Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy - học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Nam - Hội nhập và thách thức " tháng 3 năm 2004, … Cơ sở lý luận và những điều kiện thực tế cho đổi mới PPD-H cũng đã hình thành được những nền tảng cơ bản. Song song với các công trình nghiên cứu, Nhà nước cũng đã đầu tư mỗi năm nhiều tỷ đồng để mua sắm thiết bị GD nhằm hỗ trợ chuyển từ PPD-H thụ động, đọc - chép, dạy chay - học chay, sang GD chủ động, dạy và học gắn với thực hành. Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ (10/5/2006) bản báo cáo tóm tắt có tiêu đề "Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của lãnh đạo Bộ GD&ĐT trình bày đã tiếp tục đề ra những giải pháp và chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ. Trước mắt, để tập trung cho giai đoạn 2006-2010, về PPD-H, Bộ đã xác định rõ: "Từ năm 2006 triển khai cuộc vận động đổi mới dạy và học ở ĐH theo quan niệm mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp nhằm tạo nên con người có các loại tiềm năng: để học tập nghiên cứu sáng tạo; để phát triển cá nhân gắn kết với xã hội; để tìm, và tạo việc làm. Đổi mới phương pháp dạy và học theo các phương châm: dạy cách học; phát huy tính chủ động của người học; và tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới, giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận". 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề về đổi mới phương pháp dạy - học ở bậc ĐH - CĐ và các yếu tố cản trở quá trình này Theo phương hướng mà Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã đề ra, việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo ĐH, đặc biệt là đổi mới PPD-H ở bậc ĐH và CĐ. Vấn đề đổi mới PPD-H cũng đã được Bộ GD&ĐT và nhiều trường ĐH, nhiều nhà khoa học, nhà giáo quan tâm. Đề cập đến các vấn đề chung của đổi mới PPD-H ĐH có các tác giả tiêu biểu như: Vũ Văn Tảo với "Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ĐH trên thế giới" (1997), Lâm Mai Long "Tăng cường hiệu quả của đổi mới phương pháp trong các trường ĐH" (1998), Lê Văn Giáo và Nguyễn Thị An Vinh "Một số ý kiến về đổi mới PPD-H ở ĐH" (1999), , Lê Đức Phúc "Về đổi mới PPD-H ĐH" (2001), Trần Hữu Luyến "Mục đích, cơ sở, nội dung và giải pháp đổi mới PPD-H ở trường ĐH và CĐ" (2002), Phạm Xuân Hậu "Đổi mới PPD-H theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của SV" (2002), Nguyễn Thƣờng Lạng "Kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH hiện nay" (2002), Lê Khánh Bằng "Một số phương hướng đổi mới PPD-H ở ĐH" (2003), Đặng Xuân Hải "Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới PPD-H ở nhà trường hiện nay" (2004), Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Lê Đình "Đổi mới PPD-H ĐH theo hướng đề cao vai trò chủ thể của người học" (2004), Trần Thị Thanh Thủy "Một cách tiếp cận đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở ĐH" (2005),… [25] và nhiều nhà nghiên cứu, nhà QLGD khác. 6 Trong các hội thảo khoa học ở các cấp khác nhau, các vấn đề về PPD-H ĐH và việc đổi mới để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi bức thiết của xã hội đối với chất lượng đào tạo ở bậc học này đã được bàn đến rất nhiều. Trong các hội thảo ở cấp quốc gia như Hội thảo toàn quốc lần III "Nâng cao chất lượng đào tạo " (2002), Hội thảo "Đổi mới phương pháp dạy - học ở ĐH và CĐ" (2003), Hội thảo khoa học "Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường ĐH sư phạm",... đã có rất nhiều tham luận về thực trạng công cuộc đổi mới PPD-H ở bậc ĐH cũng như các xu hướng phát triển và các giải pháp chung, kinh nghiệm cụ thể tại một số trường ĐH và CĐ, trong đó có cả các trường sư phạm. Vấ n đề đổ i mới PPD -H ta ̣i các nhà trường cũng đã đươ ̣c quan tâm , nghiên cứu trong mô ̣t số luâ ̣n văn tha ̣c sỹ tại Khoa Sư pha ̣m - Đại học Quốc gia Hà Nội như "Các biện pháp quản lý đổi mới việc thực hiện phương pháp giảng dạy tại Viện ĐH Mở Hà Nội" của Nguyễn Mai Hƣơng (2004) [29] và "Các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPD -H ở các trường trung học phổ thông quận Ngô Quyề n thành phố Hải Phòng" của Đào Thi Hu ệ (2004) [28]. Các đề tài này có phân tích các yếu tố ảnh ̣ hưởng đế n quá trinh đổ i mới PPD -H nhưng tâ ̣p trung hơn vào nghiên cứu quy trinh ̀ ̀ chỉ đạo đổi mới PPD -H trên tinh thầ n quản lý sự thay đổi . Trong thực tiễn, việc thực hiện đổi mới PPD-H ở các cơ sở GD ĐH còn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Bên cạnh những khó khăn khách quan (về cơ sở vật chất, về các nguồn lực cho bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,…) cũng có nhiều cản trở mang tính chủ quan (ở CBQL, ở bản thân các GV, về tổ chức, chỉ đạo, điều hành ). Trong các bài viết về đổi mới PPD -H ở bậc ho ̣c này , nhiề u tác giả đã nêu lên thực trạng của quá trình và đề cập đến một số các yếu tố bất cập , gây cản trở đổi mới . Cụ thể , Phạm Minh Hùng với "Những lực cản đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường ĐH Việt Nam hiện nay" (2004) [55]; Lê Thu Hƣơng với "Đổi mới giáo dục đại học : Yế u tố SV " (2004) [56]; Đặng Đình Cung với "Một số khó khăn trong đổ i mới phương pháp giảng dạy bậc đại học " (2004) [54]; Bùi Văn Quân với "Nhữ ng trở ngại trong đổ i mới PPD -H dưới góc nhìn của quản lý " (2005) [39]; Lê Tràng Định với "Rào cản đổi mới PPD-H hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam" (2006) [19]; … 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Phương pháp "Phương pháp" là một khái niệm trừu tượng vì nó không mô tả những trạng thái, những tồn tại tĩnh trong thế giới hiện thực mà chủ yếu mô tả phương hướng vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Thuật ngữ "phương pháp" bắt nguồn từ chữ "methodos" trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là con đường, cách thức vận động của một sự vật hiện tượng để đạt tới một mục đích nhất định. Theo G.Hegel, "phương pháp là hình thức vận động của nội dung sự vật" [34, tr.142]. Phương pháp không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. Vì thế, khi nói đến phương pháp người ta 7 thường gắn nó với một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người, giúp cho con người hoàn thành được nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra. Cùng chung quan điểm cho rằng phương pháp như cách thức, phương thức hoạt động để đạt được mục đích cụ thể [8, tr.31] nhưng theo cách tiếp cận của K.Marx thì phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung, tức là có thể tách tương đối giữa cái và cách triển khai vấn đề. Cùng với phương tiện, phương pháp là thước đo trình độ lao động. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao [51, tr.1351]. Nói cách khác, cái tạo ra sự khác biệt về trình độ và hiệu quả của một hoạt động chính là phương pháp. Theo Lƣu Xuân Mới, phương pháp được hiểu theo nghĩa kế hoạch được tổ chức hợp lý trong quản lý [33, tr.152]. Trong những hoàn cảnh cu ̣ thể phương pháp còn đồng nghĩa với các thủ thuật , biện pháp kỹ thuật. Như vâ ̣y , phƣơng phá p có thể được hiểu là cách thức , con đƣờng, phƣơng tiện, là tổ hợp các bƣớc mà trí tuệ phải đi theo để tìm ra và chứng minh chân lý, là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc dùng để chỉ đạo hành động. Theo cách đó, phương pháp được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động dạy - học được gọi là phương pháp dạy - học. 1.2.2. Phương pháp dạy - học Theo cách hiểu về phương pháp như trên thì PPD-H là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: hoạt động dạy - học. Đó là cách thức hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học (bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; hình thành các phẩm chất nhân cách; phát triển những khả năng và năng lực). PPD-H chính là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của người học và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực người. Từ trước đến nay đã tồn tại rất nhiều các quan niệm khác nhau về PPD-H. Iu. Babansky quan niệm PPD-H là những cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và học sinh hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học [48, tr.226]. I.Ia.Lecne quan niệm PPD-H là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn [48, tr.226]. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức quan niệm PPD-H là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học [26, tr.119]. Theo các tác giả này, PPD-H có 3 chức năng: chức năng nhận thức (tức nhờ nó mà người học nắm vững được hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở các mức độ từ thấp đến cao), chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ (đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo) và chức năng giáo dục (hình thành các phẩm chất đạo đức). 8 Theo Trần Bá Hoành thì PPD-H là "cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học" [52, tr.27]. Quá trình dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt hay hai quá trình bộ phận, quá trình DẠY của giáo viên và quá trình HỌC của học sinh, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Bởi thế, PPD-H cũng phải bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, trong đó hai phương pháp này cũng tác động qua lại chi phối lẫn nhau. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu PPD-H là cách thức hay phƣơng thức tiến hành hoạt động dạy học để đi đến mục đích dạy học đã định. Theo khái niê ̣m trên , PPD-H có các đặc điểm sau: - PPD-H phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy - học; - PPD-H phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích học tập; - PPD-H phản ánh cách thức hoạt động, tương tác, sự trao đổi thông tin, dạy học (truyền đạt và lĩnh hội) giữa thày và trò; - PPD-H phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức và kiểm tra - đánh giá kết quả nhận thức của học sinh; phản ánh cách thức tự tổ chức, tự điều khiển, tự kiểm tra - đánh giá [33, tr.153]. 1.2.3. Phương pháp dạy - học đại học Tương ứng theo các cấp độ của dạy học, tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng PPD-H có 3 cấp độ . Thứ nhất , PPD-H là cách thức tiến hành các hoa ̣t động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định. Thứ hai, PPD-H là phương pháp triển khai một quá trình dạy học cụ thể. Thứ ba, PPD-H là cách thức triển khai của một hệ dạy học đa tầng, đa diện, cho một bậc học, cấp học, … [34, tr.146]. Như vậy, ở những bậc học khác nhau thì PPD-H có những đặc điểm riêng biệt. Theo Điều 40, khoản 2 Luật Giáo dục (2005), "PPD-H ở bậc CĐ, ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Bản chất quá trình dạy học ở bâ ̣c ĐH là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV, được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của giáo viên . Vì thế, PPD-H ĐH phải xích gần với phương pháp NCKH. Trên cơ sở quan niệm như vậy, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức đã đưa ra khái niê ̣m : "Phương pháp dạy học ĐH là tổng hợp cách thức hoạt động của giáo viên và SV, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở ĐH góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ đại học" [26, tr.120]. Tương tự, tác giả Lƣu Xuân Mới [33, tr.120], làm rõ thêm chức năng của GV và SV trong quá trình dạy học ở ĐH: "Phương pháp dạy học ĐH là tổng hợp các cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giảng 9 viên và SV, trong đó hoạt động dạy là chủ đạo, hoạt động học là tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở ĐH, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ ĐH". Như vậy, có thể thống nhất c oi PPD-H ĐH bao gồm các phƣơng pháp dạy và các phƣơng pháp học trong sự thống nhất của GV và SV, trong đó hoạt động dạy của GV là chủ đạo, hoạt động học của SV là tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo và chủ động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở ĐH [9, tr.11]. PPD-H đa ̣i ho ̣c hướng tới trang bi ̣cho SV những tri thức khoa ho ̣c cơ bản , rèn luyện tay nghề và đă ̣c biê ̣t là rèn luyê ̣n cho ho ̣ phương pháp suy nghi , tự ho ̣c, tự nghiên cứu. ̃ Các đặc điểm của PPD -H đa ̣i ho ̣c đã đươ ̣c các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức [26, tr.120-121] và Lƣu Xuân Mới [33, tr.171-172], tổ ng kế t như sau: - Gắn liền với ngành nghề đào tạo, với thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của khoa học, công nghệ; - Ngày càng tiếp cận với phương pháp NCKH; - Có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV; - Có tính phong phú, đa dạng, thay đổi tùy theo trường ĐH, đặc điểm của bộ môn, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm nhân cách giáo viên và SV; - Ngày càng gắn liền với các thiết bị và các phương tiện dạy học hiện đại. Một số PPD-H chủ yếu ở ĐH là: PP thuyết trình, PP giải quyết vấn đề, PP nghiên cứu trường hợp, PP nói chuyện chuyên đề, PP thảo luận nhóm, PP đóng vai, PP nghiên cứu, PP thảo luận lớp, PP đàm thoại, [12, tr.325] ... 1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy - học Theo Đa ̣i tƣ̀ điể n Tiế ng Viêṭ (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên [61, tr.657]: Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước. Như vậy, đổi mới PPD-H là thay đổi phương pháp đã và đang dạy - học bằng phương pháp tối ưu hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. MT ND Đổi mới PPD-H không phải là sự phủ nhận hoàn toàn với PPD-H truyền thống mà phải có sàng lọc, lưu giữ lại những tinh hoa của HS GV các phương pháp đó để kế thừa và phát huy PPD-H một cách linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh HT hiện tại. Đồng thời phải vận dụng cho được KT-ĐG TC các PPD-H tiên tiến, hiệu quả trên thế giới. Đổi mới PPD-H gắn liền với hai mặt có quan hệ biện chứng thống nhất với nhau trong quá trình dạy học là dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy không thể tách rời đổi mới phương pháp học và ngươ ̣c la ̣i . Như chúng ta đã biết , không có PPD-H nào nằm ngoài nội dung dạy học cụ thể, hay PPD-H là 10 ĐK MTr Hình 1.1: Các yếu tố của quá trình dạy - học ảnh hƣởng đến PPD-H (Ghi chú : MT: mục tiêu; ND: nội dung; GV: giáo viên; HS: học sinh; ĐK: điều kiện, Mtr: môi trường, H: hình thức dạy học, KTĐG: kiểm tra đánh giá) [29, tr.25] sự vận hành của nội dung dạy học. Nội dung và PPD-H đều được thực hiện thông qua một hình thức tổ chức dạy học thực tế , xác định. Vì thế , GS. Hoàng Tuỵ đã rất có lý khi cho rằng "không thể có sự đổi mới phương pháp trên cơ sở nội dung lạc hậu" [11, tr.81]. Ngoài các mối liên hệ trên , quá trình dạy học còn luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan khác nên việc đổi mới PPD-H phải được gắn liền với các bộ phận có liên quan trong quá trình dạy học và đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa GV, học sinh, giữa các bộ phận quản lý và bộ phận phục vụ dạy - học. Đổi mới PPD-H luôn là một quá trình phức tạp, diễn ra trong thời gian dài. Nó đòi hỏi người dạy, người học và những người có liên quan phải có sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, phải có ý chí bền bỉ, có quyết tâm cao khi thực hiện [11, tr.112]. Theo các tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa [24, tr.13] và Trầ n Đƣc Tuấ n , để đổi mới PPD -H hiệu quả cầ n hinh thành nên mô ̣t cơ chế phố i ́ ̀ hơ ̣p hoa ̣t đô ̣ng đổ i mới của cả ba chủ thể của quá trình : Giáo viên - Học sinh - Cán bô ̣ quản lý , tức là ta ̣o nê n "tam giác đổ i mới " [47, tr.81]. Hình 1.2: Mô hinh "tam giác" của đổ i mới PPD-H ̀ CBQL Tạo ra môi trường và điều kiện thuâ ̣n lơ ̣i để đổ i mới PPD-H ĐỔI MỚI PPD-H GIÁO VIÊN HỌC SINH Tăng cường năng lực tự tim ̀ kiế m, khai thác , xử lý & trình bày thông tin (kiế n thức) Tăng cường năng lực thiế t kế , tổ chức & đánh giá chấ t lươ ̣ng bài học theo quan điểm đổi mới Mô ̣t cách tổng quát , đổ i mới PPD -H là đổ i mới cách thức tổ chức hoạt động nhận thức cho ngƣời ho ̣c và triển khai nội dung dạy học để đạt đ ƣợc mục tiêu dạy học tốt nhất. Quá trình đổi mới này được tiến hành trên ba góc độ : Cải tiến, hoàn thiện PPD -H đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng , hiệu quả của việc da ̣y - học; Bổ sung, phối hợp nhiều PPD-H để khắc phục mặt hạn chế của 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét