Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Con người là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, nhân
tố quyết định sự phát triển, trình độ văn minh và sự tiến bộ của mỗi xã hội, mỗi
quốc gia, mỗi tổ chức. Sức mạnh hay năng lực làm việc của con người ngoài yếu tố
sức khỏe, cái vỏ, cái chứa đựng và duy trì tính bền vững của năng lực, thì các yếu tố
về thái độ, nhận thức, kiến thức và kỹ năng là những nhân tố được coi là cái bên
trong có tính quyết định đến sức mạnh của mỗi con người cụ thể. Sức mạnh đó là
vô tận, nó được hình thành và phát triển liên tục thông qua quá trình học tập, lao
động và rèn luyện. Nói cách khác, sức mạnh hay năng lực làm việc, của con người
là kết quả của quá trình ĐTBD. Hay ĐTBD là công cụ chủ yếu để tạo lập và nâng
cao sức mạnh, năng lực làm việc của mỗi người. Vì vậy, công tác ĐTBD về nhận
thức, kiến thức và kỹ năng làm việc cho con người luôn được các nước hết sức coi
trọng, nhiều nước coi đó là quốc sách cho sự phát triển đất nước.
Hiện tại ở nước ta, công tác ĐTBD nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và
BD CBCC của bộ máy QL nhà nước nói riêng đang được Đảng và Nhà nước hết
sức quan tâm vì:
Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng, có tính quyết định của
nguồn nhân lực đối với việc phát triển đất nước, ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác ĐTBD đối với việc tạo dựng và nâng cao sức mạnh của nguồn nhân lực;
Thứ hai, Đảng và Nhà nước cũng nhận thức rõ tiềm năng và thực trạng về năng
lực làm việc của nguồn nhân lực của đất nước vốn đã nhiều năm được đào tạo và làm
việc trong cơ chế cũ. Cụ thể nguồn nhân lực đông về số lượng, song không mạnh về
năng lực làm việc, thiếu và yếu trình độ, kỹ năng chuyên môn, hiểu biết về ngoại ngữ,
pháp luật còn thấp, nhất là các kiến thức chung theo chuẩn quốc tế. Nếu so với yêu cầu
chung của quốc tế nguồn nhân lực của nước ta còn rất nhiều điểm bất cập;
Thứ ba, trong hoàn cảnh hiện nay, nước ta đã và đang tham gia hội nhập sâu
rộng vào các quan hệ quốc tế với nhiều nước vốn có nền kinh tế và văn hóa phát
triển rất cao, cộng với xu thế phát triển rất nhanh, mạnh mẽ của khoa học, công
10
nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tếđã đặt công tác ĐTBD nguồn nhân
lực nước ta vào một tình thế hết sức cần kíp và khẩn trương, nếu chúng ta muốn
nguồn nhân lực của đất nước có đủ sức tham gia vào quá trình hội nhập và có được
kết quả tốt trong công cuộc hội nhập quốc tế;
Thứ tư, ngoài các vấn đề có tính cấp bách đối với công tác BD năng lực làm
việc cho nguồn nhân lực nêu trên. Việc BD kiến thức cho nguồn nhân lực còn nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về việc nâng cao trình độ dân trí, làm cho nguồn
nhân lực đủ sức tham gia vào công cuộc hội nhập ngày càng sâu, rộng và khẳng
định được vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu trên, công tác ĐTBD nguồn nhân lực phải được làm
thật tốt chúng ta mới có được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nếu không chúng
ta không chỉ đơn thuần tạo ra sự lãng phí về vật chất và thời gian của đất nước, mà
cái mất lớn nhất sẽ là làm cho đất nước bị tụt lùi trong sự tiến bộ của nhiều quốc gia
khác. Chính vì thế, việc quan tâm tới các biện pháp nâng cao chất lượng ĐTBD là
công việc rất quan trọng trong công tác ĐTBD nguồn nhân lực của đất nước hiện
nay. Trong nhiều công việc cần làm để nâng cao chất lượng ĐTBD nguồn nhân lực,
công tác QL các HĐBD được lựa chọn là những việc cần phải giải quyết trước. Bởi
lẽ nó là mắt xích có liên quan đến tất cả các thành phần tham gia vào quá trình
ĐTBD, nó được xem như cái nút thắt cần tháo gỡ để khai thông và giải quyết các
vấn đề tiếp theo của quá trình ĐTBD nguồn nhân lực.
BD nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Ngành nông nghiệp là vấn đề luôn
nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành nông nghiệp, cán bộ lãnh đạo
Trường Cán bộ quản lý NN & PTNT I.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài, báo cáo, hay chương trình
nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC hành
chính nói chung. Đặc biệt, nghiên cứu về vấn đề BD CBCC ngành nông nghiệp đã
có các công trình, bài viết của các tác giả:
ThS. Trần Thị Kim Ngân: Nghiên cứu phương pháp đào tạo, BD theo vị trí
công việc của CBCC ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Đề tài khoa học
cấp cơ sở năm 2011.
11
ThS. Hoàng Ngọc Cách: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo BD CBCC
Bộ nông nghiệp và PTNT- Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010.
GVC. Phạm Xuân Nhật: Nghiên cứu giải pháp đào tạo BD công chức kiểm
lâm - Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2009.
Chương trình GVC. Phạm Xuân Nhật: Chương trình khung đào tạo BD CBCC
giai đoạn 2007-2012, năm 2006.
Bộ NN & PTNT – Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020;
“Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC”.
Các công trình nghiên cứu, tài liệu trên đã đạt được những kết quả đáng kể
góp phần cải thiện, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, BD của nhà trường. Đề
tài “Nghiên cứu phương pháp đào tạo, BD theo vị trí công việc của CBCC ngành
Nông nghiệp và phát triển nông thôn” đã đề xuất được một số phương pháp đào
tạo, BD hữu ích thiết thực với từng nhóm đối tượng cụ thể (theo vị trí công việc).
Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở khâu đề xuất các phương pháp ĐT, BD chứ
chưa đưa ra được các biện pháp QL hoạt động ĐT, BD.
Với đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Nhật cũng vậy, tác giả mới chỉ
nghiên cứu đề xuất giải pháp đào tạo, BD cho một đối tượng cụ thể là công chức
Kiểm lâm. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng mới chỉ đề xuất những giải pháp
chung chung và tập trung chủ yếu vào chương trình ĐTBD.
Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC Bộ Nông nghiệp và
PTNT” của tác giả Hoàng Ngọc Cách được đánh giá là một nghiên cứu có giá trị, có
tính khả thi cao. Có thể nói công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được bức tranh tổng thể
của vấn đề đào tạo, BD của trường trong những năm qua. Đồng thời tác giả cũng đề
xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo BD CBCC Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
Dựa vào những kết quả đã đạt được từ những nghiên cứu trên, và để góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp đào tạo, BD của nhà trường. Tác giả thiết
nghĩ, công tác QL các HĐBD của nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng,
thiết yếu quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo, BD CBCC tại nhà
trường. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu các biện pháp QL HĐBD
12
nhằm góp phần nâng cao chất lượng BD CBCC của Bộ Nông nghiệp và PTNT làm
đề tài của mình. Trong đề tài, tác giả phân tích thực trạng công tác QL và chất
lượng ĐTBD CBCC Bộ Nông nghiệp trong 3 năm 2009-2011, từ đó đề xuất một số
biện pháp QL HĐBD phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, BD CBCC tại
trường. Chất lượng ĐTBD quyết định sự nghiệp cũng như thương hiệu của nhà
trường. Với mục tiêu trên, tác giả hy vọng nghiên cứu của mình sẽ ít nhiều đóng
góp vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện và đổi mới sự nghiệp ĐTBD của nhà
trường, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của ngành
nói riêng và sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung trong thời kỳ hội nhập, và
đồng thời góp phần vào công cuộc đào tạo, giáo dục tạo ra những sản phẩm nguồn
nhân lực chất lượng cao cho ngành và cho xã hội.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là m ột da ̣ng lao đ ộng xã hội mang tính đặc thù, gắ n liề n và phát triể n
cùng với lich sử phát triể n của loài ngư ời. Từ khi có sự phân công lao động trong xã
̣
hội đã xuấ t hiện một da ̣ng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điề u khiể n các hoa ̣t động
lao động theo những yêu cầ u nhấ t đinh . Dạng lao đ ộng mang tính đặc thù đó đư ơ ̣c
̣
gọi là hoạt động quản lý.
Khái niệm "QL" được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếp
cận khác nhau.
- QL là việc tổ chức, điều khiển HĐ của một đơn vị cơ quan. [30, tr.616]
- QL là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến khách thể
QL về chính trị, văn hóa, kinh tế…bằng một hệ thống các luật định, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. [24, tr.17]
- Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt đông QL là các tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người quản lý ) đến khách thể QL (người bị
quản lý) – trong một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện nay,
hoạt động QL được định nghĩa rõ ràng hơn: QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ
13
chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra. [6, tr.9]
Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách khái quát rằng "QL là những
HĐ của chủ thể QL tác động vào khách thể QL để đảm bảo cho tổ chức tồn tại, ổn
định và phát triển lâu dài vì mục tiêu, lợi ích của tổ chức"
* Các chức năng QL
Lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng QL, là cái khởi
điểm của một chu trình QL. Lập kế hoạch là quá trình xác lập mục tiêu, thời gian,
biện pháp, dự báo trước kế hoạch và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu
đó. Nói cách khác lập kế hoạch là xác định trước xem phải làm gì, làm như thế nào,
khi nào làm và ai làm. Căn cứ thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ vào mục
tiêu cần phải hướng tới để cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ cử tổ chức trong từng
thời kỳ, từng giai đoạn. Từ đó tìm ra con đường, biện pháp đưa đơn vị đạt được
mục tiêu.
Tổ chức: Là quá trình thiết lập cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ
phận. Từ đó, chủ thể QL tác động đến đối tượng QL một cách có hiệu quả bằng
cách điều phối các nguồn lực của tổ chức như nhân lực, vật lực và tài lực. Quá
trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu: Tính tối
ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy và tính kinh tế. Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ
chức QL cần tính đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đó là những
điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ
chức thực hiện.
Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể QL nhằm điều hành tổ chức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Lãnh đạo bao
hàm cả liên kết, liên hệ, uốn nắn HĐ của người khác và động viên họ, hướng dẫn,
chỉ đạo họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong
chức năng chỉ đạo, chủ thể QL phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân
viên dưới quyền và hướng dẫn, quan sát, phối hợp, động viên ... để thuyết phục,
thúc đẩy họ HĐ đạt được các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau.
14
Kiểm tra: Là HĐ của chủ thể QL tác động đến khách thể QL thông qua một cá
nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực tế, đánh giá, giám sát thành quả HĐ, đồng
thời uốn nắn, điều chỉnh các sai sót lệch lạc nhằm thúc đẩy hệ thống sớm đạt được
mục tiêu đã định. Để tiến hành kiểm tra, cần phải có các tiêu chuẩn, nội dung và
phương pháp kiểm tra, dựa trên các nguyên tắc khoa học để hình thành hệ thống
kiểm tra thích hợp.
Ngoài 4 chức năng QL trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong
QL. Vì thông tin là nền tảng, là huyết mạch của QL, không có thông tin thì không
có QL hoặc QL mắc sai phạm, nhờ có thông tin mà sự trao đổi qua lại giữa các chức
năng được cập nhật thường xuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Có
thể mô hình hoá mối quan hệ giữa các thành tố trên bằng mô hình sau:
Các chức năng QL
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Sơ đồ 1.1. Chức năng QL
1.2.2. Quản lý giáo dục và QL nhà trường
1.2.2.1. QL giáo dục
Khái niệm về QLGD cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy vậy, xét trên
bình diện chung, chúng ta có thể tiếp cận một số khái niệm:
- QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ giáo dục, kế hoạch hóa, tài
chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để
tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng. [33, tr.16]
- QLGD nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thố ng các tác động có
mục đích, có kế hoa ̣ch hơ ̣p quy lu ật của chủ thể quản lý nhằ m làm cho cả h ệ thố ng
vận hành theo đư ờng lố i và nguyên lý giáo du ̣c của Đảng , thực hiện đư ơ ̣c các tính
chấ t của nhà trư ờng xã hội chủ nghia Việt Nam, mà tiêu điể m hội tu ̣ là quá trình da ̣y
̃
15
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét