Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng

- Tổ chức chỉ đạo việc ĐTBD quản lý nhà giáo và cán bộ QLGD. - Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục . - Tổ chức QL công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành GD. - Tổ chức quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục . - Qui định việc tặng danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục . -Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật, về giáo dục. [18, tr. 5]. Mười nội dung trên đã đảm bảo tính toàn diện và đầy đủ chặt chẽ trong hệ thống các mục tiêu đặt ra cho GD xét về mặt lý thuyết, trên thực tế khi tiến hành thực hiện quản lý nhà nước với giáo dục đã nảy sinh những bất cập xét trong cả hai lĩnh vực quan điểm và hành động thực tiễn. Ngay từ năm 1973, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ ra con đường cơ bản của việc quản lý giáo dục: “Phải quản lý thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt, tất cả để phục vụ hai tốt đó”. Hệ thống giáo dục là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống xã hội, trong đó quản lý con người là yếu tố trung tâm số một của quản lý giáo dục. Con người vừa là chủ thể của quản lý vừa là khách thể quản lý; vừa là người quản lý, vừa là người bị quản lý. Trình độ và năng lực quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục thể hiện trước hết ở khả năng làm việc với những con người có tính đa dạng, biết phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu, động viên họ làm việc tự giác với tinh thần làm chủ, lao động có năng suất cao. Nhân tố con người trong quản lý giáo dục không chỉ là đối tượng quản lý mà còn là sản phẩm của quá trình quản lý, sản phẩm đó chính là con người được đào tạo, nhân cách được hình thành và phát triển. Vậy quản lý con người là vấn đề có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong toàn bộ công tác quản lý giáo dục. 1.2. NHÀ TRƯỜNG, CÁC LOẠI HÌNH NHÀ TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 1.2.1. NHÀ TRƢỜNG 11 Nhà trường là cơ sở đào tạo của ngành giáo dục - đào tạo, nơi trực tiếp giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên, nơi thực thi mọi chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ, nội dung, phương pháp tổ chức GD của Đảng và Nhà nước. Đó cũng là nơi trực tiếp diễn ra quá trình lao động giảng dạy của thầy, lao động học tập của trò, hoạt động của bộ máy quản lý nhà trường [32, tr. 1]. Mục tiêu GD của nhà trường là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [5, tr. 8]. Tính chất và nguyên lý giáo dục trong nhà trường của nền giáo dục Việt Nam và nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. Phương pháp giáo dục trong nhà trường phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của học sinh. Nội dung giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo tính phổ thông cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp, thiết thực gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của người học, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học. Nhà trường THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện. Coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của người học Nội dung phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục, chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành chương trình SGK, 12 giáo trình, phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, đảm bảo tình ổn định và tính thống nhất [5, tr. 9] 1.2.2. CÁC LOẠI HÌNH NHÀ TRƢỜNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN  Các loại hình nhà trƣờng đƣợc đề cập đến trong Luật giáo dục “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Nhà trường thuộc các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân như: có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội” [8, tr. 34]. Trong hơn 10 năm qua, ở nước ta đã hình thành một hệ thống trường phổ thông đa dạng các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Về tổ chức hoạt động của các loại trường này có những điểm chung giống nhau và có những điểm khác biệt. Chỉ có loại hình trường phổ thông công lập là có quy chế rõ ràng, cụ thể, còn các loại hình: bán công, dân lập, tư thục, về tổ chức hoạt động trong thực tế có những điểm khác biệt. Quyết định 1931/QĐ của bộ GD-ĐT và QĐ 39/ GD&ĐT2002, nhiều điểm không còn phù hợp cho các loại hình trường này, song mỗi loại trường đều tự cải tiến để có một hoạt động linh hoạt phù hợp với thực tiễn.  Sự giống nhau giữa các loại trƣờng PT trong hệ thống GDQD. Các trường phổ thông công lập, bán công, dân lập, tư thục đều nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, dưới sự quản lý của Nhà nước nên chúng đều mang tính chất và nguyên lý giáo dục chung của nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” [5, tr. 8]. Đó là nền giáo dục mang tính phổ thông, tính toàn diện, tính lao động hướng nghiệp, dạy nghề. Vì nhà trường luôn là công cụ phục vụ cho một chế độ xã hội nên chúng mang 13 tính định hướng XHCN, tính thống nhất nhưng đa dạng, mềm dẻo và linh hoạt... Như vậy, dù là trường công lập, bán công, dân lập hay tư thục..., các loại trường này đều giống nhau ở chỗ: phải thực hiện đầy đủ mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục dạy học, thực hiện nghiêm túc các văn bản, chỉ thị, quy chế do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Ngoài ra, các trường này còn có các nét đặc trưng riêng.  Sự khác nhau của các loại hình trƣờng THPT trong hệ thống GDQD.  Trường THPT công lập : Trường THPT công lập do Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường thuộc sở hữu Nhà nước. Kinh phí hoạt động theo dự toán, quyết toán từ nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó có một phần kinh phí do dân đóng góp từ nguồn học phí. Toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại trường được Nhà nước phân công theo chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự. Trường THPTBC: Trường THPTBC do Nhà nước đầu tư xây dựng CSVC hoặc quyết định chuyển trường phổ thông công lập thành trường bán công.Toàn bộ CSVC của trường thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Trường có 01 hiệu trưởng là người biên chế nhà nước, giáo viên , CNV còn lại làm việc theo ký hợp đồng. Kinh phí điều hành hoạt động nhà trường thực hiện theo phương thức lấy thu bù chi chịu sự quản lý thanh tra theo pháp lệnh tài chính. Trường phổ thông trung học dân lập: Trường THPT DL do một tổ chức có tư cách pháp nhân, có đủ các điều kiện thành lập trường. Tổ chức đứng ra xin mở trường phải có cơ sở vật chất trang thiết bị để một nhà trường hoạt động trong điều kiện tối thiểu, cử người trong tổ chức làm Hiệu trưởng hoặc thuê Hiệu trưởng. Trường hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi từ nguồn tài chính do dân đóng góp là học phí. Toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường thuộc quyền sở hữu của tổ chức đứng tên xin mở trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường do hiệu trưởng tuyển chọn ký hợp đồng, trả lương và các quyền lợi khác. 14 Cơ quan ra quyết định thành lập trường có quyền quyết định giải thể nếu trường không còn đủ khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục Trường phổ thông trung học tư thục: Trường do một cá nhân có đủ tư cách pháp nhân, có đủ điều kiện được nhà nước cho phép đứng ra mở trường. Toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường và tổ chức điều hành các hoạt động của trường - (Điều 17 mục 2b). Như vậy, các loại trường phổ thông dân lập, bán công, tư thục có những điểm khác nhau nếu xét dưới góc độ: nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường; kinh phí hoạt động; quyền chủ quản, sở hữu tài sản; cơ cấu tổ chức hoạt động của nhà trường. 1.2.3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI TRƢỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP NÓI CHUNG VÀ THPT BÁN CÔNG NÓI RIÊNG  Một số tính chất chung Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nên các trường phổ thông ngoài công lập nói chung, các trường THPT BC nói riêng mang tính “nhân dân, khoa học, hiện đại” [5, tr. 8]. Vì là trường phổ thông nên nó mang tính phổ thông toàn diện, lao động hướng nghiệp, dạy nghề; vì là ngoài công lập nên cần chú trọng tính định hướng XHCN, tính thống nhất đa dạng, tính mềm dẻo linh hoạt, tính hợp pháp, hợp lý. Tính định hướng XHCN được ghi trong Luật Giáo dục và trong Nghị quyết II của BCH TW Đảng CSVN khóa VIII: “Nhà nước quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung, giáo viên, các hoạt động giáo dục đoàn thể chính trị trong trường, đảm bảo nhà trường thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Tính thống nhất, đa dạng thể hiện ở các quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình trường phát triển thống nhất theo định hướng chung của nhà trường XHCN” [5 tr. 34]. Sự đa dạng về đối tượng người học, giáo viên, loại hình trường, loại hình đào tạo, nguồn ngân sách nhưng đều phải thống nhất theo mục tiêu, chương trình , nội dung của Bộ GD-ĐT ban hành , dưới sự quản lý, chỉ đạo, thanh tra của nhà nước. Tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện qua việc các trường lựa chọn đối tượng tuyển sinh phù hợp với yêu cầu thực tế của cha mẹ học sinh; đáp ứng yêu cầu 15 dạy thêm môn, thêm giờ, tạo điều kiện cho các em có đủ trình độ thi vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Tính hợp pháp, hợp lý thể hiện qua các điều khoản quy định về chính sách phát triển trường, về đất đai, vay vốn đầu tư, chính sách thuế, quyền sử dụng tài sản, tài chính, chính sách với giáo viên, học sinh. Để các quy định đó có hiệu lực pháp lý, cần có các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Bộ, Thông tư liên Bộ về các vấn đề đã quy định trong quy chế.  Đặc thù của loại hình THPTBC. Hình thức thành lập. Trường Bán công nói chung (THPTBC nói riêng) là trường do nhà nước thành lập trên cơ sở tổ chức nhà nước phối hợp với tổ chức không phải tổ chức nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc với cá nhân cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo một trong hai phương thức sau: Thành lập mới ; Chuyển một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất từ trường công lập sang bán công ; Do nhà nước kết hợp với đơn vị tổ chức nhân dân thành lập. Các trường THPTBC vùng nông thôn Hải Phòng thuộc nhóm 1. Công tác quản lý trường học ở trường THPTBC mang đặc thù sau. Bình đẳng với các trường THPT công lập về nhiệm vụ quản lý: Chịu sự lãnh đạo của các cấp, các cơ quan chủ quản. Thực hiện theo pháp quy quá trình dạy học (Mục tiêu - nội dung - phương pháp). Quản lý một bộ phận tài chính và bộ phận CSVC nguồn nhà nước. Công tác quản lý trường học ở trường THPTBC khác nhiệm vụ quản lý ở THPT công lập những mặt sau đây: + Quản lý nguồn nhân lực (Tự tuyển dụng xây dựng theo pháp luật) + Quản lý nguồn tài lực cơ bản (Tự hạch toán lấy thu bù chi ) + Quản lý nguồn vật lực phát triển từ kinh phí đào tạo và XHHGD. Hiệu trưởng nhà trường THPTBC cũng có thêm những nhiệm vụ và quyền hạn đặc thù khác : " Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Huy động nguồn vốn để xây dựng và phát triển trường. Thực 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét