Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Một số biện pháp quản lý chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại trường Đại học Y Hải Phòng

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lí là hoạt động có định hƣớng, có chủ định của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức” [ 17 tr.: 1]. Theo tác giả Đặng Xuân Hải: “Quản lí là một quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí nhằm thực hiện mục tiêu của hệ quản lí”. Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lí là sự tác động có tổ chức. Có định hƣớng của chủ thể quản lí (ngƣời quản lí hay tổ chức quản lí) lên khách thể quản lí (đối tƣợng) về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng” [22 tr.: 7]. Dƣới góc độ của khoa học quản lí thì “Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà tổ chức đặt ra”. Vây theo các định nghĩa trên, quản lí là một khái niệm chứa trong mình các khái niệm: Chủ thể quản lí. đối tƣợng (khách thể) quản lí và mục tiêu quản lí. Ở đây ngƣời ta nhận diện các dạng quản lí thông qua nội hàm của khái niệm chủ thể quản lí, khách thể quản lí và mục tiêu mà quá trình quản lí hƣớng tới. Tuy nhiên, bản chất của quản lí là quá trình tác động của chủ thể quản lí thông qua những hoạt động chuyên biệt. Vì thế quản lí vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lí có tổ chức, có định hƣớng đều dựa trên những quy luật, những quy tắc và phƣơng pháp hoạt động cụ thể, đồng thời cũng mang tính nghệ thuật vì nó cần đƣợc vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tƣợng cụ thể, trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội. 1.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lí. 9 Bản chất và các chức năng cơ bản của quản lí là sự tác động có mục đích đến tập thể ngƣời nhằm thực hiện mục tiêu quản lí. Trong Giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) đó là tác động của nhà quản lí đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lƣợng khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu quản lí GD. Các chức năng quản lí là các hoạt động động chuyên biệt đặc thù của công tác quản lí. “Các chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể ngƣời” [ 29 tr.: 16]. Có 4 chức năng cơ bản liên quan mật thiết với nhau tạo thành quá trình quản lí đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cùng các yếu tố khác là thông tin và quyết định. Thông tin là mạch máu của quản lí. LẬP KẾ HOẠCH THÔNG KIỂM TRA TIN CHỈ ĐẠO Sơ đồ 1: Chu trình quản lí 1.1.2.1. Lập kế hoạch. 10 TỔ CHỨC Lập kế hoạch là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tƣơng lai của tổ chức và các hƣớng đi, biện pháp, cách thức để đạt đƣợc mục tiêu của mục đích đó. Nội dung chủ yếu của lập kế hoạch là: Xác định và bảo đảm về các nguồn lực của tổ chức, quyết định xem các nguồn lực nào là cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu đó. 1.1.2.2. Tổ chức. Tổ chức chính là quy trình biến ý tƣởng của kế hoạch thành hiện thực. Về phƣơng diện quản lí, tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch và mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ tổ chức có hiệu quả, ngƣời quản lí có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. 1.1.2.3. Chỉ đạo. Chỉ đạo thực chất là hoạt động dẫn dắt điều khiển của ngƣời quản lí đối với các hoạt động và các thành viên của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu quản lí. Hoạt động chỉ đạo nảy sinh từ khi thai nghén mục tiêu, đến quá trình lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, kiểm tra và đánh giá kết quả. Chỉ đạo là một hoạt động thƣờng xuyên mang tính kế thừa và phát triển. 1.1.2.4. Kiểm tra. Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lí. Kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngƣợc trong quản lí. Kiểm tra bao gồm các yếu tố sau: Xem xét, thu thập thông tin ngƣợc, đánh giá việc thực hiện công việc theo chuẩn, nếu sai lệch thì điều chỉnh uốn nắn. Vậy các chức năng quản lí có mối quan hệ mật thiết với nhau, ngƣời quản lí luôn phải nắm bắt thông tin, xử lí thông tin và tiến hành việc quản lí theo 4 chức năng trên để dẫn dắt tổ chức, cơ sở đến mục tiêu đặt ra. 1.1.3. Vai trò của quản lí. 11 Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có sự tham gia của hoạt động quản lí nhƣ: Quản lí Nhà nƣớc, quản lí GD, quản lí doanh nghiệp… Mỗi lĩnh vực tuy có đặc thù riêng song điều có nét cơ bản, đặc trƣng chung của hoạt động quản lí và chính hoạt động quản lí luôn góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả c ủa từng tổ chức, của từng con ngƣời trong một hệ thống nhất định. 1.1.4. Quản lí giáo dục. Quản lí GD là sự tác động có ý thức của bộ máy quản lí GD đến hình thức GD và hoạt động GD nhằm đƣa hoạt động GD đạt tới kết quả mong đợi. Quan hệ cơ bản của quản lí GD là quan hệ của ngƣời quản lí với ngƣời dạy và ngƣời học trong hoạt động GD. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa cấp bậc quản lí, giữa ngƣời với ngƣời (đội ngũ giáo viên - sinh viên, giữa ngƣời với công việc (quá trình hoạt động GD), giữa ngƣời với vật “cơ sở vật chất điều kiện cho GD”. Quản lí GD theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo 3 tác giả M.I. Konda Kếp, M.L. Pơ Nốp và P.V. Hudomix Ky: “Quản lí khoa học hệ thống GD có thể xác định nhƣ là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hƣớng đích có chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ GD đến các trƣờng, các cơ sở GD khác) nhằm mục đích đảm bảo việc GD xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình GD, của sự phát triển thể lực, tâm lí trẻ, thiếu niên và thanh niên”[ 42 tr.: 10]. Quản lí GD, quản lí trƣờng học là một chuỗi tác động hợp lí có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch với tinh thần tự giác, mang tính tổ chức sƣ 12 phạm của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lƣợng GD trong và ngoài trƣờng làm cho quy trình này vận hành đến việc hoàn thành mục đích dự kiến. “Quản lí GD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đƣa hoạt động GD tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống GD quốc dân” (Lí luận quản lí GD - Quản lí nhà trƣờng - Nguyễn Gia Quý). 1.1.5. Chất lƣợng. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một ngƣời, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác” [48 tr.: 19]. Khái niệm chất lƣợng dùng để chỉ những giá trị vật chất, giá trị sử dụng của một vật phẩm, một sản phẩm trong hệ quy chiếu với một chuỗi giá trị nào đó có tính quy ƣớc, có tính chất xã hội. Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thoả mãn nhu cầu mà nhu cầu thì luôn biến động nên chất lƣợng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng. Vậy chất lƣợng có tính thời gian, không gian và gắn liền với sự phát triển “Chất lƣợng là một khái niệm tƣơng đối rộng, đa chiều và với những ngƣời ở những cƣơng vị khác nhau, có thể có những ƣu tiên khác nhau khi xem xét nó: Ví dụ: Đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên thì ƣu tiên của khái niệm chất lƣợng phải là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Còn đối với ngƣời sử dụng lao động, ƣ u tiên về chất lƣợng của họ lại là ở đầu ra, tức là ở trình độ năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trƣờng” [ 22 tr.: 32]. Do vậy, không thể nói tới chất lƣợng nhƣ một khái niệm nhất thể, chất lƣợng cần đƣợc xác định kèm theo mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Có thể nói 13 một cách tổng quát “Chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích, yêu cầu” [28 tr.: 1]. 1.1.6. Chất lƣợc GD. Chất lƣợng GD là sự thoả mãm tối đa các mục tiêu đã đặt ra đối với sản phẩm GD, là sự hoàn thiện trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ đã xác định và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội hoặc cá nhân, đồng thời thoả mãn đƣợc yêu cầu đa dạng của kinh tế - xã hội luôn phát triển. Nhƣ vậy chất lƣợng gắn liền với các hiệu quả trong và ngoài của sản phẩm GD. Trong cuốn Higher Education Acheving Quanlity tác giả viết: “Chất lƣợng GD khác với chất lƣợng sản phẩm sản xuất kinh doanh. Chất lƣợng sản phẩm chỉ cần đƣợc tiến hành kiểm tra công dụng của nó có đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó không. Còn chất lƣợng GD chính là những đặc tính mà nhà trƣờng và xã hội đánh giá là có giá trị và cần phải đạt tới” [2 tr.: 30]. Khi đánh giá chất lƣợng GD, ngƣời ta thƣờng dựa vào các tiêu chí sau: Thành tích về học tập, tỷ lệ về điểm số, kết quả giữa các kỳ thi, thi tốt nghiệp, chất lƣợng đào tạo. “Chất lƣợng GD là mức độ đạt đƣợc mục tiêu GD [18]. 1.1.7. Chất lƣợng đào tạo. “Chất lƣợng đào tạo đƣợc hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động GD-ĐT có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quá trình đó” [49 tr.: 119]. “Chất lƣợng GD là một phạm trù lịch sử. Không nên xem chất lƣợng GD ở khâu cuối cùng, ở kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo mà phải xem xét từ đầu vào (Input - Nguồn nhân lực, vật lực, tài lực…), quá trình (năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng dạy…) và đầu ra (Output - Chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp, sự đáp ứng của sinh viên với thị trƣờng lao động)” [22 tr.: 34]. 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét