Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội

môi trƣờng xung quanh. Bên cạnh đó các tác giả cũng phủ nhận ý thức đã làm mất đi tính chủ thể, tính xã hội của HV của con ngƣời [20]. Khắc phục những hạn chế của thuyết hành vi cổ điển trên, thuyết hành vi mới đã đƣa thêm vào công thức S – R các biến số trung gian làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng. Theo Tolman, một đại diện tiêu biểu cho rằng HV của cơ thể là tổng hòa các cử động HV chứ không phải là phản ứng đáp trả của cơ thể đối với các kích thích. Các cử động HV có cả các sự kiện vật lí và sinh học cũng nhƣ các thuộc tính cá nhân của bản thân. HV là một động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính định hƣớng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh [6]. Skinner đại diện tiêu biểu nhất của thuyết hành vi mới. Ông đổi mới thuyết hành vi cũ Watson, hình thành thuyết hành vi mới với ba dạng HV: HV vô điều kiện, HV có điều kiện và HV tạo tác. Ba loại HV này có ba cơ sở tƣơng ứng với bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình điều kiện tạo tác với nguyên tắc hoạt động giống phản xạ của hệ thần kinh. Một điểm mới trong luận điểm của Skinner là nhấn mạnh đến yếu tố xã hội – văn hóa chi phối đến việc hình thành HV con ngƣời. Skinner năm 1938 đã đƣa ra định nghĩa về HV trong tác phẩm “Hành vi của tổ chức sống” (The Behavior of Organisms): “HV là những gì sinh vật làm, hay chính xác hơn là những gì quan sát thấy khi thấy sinh vật làm. Nhƣng để nói rằng chỉ qua quan sát mà có đƣợc một mẫu HV nhất định là hoàn toàn chƣa chính xác. Một phần nào đó HV là chức năng sinh vật tham gia hành động dựa trên hoặc có quan hệ với thế giới bên ngoài” [27]. Các nghiên cứu về HV sau này cho thấy HV phản ánh các hoạt động do con ngƣời thực hiện dƣới sự tác động của nhiều yếu tố văn hóa, thái độ, tình cảm, giá trị, quyền lực, giao tiếp, niềm tin... Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện, HV là ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trƣờng kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hƣớng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi 11 nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng nhƣ phản ứng đều là những hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc, chứ không nhƣ tình ý bên trong, thì nó là ứng xử. Khi nhấn mạnh định hƣớng, mục tiêu thì gọi là HV [21]. Nhƣ vậy, theo cách hiểu thông thƣờng và đơn giản nhất, HV là những gì con ngƣời làm, hành động hay cƣ xử, thực hiện điều đó. HV có thể là một hành động đơn lẻ hoặc là chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người. HV của con ngƣời chịu ảnh hƣởng của những nhân tố bên trong thuộc về cá nhân nhƣ nhân cách, nhận thức, nhu cầu, thái độ, niềm tin... và những yếu tố bên ngoài nhƣ văn hóa, xã hội... 1.1.1.2. Hành vi thích nghi (HVTN) Trong Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), thích nghi là quen dần, phù hợp với điều kiện mới, nhờ sự biến đổi, điều chỉnh nhất định [23]. Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng thích nghi là sự thích ứng của cấu trúc và các chức năng, các cơ quan và tế bào của cơ thể đối với những điều kiện của môi trƣờng, hƣớng tới sự duy trì cân bằng nội tại [5]. Thích nghi tâm lý là sự thích ứng của con ngƣời đối với những yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá hiện có trong xã hội nhờ chiếm lĩnh đƣợc những chuẩn mực và giá trị xã hội của xã hội đó [5]. Thích nghi xã hội là 1/ quá trình thích ứng liên tục của cá nhân đối với những điều kiện của môi trƣờng xã hội. 2/ kết quả của quá trình trên [5]. Tƣơng quan của những thành tố quy định tính chất hành vi tùy thuộc vào các mục tiêu và những định hƣớng giá trị của các cá nhân, khả năng đạt đƣợc những mục tiêu trong môi trƣờng xã hội. Mặc dù có tính liên tục, thích nghi xã hội thƣờng gắn với những giai đoạn có sự thay đổi quan trọng nhất trong hoạt động của cá nhân [5]. 12 Nhƣ vậy, dựa vào nội hàm của khái niệm chúng ta có thể hiểu thích nghi là một quá trình tích cực thay đổi, điều chỉnh của bản thân phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của môi trƣờng. Theo từ điển Wikipedia, HVTN (adaptive behavior) là một loại HV đƣợc sử dụng để điều chỉnh HV hoặc tình huống. HVTN phản ánh năng lực xã hội và thực tế kỹ năng của một cá nhân để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. HV thay đổi quá trình phát triển, qua các thiết lập cuộc sống và nền văn hóa thông qua các cấu trúc xã hội và kỳ vọng của ngƣời khác [45]. HVTN bao gồm các HV phù hợp lứa tuổi cần thiết cho những ngƣời sống độc lập và hoạt động một cách an toàn, thích hợp trong cuộc sống hàng ngày. HVTN bao gồm kỹ năng thực tế cuộc sống nhƣ chải chuốt, mặc quần áo, an toàn, xử lý an toàn thực phẩm, nội quy của trƣờng, khả năng làm việc, quản lý tiền bạc, giúp đỡ bạn bè, kỹ năng xã hội… Để xác định HVTN của HS, các chuyên gia tập trung vào kỹ năng của HS về khái niệm, kỹ năng xã hội và kỹ năng thực tế. Để đo lƣờng kỹ năng thích ứng, các chuyên gia sử dụng quy mô HVTN đã đƣợc định chuẩn với cá nhân có và không có khuyết tật. Quy mô HVTN đƣợc hoàn thành bằng cách phỏng vấn phụ huynh, GV, cá nhân khác là ngƣời quen thuộc với các hoạt động hàng ngày của HS. HS có thể có một sự kết hợp những điểm mạnh và nhu cầu trong bất kỳ hoặc tất cả các lĩnh vực liên quan đến các kỹ năng nhận thức, xã hội và thực tế [45]. Theo phân tích và tổng hợp của tác giả Trần Lệ Thu “có thể nói rằng hành vi thích nghi gồm có một số các kỹ năng ứng xử, khi kết hợp lại, tạo điều kiện cho mỗi con ngƣời hội nhập đƣợc với cộng đồng” [46]. Từ việc tìm hiểu về các khái niệm về hành vi, thích nghi và hành vi thích nghi mà các tác giả đã nghiên cứu, trong đề tài này chúng tôi xin đƣa ra khái niệm hành vi thích nghi là một hành động đơn lẻ hoặc là chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực, mong đợi của môi trường, của xã hội. 13 1.1.2. Củng cố và củng cố hành vi 1.1.2.1 Củng cố Theo Đại Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), củng cố là 1/làm cho trở nên bền vững, chắc chắn hơn lên. 2/ Nhớ lại để nắm vững và nhớ lại cho kĩ hơn [23]. Nhƣ vậy, củng cố đƣợc hiểu là lặp đi, lặp lại để làm cho trở nên vững chắc hơn. 1.1.2.2 Củng cố hành vi Củng cố HV đƣợc xây dựng trên nền tảng “học thuyết hành vi” với các nguyên tắc về điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa thực thi. Củng cố HV là các kĩ thuật làm tăng HVTN thông qua củng cố và giảm các HV không thích nghi thông qua dập tắt hoặc trừng phạt. Theo Eysenck, củng cố HV là sự nỗ lực thay đổi HV và cảm xúc của con ngƣời sao cho có lợi dựa trên lí thuyết về học tập hiện đại [40]. Điều này có nghĩa là HV có thể đƣợc sửa đổi thông qua việc học, những vấn đề cảm xúc hình thành do con ngƣời học cách phản ứng với môi trƣờng. Nhƣ vậy, củng cố HV có thể dùng để xem xét việc sử dụng có hệ thống nguyên lí tập nhiễm làm gia tăng HVTN và giảm những HV kém thích nghi. B.F.Skinner là một trong những tác giả nghiên cứu sâu rộng về củng cố HV. Trong mọi thực nghiệm ông đều chứng minh đƣợc, phản ứng tạo tác và củng cố HV có mối quan hệ mật thiết. Không có củng cố trực tiếp thì không có HV tạo tác, có củng cố là có sự xuất hiện phản ứng. Xác xuất xuất hiện phản ứng, tần số và cƣờng độ phản ứng hoàn toàn tùy thuộc vào củng cố và cách củng cố. Theo ông, hệ quả của HV – những cái củng cố là các lực kiểm soát rất mạnh mẽ. Chẳng hạn, bằng việc kiểm soát củng cố, GV có thể khuyến khích HS tuân thủ các quy tắc học đƣờng về việc hút thuốc lá, nói tục…[14]. Quá trình củng cố đƣợc phác họa theo sơ đồ: Hành vi => Vật củng cố=> hành vi được củng cố. Trong hệ thống lí luận của Skinner, thuật ngữ củng cố đƣợc dùng với ý nghĩa điển hình là sự kiện kích thích mà nếu nó xuất hiện, 14 trong quan hệ nhất định với phản ứng thì có xu hƣớng duy trì hay tăng cƣờng phản ứng, mối liên hệ kích thích – phản ứng. Sự khen ngợi có thể là củng cố tích cực. Nếu GV khen ngợi phản ứng đúng đắn của HS, thì các em biết cô giáo đã củng cố một dạng HV đặc biệt. Nguyên tắc củng cố liên quan đến việc tăng cƣờng một HV để HV này sẽ xuất hiện lại trong tƣơng lai. Kết quả theo sau HV phải phụ thuộc vào HV. Sự phụ thuộc này là việc tăng tần số HV có liên quan đến cái củng cố. Khi GV củng cố HV thích nghi của HS, họ đã làm tăng xác suất việc HS sẽ nhớ phản ứng và sử dụng nó trong tƣơng lai, trong tình huống tƣơng tự [14]. B.F.Skinner cho rằng, có hai loại củng cố: tích cực/dƣơng tính và tiêu cực/ âm tính. - Củng cố tích cực/ dương tính là sự củng cố HV bằng cách thể hiện một kích thích mong muốn sau khi có một HV. - Củng cố tiêu cực/ âm tính là củng cố liên quan đến sự kiện (kích thích khó chịu) bị loại bỏ sau khi phản ứng đã đƣợc thực hiện. Củng cố tiêu cực cũng làm tăng cƣờng HV mà chúng kéo theo [14]. 1.1.3. Biện pháp củng cố hành vi thích nghi 1.1.3.1. Khái niệm biện pháp và biện pháp củng cố hành vi thích nghi Biện pháp Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, năm 1999 do Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) thì “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [23]. Nhƣ vậy, biện pháp là cách thức, con đƣờng để cải thiện, thay đổi một sự vật, hiện tƣợng. Biện pháp củng cố hành vi thích nghi (CCHVTN) Trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu các khái niệm về biện pháp, củng cố, củng cố hành vi, hành vi thích nghi… trong đề tài này, biện pháp củng cố hành vi thích nghi được hiểu là tổ hợp những cách thức, con đường khác nhau để tăng cường sự lặp đi, lặp lại và phát triển của những hành vi thích nghi ở học sinh. 15 Mục tiêu quan trọng của việc đƣa ra và sử dụng biện pháp CCHVTN nhằm tăng tần suất của HVTN và giảm HV kém thích nghi ở HS một cách có hệ thống, nhất quán và khoa học. Trong nghiên cứu này, biện pháp CCHVTN đƣợc GV sử dụng để quản lí lớp học, quản lí HV của HS bằng các một hệ thống các biện pháp CCHVTN nhằm khuyến khích HS thực hiện HV đƣợc mong đợi và ngăn chặn hay giảm thiểu những HV không phù hợp nhƣ thiết lập quy tắc, khen thƣởng, hệ quả… 1.1.3.2. Hệ thống biện pháp củng cố hành vi thích nghi  Xây dựng nội quy Trong lí thuyết hành vi, kiểm soát môi trƣờng đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc quan trọng trong trị liệu hành vi nói chung và CCHVTN nói riêng. Xây dựng nội quy với những quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp và khoa học là cách thức tốt nhất để kiểm soát các kích thích xảy ra trong lớp học. Khía cạnh quan trọng của CCHVTN là việc thiết lập nội quy lớp học. Emmer, Evertson và Worshom (2003) cho thấy sự cần thiết phải có nội quy và quy tắc ứng xử trên lớp [19]. Việc xây dựng quy tắc giúp trẻ nhận thức đƣợc hoạt động mà trẻ đang tham gia và có thể dự đoán HV nào sẽ diễn ra sau đó hay nói cách khác là trẻ hiểu cách ứng xử trong môi trƣờng lớp học. Từ đó, trẻ tập trung thực hiện những HV đáp ứng kì vọng và mục tiêu, đồng thời giảm bớt HV không thích nghi. Một số nghiên cứu và siêu phân tích của tác giả Robert J. Marzano đã chỉ rõ việc đề ra và thực hiện các nội quy lớp học có tác động mạnh đến hành vi và kết quả học tập của HS [19]. Nghiên cứu của Zentall và Lieb cũng cho thấy rằng các HV không mong đợi giảm đi ở trẻ bình thƣờng và ở trẻ tăng động giảm chú ý nếu lớp học là một môi trƣờng có cấu trúc theo quy tắc [42]. Các quy định thích hợp, đơn giản và tích cực cùng với những kì vọng rõ ràng là một phần quan trọng trong việc trong tăng cƣờng HVTN ở HS. Khi các em hiểu rõ những kì vọng về HV dành cho mình, các em có xu hƣớng làm theo chỉ dẫn HV và việc lặp đi lặp lại các chỉ dẫn nhiều lần và từng bƣớc dƣới hình thức trẻ đƣợc đƣa ra ý kiến dựa trên định hƣớng của GV, trẻ nói và viết về quy 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét