Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban

dục ở từng cấp học nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, SGK hiện nay. + Khi Bộ GD&ĐT chưa triển khai phân ban đại trà trong cả nước, sự nghiệp giáo dục của huyện Văn Lâm là một trong những đơn vị tiên tiến xuất sắc của tỉnh Hưng Yên. Chất lượng GD&ĐT ở các trường THPT của huyện Văn Lâm luôn đạt thành tích cao với nhiều tập thể tiên tiến xuất sắc, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, nhiều học sinh đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Tuy nhiên khi Bộ GD&ĐT triển khai phân ban đại trà trong cả nước thì kết quả hoạt động dạy học của các trường THPT huyện Văn Lâm có dấu hiệu giảm sút. Số lượng giáo viên, học sinh đạt giải trong kì thi cấp Tỉnh có năm thấp hơn khi chưa phân ban. Kết quả đỗ tốt nghiệp hầu như không đổi nhưng kết quả thi đỗ đại học giảm đáng kể. Nguyên nhân của việc giảm sút chất lượng dạy học của các trường THPT huyện Văn Lâm như trên là do Ban giám hiệu các trường THPT huyện Văn Lâm chưa đề ra hệ thống các biện pháp đồng bộ quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu phân ban. Từ các lý do trên tác giả chọn đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường Trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban". Kết quả nghiên cứu này hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THPT huyện Văn Lâm, đáp ứng, phù hợp với yêu cầu phân ban của Bộ GD&ĐT. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu phân ban góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 4 3.2. Đối tượng nghiêm cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu có hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu phân ban tốt thì kết quả dạy và học của thầy và trò các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên sẽ được nâng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học các trường phổ thông nói chung, các trường THPT nói riêng 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Không gian Hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban. 6.2. Thời gian Khảo sát hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên từ năm 2007 đến 2010. 6.3. Nội dung Trong thời gian và khả năng cho phép, đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học các trường THPT ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (2 trường THPT). 5 6.4. Mẫu khảo sát + Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học trường THPT Văn Lâm và trường THPT Trưng Vương, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. + Đối tượng khảo sát: - Cán bộ quản lý, chuyên viên Sở GD&ĐT Hưng Yên (đặc biệt phòng THPT). - Ban giám hiệu, các tổ trưởng tổ chuyên môn 2 trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Giáo viên 2 trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích hệ thống các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT. 7.2. Điều tra bảng hỏi Tiến hành nghiên cứu điều tra dành cho các đối tượng là: Cán bộ phụ trách phòng THPT Sở GD&ĐT Hưng Yên, cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Văn Lâm. 7.3. Phương pháp quan sát 7.4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục 7.5. Sử dụng thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học THPT theo chương trình phân ban. Chƣơng 2: Thực trạng dạy học, quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHƢƠNG TRÌNH PHÂN BAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu (chủ yếu các luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục) về quản lý hoạt động dạy học ở các trường thuộc các cấp học nói chung, trường THPT nói riêng ở các địa bàn khác nhau. Tuy nhiên với thời gian có hạn, chúng tôi tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Dạy học Theo từ điển Tiếng Việt “Dạy là truyền đạt, bày nhủ cho người khác biết kiến thức văn hoá, kỹ thuật, đạo đức. Còn học là thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng được truyền giảng hoặc từ sách vở”. Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tại như một hoạt động xã hội. Nó gắn liền với hoạt động của con người, hoạt động dạy và hoạt động học của Thầy-Trò nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Dạy học là một con đường cơ bản nhằm phát triển trí tuệ nói riêng hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung. Dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học. Với những nghĩa đó chúng ta có thể hiểu: Dạy học là hoạt động tương tác giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên tổ chức, truyền đạt hệ thống những tri thức khoa học mà loài người đã tích luỹ được. Học sinh tự tổ chức, tự điều khiển, tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh một cách sáng tạo các kiến thức do giáo viên truyền thụ. 7 1.2.2. Quá trình dạy học + Quá trình được xem xét như một hệ thống toàn vẹn. Hệ thống toàn vẹn là một hệ thống bao gồm những thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. + Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học-hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. + Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của người giáo viên, người học tự giác tích cực chủ động, tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức-học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. [30, Tr.133]. 1.2.3. Hoạt động dạy học 1.2.3.1. Hoạt động + Theo quan điểm Mác-Anghen: “Hoạt động của con người là quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên. Một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. + Khi hoạt động là đối tượng của tâm lý học thì “Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai cực chủ thể-khách thể. Theo nghĩa rộng nó là đơn vị phân tử chứ không phải đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể. Đời sống của con người là một đơn vị thống nhất các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động theo nghĩa hẹp hơn tức là ở cấp độ tâm lý học, là đơn vị của đời sống mà khâu trung gian là phản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng”. Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh diễn ra liên tiếp, thâm nhập vào nhau sinh thành ra nhau. Kết quả của hoạt động dạy học chính là hướng đến sự chiếm lĩnh tri thức phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách cho người học. 1.2.3.2. Hoạt động dạy của giáo viên 8 Hoạt động dạy của giáo viên là “Sự tổ chức điều khiển tối ưu quá trình học lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách của mình”. [22, Tr.21]. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học, thực hiện hai chức năng truyền đạt hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo kể cả phương pháp nhận thức cho học sinh và điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm phát triển trí tuệ, phát triển năng lực, yếu tố cơ bản, trực tiếp hình thành nhân cách phát triển toàn diện ở học sinh. Nội dung của hoạt động dạy học được quy định trong chương trình, bằng hình thức nhà trường. Để thực hiện được hoạt động dạy giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, tổ chức lên lớp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.2.3.3. Hoạt động học của học sinh Hoạt động học là “Hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định”. [22, Tr.21]. Học sinh là chủ thể hoạt động học, thực hiện hai chức năng lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục một cách tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm chuyển văn hoá nhân loại thành năng lực của bản thân, học để hành, để vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó với phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Để thực hiện hoạt động học, học sinh phải tiến hành học tập ở trường với sự hướng dẫn của thầy và tự học. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét