Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường Khiếm Thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý giáo dục, trong đó có Quản lý nhà trường, là một bộ phận đồng thời là một điều kiện cơ bản để hoạt động giáo dục đạt đƣợc mục đích giáo dục đã đặt ra. Trong mỗi nhà trƣờng, muốn duy trì, phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục - dạy học của nhà trƣờng thì tất yếu phải nâng cao chất lƣợng quản lý nói chung, các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nói riêng đối với hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên. Qua hơn hai mƣơi năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo (GDĐT) nƣớc ta cũng đã phát triển và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về phía chính sách phát triển GDĐT vĩ mô và về phía các hoạt động quản lý cấp địa phƣơng và cơ sở. Để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà trƣờng, nghiên cứu các biện pháp quản lý hiệu quả của hiệu trƣởng đối với hoạt động dạy học là việc làm thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học nói riêng, chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng nói chung. Điều 59 trong Hiến pháp Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp” và trên thực tế, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trẻ khuyết tật (TKT) cả về vật chất lẫn tinh thần. Một báo cáo do Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc (UNICEF) và Bộ LĐ-TB&XH phối hợp thực hiện năm 2004 cho thấy chỉ có 30% trẻ khuyết tật đƣợc hỗ trợ tài chính thông qua trợ cấp giáo dục và miễn phí dịch vụ y tế. Có tới 54% trẻ khuyết tật cho biết các em không có bạn bè. Theo số liệu điều tra dân số, TKT ít có cơ hội đến trƣờng: năm 2009, chỉ 66,5% trẻ khuyết tật trong độ tuổi tiểu học đƣợc đến trƣờng, so với mức bình quân của trẻ em toàn quốc là 97%. Tỷ lệ biết chữ ở ngƣời khuyết tật trong độ tuổi từ 15 đến 24 là 69,1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ biết chữ của ngƣời không bị khuyết tật là 97,1%. 1 Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đến trƣờng ngày càng cao của TKT cần phải tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh về chƣơng trình bồi dƣỡng, về chế độ, chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy TKT, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục TKT. Giáo dục TKT tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng nói riêng đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định về phát triển qui mô và chất lƣợng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng còn thiếu và chƣa đồng bộ, công tác quản lý dạy học TKT còn chƣa theo kịp so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục. Trên những kinh nghiệm của bản thân công tác trong môi trƣờng giáo dục trẻ khuyết tật và cùng với những mong muốn, hy vọng góp một phần công sức vào việc nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học trẻ khuyết tật (HĐDH TKT) tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay” nhằm đề xuất một số biện pháp thiết thực trong công tác quản lý HĐDH TKT. Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong công tác quản lý HĐDH TKT, nên cũng có thể vận dụng cho Giáo viên tham gia HĐDH TKT ở các trƣờng giáo dục TKT khác có điều kiện tƣơng tự và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý hoạt động giáo dục TKT cấp cơ sở. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLGD và thực tiễn quản lý HĐDH ở trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong những năm gần đây và nghiên cứu, phát triển kinh nghiệm nhận thức, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH TKT nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH nói chung và quản lý HĐDHTKT trong loại hình trƣờng giáo dục đặc biệt nói riêng 3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về việc quản lý HĐDHTKT tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng 4.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý HĐDH TKT tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng 5. Câu hỏi nghiên cứu - Lựa chọn những biện pháp quản lý nào để quản lý tốt hơn HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để lựa chọn? - Mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện của mỗi biện pháp là gì, để có thể áp dụng khả thi vào thực tế quản lý HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng? 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay công tác quản lý HĐDH ở trƣờng khiếm thính Hải Phòng còn nhiều bất cập. Nếu các biện pháp quản lý HĐDH TKTh trong nhà trƣờng đƣợc xác lập phù hợp các cơ cở khoa học quản lý giáo dục, các cơ sở thực tiễn và phù hợp đặc thù giáo dục HSKTh thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý nhà trƣờng nói riêng và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng nói chung. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt HĐDH trẻ khiếm thính, độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi tại Trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay (2010- 2015). 3 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng quan, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý HĐDH; các văn bản liên quan đến chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành về phát triển GDĐT nói chung, về phát triển giáo dục ngƣời khuyết tật nói riêng,… 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: khảo sát ý kiến GV, cán bộ quản lý về thực trạng HĐDH tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng; Đồng thời, sử dụng để kiểm chứng nhận thức của cán bộ quản lý trong nhà trƣờng về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH TKTh đề xuất. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: trên cơ sở số liệu các báo cáo tổng kết năm học của nhà trƣờng trong những năm qua, tổng hợp, đúc kết các kinh nghiệm quản lý HĐDH TKTh có hiệu quả, từ đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Tổng hợp các số liệu khảo sát, lập bảng, xử lý số liệu… từ đó có thể đƣa những nhận xét đánh giá các mặt của công tác quản lý HĐDH TKTh tại nhà trƣờng. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học với trẻ khiếm thính Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng Khiếm thính Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH 1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 1.1.1. Hoạt động dạy học trẻ khiếm thính trên thế giới và Việt Nam 1.1.1.1. Trên thế giới Thế kỷ XVI xuất hiện một lớp học chuyên biệt cho trẻ em điếc - câm tại Tây Ban Nha, do Ponce Delean sáng lập. Sự thành công của lớp học này là điểm đột phá cho GD đặc biệt ra đời và phát triển. Năm 1760 ở Paris, tu sĩ Pháp Abbé de L’Epee đã sáng lập ra trƣờng dạy HSKTh bằng phƣơng pháp sử dụng thủ ngữ điệu bộ (ra dấu). Sau này đƣợc Sicard kế tục phát triển thành một trƣờng phái dạy HSKTh theo phƣơng pháp “Thủ ngữ điệu bộ thuần túy”. Thế kỷ XIX, Gainike ngƣời Đức mở trƣờng dạy HSKTh sử dụng ngôn ngữ nói thuần túy. Ngoài ra còn có một số trƣờng phái khác thành lập trƣờng dạy trẻ điếc theo phƣơng pháp chữ viết (bút đàm) là chính. Sang thế kỷ XX, nhiều nƣớc trên thế giới phát triển mạnh mẽ các trƣờng chuyên biệt dạy HSKTh theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Gần đây vấn đề trẻ em khiếm thính ngày càng đƣợc tất cả các quốc gia và cộng đồng ngƣời trên thế giới quan tâm. Xu hƣớng tƣ tƣởng mới trong giai đoạn này là đẩy mạnh hội nhập và tham gia xã hội đồng thời xóa bỏ sự tách biệt. Trong phạm vi giáo dục, điều này đƣợc thể hiện thông qua việc xây dựng các chiến lƣợc nhằm tìm kiếm và mang lại sự bình đẳng về cơ hội cho trẻ khiếm thính. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Năm 1866, một linh mục ngƣời Pháp là Azemar đã thành lập trƣờng dạy trẻ điếc Thuận An (Bình Dƣơng), là trƣờng học HSKTh đầu tiên của Việt Nam. Đến năm 1903 trƣờng đƣợc một số tổ chức ngƣời khiếm thính ở Pháp 5 nhận đỡ đầu Ban đầu đối tƣợng học sinh của trƣờng là trẻ mồ côi, sau thu nhận trẻ em câm, điếc, mù và các tật khác. Năm 1954, tại phố Hàng Lƣợc (Hà Nội) xuất hiện một cơ sở dạy học cho trẻ điếc do một cô giáo bị điếc dạy học theo phƣơng pháp cử chỉ điệu bộ và chữ viết (bút đàm). Những năm 60 và đầu 70, bệnh viện Bạch Mai có chƣơng trình dạy cho HSKTh, ngƣời chủ trì là bác sĩ Trần Hữu Tƣớc. Quan niệm về giáo dục TKTh không chỉ dừng lại ở sự thƣơng hại, mà dần dần đã trở thành mục tiêu giáo dục ở Việt Nam. Sau năm 1975 có nhiều trƣờng hoặc trung tâm dạy trẻ khuyết tật đƣợc thành lập trong cả nƣớc đều thuộc quyền quản lý của Bộ LĐTB&XH. Đến ngày 17/4/1995, phần lớn các trƣờng dạy trẻ khuyết tật đƣợc bàn giao cho Bộ GD&ĐT quản lý, theo Nghị định 26/CP của Chính phủ. Các trƣờng có mô hình giáo dục ổn định, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và dạy học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Năm 1978 trƣờng dạy trẻ điếc ở Xã Đàn (Hà Nội) ra đời, nhƣ là mô hình mẫu về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp trong cả nƣớc. Tiếp đó là hàng loạt các trƣờng chuyên biệt và trung tâm nuôi dạy HSKTh đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động: Nhân Chính (Hà Nội), Hải Phòng, Hải Hƣng, Hà Tây, Nghệ An, Đà Nẵng, Đà Lạt… Tại các quận (huyện) của TP Hồ Chí Minh các trƣờng chuyên biệt với tên chung là trƣờng Hy vọng nhƣ các quận 1, 4, 5, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh ... Các trƣờng thực hiện chƣơng trình dạy học ở dựa theo bậc tiểu học, đƣợc điều chỉnh tùy theo trƣờng và một số môn đặc thù theo đặc điểm tâm lý học sinh. Về phƣơng pháp các trƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau. Về công tác quản lý các trƣờng khuyết tật ở các tỉnh và thành phố hầu nhƣ trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo. 1.1.2. Một số nghiên cứu về quản lý HĐDH TKTh ở Việt Nam Những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình quản lý và giáo dục chuyên biệt TKT gần gũi với đề tài chúng tôi nghiên cứu nhƣ: 6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét