Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Trong Bộ Tư bản, Chủ nghĩa Mác đã coi vai trò của nhà quản lý
giống như vai trò của nhạc trưởng trong dàn nhạc. Ông viết: “…Một người
độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải
có nhạc trưởng”.
Ở Việt Nam, khoa học quản lý tuy còn non trẻ, song nó đã có những
thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội trong những
điều kiện cụ thể, tương ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề ra được
những giải pháp quản lý trong lĩnh vực quản lý và phát triển giáo dục - đào
tạo ở Việt Nam có hiệu quả như PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang “Những
khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” đã đề cập đến những khái
niệm cơ bản của quản lý, quản lý giáo dục, các đối tượng của khoa học
quản lý giáo dục.
PGS-TS Đặng Bá Lãm, PGS-TS Phạm Thành Nghị “Chính sách và kế
hoạch phát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết
và mô hình chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục, GS-TSKH
Vũ Ngọc Hải, PGS-TS Trần Khánh Đức: “Hệ thống giáo dục hiện đại trong
những năm đầu thế kỷ XXI”; PGS-TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý nhà nước về
giáo dục, đào tạo” đã trình bày những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát
triển giáo dục và hệ thống giáo dục, làm rõ tư tưởng quản lý [15, 31].
Nguồn nhân lực thực hiện quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển
giáo dục và hệ thống giáo dục chính là đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh.
Những lực lượng này cần phải được phát triển, nâng cao chất lượng đáp ứng
yêu cầu trong thời kỳ mới. Đã có một số luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại các
nhà trường như:
4
- Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý của CBQL Trung tâm giáo
dục thường xuyên - Dạy nghề cấp huyện ở tỉnh Bắc Giang, của Nguyễn Xuân
Phương, năm 2006.
- Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục trong công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc
Giang, của Nguyễn Văn Thêm, năm 2006.
- Các giải pháp quản lý của Phòng Giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học tỉnh Bắc Giang, của Nguyễn Văn Toàn,
năm 2006.
- Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Bắc Mê tỉnh Hà
Giang, của Đỗ Trọng Thân, năm 2009.
- Giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, của Hà Thị Thanh Thuỷ, năm 2009.
Các luận văn trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về số
lượng, cơ cấu và xây dựng đội ngũ CBQL trường Tiểu học, THCS trên một
địa bàn cấp huyện hoặc đã đề cập đến đối tượng CBQL trường THCS của cả
tỉnh nhưng mới đi sâu vào một nội dung là quy hoạch đội ngũ.
Mặc dù có những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường THCS ở địa phương, nhưng ở thành phố Bắc Giang chưa có
đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL
trường THCS một cách toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp phát
triển đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Bắc Giang là rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục để phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn hiện nay.
5
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành
phố trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS một cách phù
hợp, sáng tạo, khả thi thì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sẽ đáp ứng tốt yêu
cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS nói riêng.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS và thực
trạng quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý các trường THCS thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành phố
trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thuộc thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
7. Giới hạn đề tài
- Trong phạm vi phân cấp quản lý cho Phòng Giáo dục huyện, thị trực
thuộc tỉnh đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những biện pháp quản lý phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
- Đề tài chỉ giới hạn điều tra, khảo sát từ năm học 2006-2007 đến nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục;
về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, một số văn bản khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu sách, tài liệu, báo cáo khoa học về quản lý, quản lý giáo
dục, quản lý đội ngũ.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm đưa ra những khái niệm, nhận
định chính xác về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội
ngũ CBQL trường THCS nói riêng.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát: để đưa ra những nhận định, phán đoán của cá nhân về
những vấn đề sẽ tìm hiểu, phân tích. Quan sát từ các báo cáo trên giấy tờ đến
quan sát thực tế tại các nhà trường.
- Điều tra, phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn từ giáo viên đến cán bộ quản
lý dưới dạng phiếu hỏi nhằm đưa ra những kết luận chính xác, thuyết phục về
những vấn đề nghiên cứu.
- Trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia: để vấn đề nghiên cứu
được nhìn nhận một cách chính xá, khách quan, mang tính khoa học.
- Sử dụng phần mềm quản lý cán bộ: để phân tích, tổng hợp, thống kê
các thông tin về số lượng, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ quản lý trường THCS một cách chính xác.
- Dùng thuật toán: để xử lý số liệu vẽ các sơ đồ, biểu đồ minh hoạ về
thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.
9. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn công tác quản lý của
Phòng Giáo dục đối với đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở trong điều
kiện kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
7
- Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục trong
việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
10. Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
của phòng giáo dục thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Chƣơng 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS của phòng giáo dục thành phố Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay
8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Cán bộ quản lý
Theo từ điển tiếng Việt, CBQL là “người làm công tác có chức vụ trong
một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ”.
CBQL có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó của một tổ chức được cơ quan
cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước. Cấp phó giúp việc
cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về công việc được phân công. CBQL được phân ra nhiều cấp bậc
khác nhau: CBQL cấp Trung ương; CBQL cấp địa phương; CBQL cấp cơ sở.
Với tầm quan trọng của người CBQL, đòi hỏi phải có những phẩm chất và
năng lực điển hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng người CBQL phải có
những phẩm chất sau:
- “Phải độ lượng vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công
vô tư, không thành kiến khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi.
- Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mình
không ưa.
- Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn
kém, giúp cho tiến bộ.
- Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà xa cách cán bộ tốt
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần mình”.
Từ các khái niệm và yêu cầu nêu trên đối với CBQL, có thể thấy rằng
CBQL là chủ thể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức, được cấp trên ra
quyết định bổ nhiệm, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động,
ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị.
Người quản lý vừa là người lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị, vừa chịu
sự chỉ đạo, quản lý của cấp trên.
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét