Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực

13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Trên thế giới Ngay từ thời cổ đại, HĐDH và QL HĐDH đã được các nhà giáo dục cả phương Đông và phương Tây nghiên cứu và tổng kết. Khổng tử ( 551 - 475 trước Công nguyên) - nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn của Trung Hoa cổ đại đã cho rằng đất nước muốn vững mạnh, phồn thịnh thì phải chú trọng đến ba yếu tố: đông dân, dân giàu và dân được giáo dục. Như vậy, giáo dục là yếu tố không thể thiếu trong xã hội. Trong dạy học, ông đề cao việc tự học, tự tu dưỡng, phát huy tính tích cực sáng tạo, phát huy năng lực nội sinh, dạy học phải sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng, kết hợp học với hành, lý thuyết gắn với thực tế, phát triển động cơ hứng thú, ý chí của người học. Đến nay phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn là bài học lớn cho thế hệ chúng ta học tập. Ở phương Tây, nhà sư phạm J.A Cômanxiki (1592 - 1670) khi đặt nghiên cứu đề xuất hệ thống các nhà trường cũng đề cập đến vấn đề QL HĐDH. Ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. Theo ông, quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp thu tri thức phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép, người ta chấp nhận bất kỳ điều gì. Ông cũng đã đưa ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị lớn như: nguyên tắc trực quan, nguyên tắc phát huy tính tích cực tự giác của học sinh, nguyên tắc hệ thống và liên tục, nguyên tắc củng cố kiến thức, nguyên tắc dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh, dạy học phải thiết thực, dạy học theo nguyên tắc cá biệt.... Tiếp thu và phát triển tư tưởng của các bậc tiền nhân, các nhà nghiên cứu giáo dục đời sau đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về HĐDH, QL HĐDH và ngày nay, cùng với sự phát triển của những nhà khoa học khác, 14 QLGD đã trở thành một ngành khoa học ngày càng phát triển trong đó có nội dung QL HĐDH. 1.1.2.Tại Việt Nam Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học. HĐDH xuất hiện từ rất sớm, đến thời nhà Trần, thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370) đã không màng tới việc làm quan, ông làm thầy giáo một đời để làm thầy giáo của muôn đời. Thời nhà Lê, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi (1380 - 1442) đã đưa ra thuyết trị nước: lấy dân làm gốc. Ông đã khuyên nhà vua phải chăm dân thì mới giành được nước và xây dựng được đất nước. Theo ông, QL đất nước là phải “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Như vậy, từ xa xưa ông cha ta đã biết làm thế nào để QL đất nước tốt nhất, QL việc dạy học tốt nhất. Sau cách mạng tháng Tám nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu khoa học QL giáo dục như công trình nghiên cứu “Cơ sở khoa học QLGD” của tác giả Nguyên Minh Đại, “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo; các nhà nghiên cứu như Nguyễn Cảnh Toàn, Trần Kiểm, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Gia Quí, Trần Kiều, Phạm Viết Vượng... trong các công trình nghiên cứu của mình đã bàn về QL HĐDH hoặc những vấn đề liên quan đến QL HĐDH. Gần đây nhiều luận văn thạc sỹ khoa học GD, chuyên ngành QLGD đã nghiên cứu về QL HĐDH trong các cơ sở đào tạo ở nhiều nơi, nhiều bậc học dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số đề tài như: - “Biện pháp QL HĐDH của hiệu trưởng trường trung học phổ thông An Hải Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thanh Bình năm 2008 [15]. - “Quản lý HĐDH của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định” của tác giả Bùi Anh Đào năm 2011 [21] 15 - “Biện pháp cải tiến QL HĐDH ở học viện kỹ thuật mật mã” của tác giả Đặng Thị Xuân Lương, năm 2008 [33]. - “Biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Tây Nguyên” của tác giả Lê Minh Hiền, năm 2008 [29]. - “Một số biện pháp QL HĐDH của phòng đào tạo trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, năm 2011 [28]. 1.2. Những khái niệm liên quan đến Quản lý, Quản lý giáo dục và Quản lý nhà trường 1.2.1. Quản lý, chức năng của quản lý Trong toàn tập Các Mác - Ănghen toàn tập chỉ rõ “QL xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể QL đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”[29]. Ngày nay, có rất nhiều cách hiểu và giải thích thuật ngữ QL. Kinh tế học, hành chính học, luật học, điều khiển học, xã hội học v.v… đều sử dụng thuật ngữ QL với nội dung phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mình. F.V. Taylor (1856- 1915) người Mỹ cho rằng : QL là một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất. Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ “QL là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL có hệ thống là quá trình tác động hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [26] Theo tác giả Trần Kiểm “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [31] . 16 Tác giả Hồ Văn Vĩnh và Trần Quốc Thành có cùng quan niệm : QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt tới mục tiêu, đúng với ý chí nhà QL, phù hợp với quy luật khách quan. Như vậy có thể nói QL là phương thức tốt nhất đề đạt mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, nói rộng hơn là một quốc gia hay toàn thế giới. Khi đề cập vai trò của QL, Các Mác đã viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển bản thân, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [29]. Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động. QL – đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn, sửa sang và sắp xếp để cho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển. QL là một loại lao động đặc biệt, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. QL được xem là một nghề nhằm dẫn dắt trong một hoàn cảnh nhất định, một nhóm người để đạt được các mục tiêu phù hợp với mục đích của tổ chức. QL được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Đó là cơ sở hình thành các chức năng QL. Từng chức năng có tính độc lập tương đối nhưng chúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, QL bao gồm 4 chức năng cơ bản liên quan mật thiết với nhau. Đó là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, và thông tin QL. Có thể mô hình hoá mối quan hệ giữa các chức năng QL như sau: Kế hoạch hoá Tổ chức hoá Chỉ đạo thực hiện Thông tin phục vụ QL Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các chức năng của QL 17 Kiểm tra 1.2.2. Quản lý giáo dục Cũng như khái niệm QL, QLGD được hiểu theo nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác nhau. Trong cuốn cơ sở lý luận của khoa học QLGD, tác giả M.L. Konđacốp đã định nghĩa “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục” [30]. Tác giả Nguyễn Quốc Chí cho rằng “QLGD thực hiện chức năng ổn định, duy trì đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế - xã hội. QLGD nhằm phối hợp với các ngành, các lực lượng xã hội tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. QLGD thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc thực hiện 4 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [18]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “QLGD thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [32]. Sự thực thuật ngữ QLGD được xem xét dưới 2 cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. QLGD cấp vĩ mô là QL một nền/hệ thống giáo dục. Ở cấp độ này, QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật.…) của chủ thể QLGD đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh...các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt mục tiêu phát triển giáo dục. QLGD cấp vi mô xem như QL trường học/tổ chức giáo dục cơ sở. Ở cấp độ này QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật.…) của chủ thể QLGD một cơ sở giáo dục đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham gia 18

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét