã xác định rõ vai trò then chốt của giáo dục nói chung và vai trò của đội ngũ GV và HT nói riêng, đối với sự phát triển KT-XH của huyện. Những năm qua, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010, ngành GD&ĐT huyện Lập Thạch đã đạt được một số thành tựu cơ bản: Huyện đã hoàn thành vững chắc phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, tiến bộ cả về chất lượng đại trà và chất lượng HS giỏi. Đầu tư CSVC được tăng cường xây dựng theo hướng chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả tốt. Năm học 2011 - 2012, phong trào GD&ĐT xếp vị trí thứ ba trong tỉnh; năm học 2012 – 2013 chất lượng giáo dục của huyện Lập Thạch xếp vị trí thứ hai trong toàn tỉnh được UBND tỉnh tặng bằng khen. Đội ngũ HT các trường học của huyện Lập Thạch trong những năm qua được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, song vẫn còn có những hạn chế, bất cập về cơ cấu đội ngũ, về trình độ và năng lực. Nguyên nhân của tình trạng trên là ngành GD&ĐT huyện Lập Thạch chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược, chưa dự báo được nhu cầu HT lâu dài và đề ra các biện pháp đánh giá HT có căn cứ khoa học, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ HT một cách toàn diện, đáp ứng -2- yêu cầu mới. Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển đội ngũ CBQL trường Trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa” . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ HT trường THCS huyện Lập Thạch đề tài nhằm đề xuất các Biện pháp phát triển đội ngũ HT trường Trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ HT trường THCS 3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ HT trường THCS huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến 2013 3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa đến năm 2015 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển Đội ngũCBQL trường THCS 4.2.Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ HT trường Trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Chuẩn HT định hướng như thế nào trong việc phát triển đội ngũ HT THCS? - Dựa trên lý thuyết quản lý NNL và chuẩn HT, làm thế nào để đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc? 6. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và ban hành chuẩn HT của Bộ GD-ĐT được sử dụng như một công cụ pháp lý cơ bản của toàn ngành giáo dục làm tiền đề để phát triển đội ngũ HT theo hướng chuẩn hóa. Đây là việc phát triển đội ngũ HT theo định hướngchất lượng thay vì chỉ quan tâm tới số lượng đội ngũ CBQL. -3- Nếu huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS căn cứ trên chuẩn HT, phù hợp với thực tế của địa phương thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THCS của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015. 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu : Với nội dung nghiên cứu “Phát triển đội ngũ CBQLtrường Trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa” xong Đề tài này chỉ khảo sát nghiên cứu về công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Lập Thạch giai đoạn 2010-2013 và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 theo hướng chuẩn hóa.. Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của Phòng giáo dục đào tạo trong việc phát triển đội ngũ HT theo hướng chuẩn hoá. Số liệu thu thập trên địa bàn 20 trường trên tổng số 20 trường THCS ở huyện Lập Thạch). Đây đều là các trường công lập, có số học sinh dao động từ 168 đến 503 học sinh; đều là các trường hạng 2; hạng 3 trên địa bàn huyện miền núi và có số lớp từ 8 lớp đến 15 lớp.Khách thể điều tra gồm 12CBQL Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, 47CBQL cấp trường (Bao gồm HT; phó HT) ở các nhà trường THCS trong huyện Lập Thạch và 200 GV (mỗi trường 10 GV). 8. Các phƣơng pháp nghiên cứu: 8.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các các tài liệu lý luận, các văn kiện của Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài. 8.2.Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Điều tra bằng phiếu hỏi (gồm phiếu dành choCBQL và GV trường THCS). 8.2.2. Quan sát: Tác giả tổ chức đi quan sát HT, Phó HT ở 5 trường trong hoạt động chỉ đạo điều hành một số cuộc họp hội đồng nhà trường ( có bảng hướng dẫn ghi chép nội dung quan sát đính kèm trong phụ lục) -4- 8.2.3. Tổng kết kinh nghiệm (Thông qua các báo cáo giáo dục của UBND huyện; của Phòng GD&ĐT huyện; Ban Tổ chức huyện ủy từ năm 2009 đến nay). 8.2.4. Phỏng vấn: Lựa chọn những khách thể khảo sát có kinh nghiệm và năng lực liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch để trưng cầu ý kiến. 8.3. Nhóm phƣơng pháp khác: sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ HT trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hoá Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS theo hướng chuẩn hóa ở huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc -5- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ HT theo chuẩn. Vấn đề phát triển đội ngũ HT là một phạm trù của khoa học quản lý, lại phải đáp ứng được yêu cầu đầy biến động của cả hiện tại và tương lai, do đó cần phải quán triệt các quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử toàn diện kết hợp hài hòa với khoa học, dự báo thì mới có thể giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu. Hơn nữa khi đất nước ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH đất nước, yêu cầu về NNL xã hội nói chung đang bao hàm nội dung rất mới mẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa đội ngũ nhà giáo với phát triển NNL xã hội; các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá, hiện đại hóa, đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục...đều mang tính thời sự, cấp thiết trong lý luận cần được nghiên cứu, phát triển lên một tầm cao mới. Tính cấp thiết phụ thuộc vào quá trình phát triển KT-XH. 1.1.1.Tổng quan trên thế giới Về phát triể n nguồn nhân lực (NNL), trong báo cáo phát triển con người của UNDP từ 1995 đến nay mà gần đây là báo cáo phát triển con người năm 2011 phần lớn các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao là những nước có hệ thống giáo dục vào loại tốt nhất thế giới như các nước NaUy, Ôxtrâylia, Hà Lan, Hoa Kỳ, New Zealand hoặc các nư ớc có trình độ phát triển nhanh ở khu vực Châu Á nh ư Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc... Điề u đó cho thấ y vấ n đề phát triể n NNLvà phát triể n giáo du ̣c gắ n bó chă ̣t chẽ với nhau. Phát triển NNL(HRD) là mô ̣t nô ̣i dung nghiên cứu quan trọng và nhận đươ ̣c sự chú ý đă ̣c biê ̣t của các nhà nghiên cứu quản lý giáo du ̣c trên thế giới . Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối trẻ nhưng lại khá cũ trong thực hành (Swanson và Holton, n.d). Nhiều nghiên cứu về phát triển NNL ở Mỹ nhắc tới Richard A. Swanson. Ông là giáo sư tại Đại học Minnesota chuyên nghiên cứu về hiệu năng của tổ chức, vai trò chiến lược phát triển NNL, -6-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét