Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội

tiêu khám phá bản chất RLTĐGCY ở trẻ em Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi [33]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên có những hạn chế như về độ phủ về mặt địa lý của mẫu, các mẫu thường được lấy từ các phòng khám, hay số mẫu nhỏ vì thế kết quả đại diện không có tính tổng quát hay đại diện cho một quần thể nào đó. Một nghiên cứu khá lớn của Josephine Elia và các cộng sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng TĐGCY trong nghiên cứu “Các mẫu bệnh xảy ra đồng thời ở trẻ em và vị thành niên” trên 342 khách thể gồm 274 nam (72.2%) và 95 nữ (27.8%) là người da trắng từ 6 đến 18 tuổi mắc rối loạn RLTĐGCY, cho thấy các bệnh đồng thời phổ biến nhất xảy ra với RLTĐGCY là rối loạn phòng vệ chống đối (40,6%), trầm cảm không chủ yếu (21,6%), và rối loạn lo âu lan tỏa (15,2). Kết quả cho thấy rối loạn phòng vệ chống đối, lo âu lan tỏa và trầm cảm không chủ yếu là rối loạn đồng thời khá phổ biến trong các mẫu có RLTĐGCY [25]. Mặc dù là một nghiên cứu khá công phu nhưng khách thể nghiên cứu được giới hạn ở người da trắng vì thế mẫu không thể đại diện cho mẫu dân số trẻ em và thành thiếu niên nói chung, ngoài ra bảng hỏi the Schedule for Affective Disorders & Schizophrenia for School aged Children- IVR không được dùng để chẩn đoán rối loạn học tập là rối loạn có thể là bệnh đồng thời với RLTĐGCY. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Một số nghiên cứu trong nước sử dụng thang đo Conner cải biên (1997) cho việc phỏng vấn cha mẹ và giáo viên cho kết quả tỷ lệ có RLTĐGCY là 3,01% [9]. Trong đóTỷ lệ nam/nữ là 15:1, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà các tác giả nước ngoài đưa ra (3:1hoặc 4:1); thể hỗn hợp: 25 trường hợp (55,6%); thể tăng động nổi trội: 16 trường hợp (35,6%), thể giảm chú ý nổi trội: 4 trường hợp (8,8%) và rối loạn liên quan giữa rối loạn tăng động/giảm chú ý với quan hệ gắn bó của cha mẹ/người chăm sóc-trẻ [9]. Trong giáo trình Tâm lý học thần kinh của Võ thị Minh Chí (2003) đưa ra một tỷ lệ RLTĐGCY ở học sinh Trung học cơ sở là 1,28 [2, tr.67 - 127]. Một nghiên 9 cứu khác của Nguyễn Thị Vân Thanh (2009) với đề tài “Đặc điểm tâm lý lâm sàng của HSTH có rối loạn tăng động giảm chú ý” với các phương pháp như phỏng vấn sâu, quan sát, sử dụng các trắc nghiệm bổ trợ như Conner (1997) với hai phiên bản dành cho phụ huynh và giáo viên cho việc đánh giá sàng lọc trẻ có RLTĐGCY và trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Gille dành cho trẻ từ 6- 12 tuổi để loại trừ các trẻ chậm phát triển trí tuệ và phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình đã đưa ra được một số kết luận sau: trẻ RLTĐGCY có sức bền chú ý ngắn, khối lượng chú ý nhỏ, mức độ các kỹ năng chú ý thấp. Trong học tập, trẻ thường biểu hiện đặc điểm giảm chú ý bằng việc mắc lỗi sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý thường biểu hiện xung động bằng việc khó kiềm chế hành vi của mình trước một sự hẫng hụt, một sự phấn khích vì vậy khó có hành vi thích ứng với bối cảnh giao tiếp. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng các đặc điểm tâm lý lâm sàng đặc trưng của HSTH có rối loạn tăng động giảm chú ý; mối quan hệ của mức độ biểu hiện các đặc điểm rối loạn tăng động giảm chú ý với kỹ năng gắn kết của trẻ với mẹ/người chăm sóc. Đây là cơ sở để xây dựng các biện pháp can thiệp cho các trường hợp được nghiên cứu dựa trên việc cải thiện quan hệ gắn kết giữa trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý với mẹ/người chăm sóc [8]. 1.2. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY và khái niệm RLTĐGCY 1.2.1. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY [35;36;37;39] RLTĐGCY là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Rối loạn này thường được chú ý và phát hiện khi các em bắt đầu bước vào bậc tiểu học. RLTĐGCY được biết đến với các đặc điểm chung là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Rối loạn này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Trẻ có RLTĐGCY nếu không được can thiệp, chữa trị 10 thì khi trưởng thành các em dễ gặp phải các nguy cơ như lạm dụng chất, phạm pháp hay phát triển thành kiểu rối loạn nhân cách chống đối xã hội [17]. Thuật ngữ tăng động giảm chú ý được quan tâm, chú ý và bình luận và trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học trong suốt thế kỷ qua. Ở mỗi một thời kỳ nó được gọi bởi những cái tên khác nhau nhưng về bản chất của rối loạn này thì thay đổi rất ít, từ những mô tả đầu tiên của nhà văn Sir Alexander Crichton (1798) đến những tiêu chí của DSM – IV (1994). Năm 1798, trong cuốn sách của Sir Alexander Crichton "Một cuộc điều tra về bản chất và nguồn gốc của tình trạng loạn thần" đã mô tả một "tinh thần bồn chồn" với những điều quan sát được “ …trong căn bệnh của sự chú ý, mọi ấn tượng dường như là những kích động và gây ra cho cho họ những mức độ bất ổn về tinh thần…” Năm 1845, Tiến sĩ Heinrich Hoffman trong bài thơ "Câu chuyện của Philip ngồi không yên - The Story of Fidgety Philip" mô tả về đứa con trai bé của mình với những mô tả như: nghịch ngợm, bồn chồn, tăng động , thô lỗ và hoang dã... Mặc dù mô tả của ông đã được viết hơn 150 năm trước đây, nhưng nó vấn là những dấu hiệu đặc trưng của RLTĐGCY. 1902 George F. Still – một bác sĩ người Anh trong một bài thuyết trình đã mô tả các biểu hiện của một nhóm trẻ hiếu động và không chú ý, với cụm từ" defect of moral control – Thiếu kiểm soát tinh thần”. Ông cho rằng nguyên nhân của các hành vi đó là do di truyền chứ không phải một sự khiếm khuyết của tinh thần, tuy nhiên những phát hiện của ông ít được quan tâm. Bắt đầu từ 1917 - 1922, khi đại dịch viêm não ở trẻ bùng phát tại Bắc Mỹ, những trẻ em còn sống sót sau mắc bệnh có những biểu hiện tương tự như RLTĐGCY thì việc tìm ra tên gọi cũng như những biểu hiện của bệnh rõ ràng hơn bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm, nó được mô tả và chẩn đoán như một rối loạn hành vi sau viêm não "Post-Encephalitic Behavior Disorder." 11 Trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, thuật ngữ "Hoạt động bất thường của tiểu não - Minimal Brain Dysfunction" được sử dụng để miêu tả rối loạn này, nhưng thuật ngữ này được thay đổi thành " Rối loạn tăng động thời thơ ấu - Hyperkinetic Disorder of Childhood" vào các năm cuối của thập niên này. Sang đến thập niên 70, thêm những triệu chứng được nhận ra cùng với chứng hiếu động thái quá bao gồm sự bốc đồng, thiếu tập trung, hão huyền và các triệu chứng thiếu tập trung khác. 1980, tên gọi “Rối loạn thiếu hụt chú ý - Attention Deficit Disorder” được gọi tên bởi Hiệp hội Tâm thần Mĩ (APA). 1987, tên gọi của rối loạn này tiếp tục được sửa đổi thành “ Rối loạn tăng động giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactive Disorder” 1.2.2. Khái niệm RLTĐGCY Theo ICD-10, rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi lan toả trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian [7]. Theo DSM-IV thì RLTĐGCY là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cách thái quá, khác biệt hẳn với một mẫu hành vi của những trẻ bình thường khác cùng tuổi phát triển [5]. Người ta thường nghĩ rằng những nét bất thường về thể chất đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển rối loạn này những nguyên nhân đặc hiệu hiện nay chưa biết được. Trong những năm gần đây người ta đưa ra thuật ngữ “rối loạn suy giảm sự chú ý” để chẩn đoán hội chứng này. Nhưng ở đây nó không được dùng bởi vì nó đòi hỏi tri thức về các quá trình tâm lý mà chúng ta chưa có sẵn, và nó gợi ý đưa vào chẩn đoán này những em bé 12 thường hay lo lắng, bận tâm hoặc vô cảm, “mơ mộng” mà những khó khăn của chúng có lẽ có tính chất khác. Tuy nhiên, về phương diện hành vi, rõ ràng là những khó khăn trong chú ý là nét trung tâm của các hội chứng tăng động này. [7,tr. 258]. Các rối loạn tăng động thường bắt đầu sớm trong quá trình phát triển (thông thường trong 5 năm đầu của cuộc đời). Các nét đặc trưng chính của chúng là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức, và khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng không hoàn thành cái nào cả, kết hợp với một hoạt động quá đáng, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Sự thiếu sót này thường kéo dài trong suốt quá trình đi học và sang cả tuổi vị thành niên, nhưng sự chú ý và hoạt động của một số lớn các đối tượng được cải thiện dần dần [7, tr. 258]. Nhiều bất thường khác có thể kết hợp với các rối loạn này. Những trẻ em tăng động thường dại dột và xung động, dễ bị tai nạn, và bản thân chúng thường có những vấn đề về kỷ luật do thiếu tôn trọng các quy tắc, việc thiếu tôn trọng này là kết quả của sự thiếu suy nghĩ (hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế về mặt xã hội, thiếu thận trọng và dè dặt; chúng không được trẻ em khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập. Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều hơn một cách không cân xứng [7, tr.258]. Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phong chống đối xã hội và tự ti. Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động và các rối loạn hành vi khác, như rối loạn hành vi ở những người không thích ứng xã hội. Tuy nhiên những bằng chứng hiện nay nghiêng về sự phân ra một nhóm rối loạn trong đó tăng động là vấn đề trung tâm [7, tr. 259]. 1.3. Tiêu chí chẩn đoán rối RLTĐGCY 1.3.1. Các nguyên tắc chẩn đoán 13 Các nét đặc trưng chủ yếu là tật chứng về sự chú ý và tăng hoạt động: cả hai tiêu chuẩn này đểu cần thiết cho chẩn đoán, và phải được thấy rõ ràng trong nhiều hoàn cảnh (thí dụ ở nhà, ở lớp, ở trong bệnh viện). [15, 259] Bảng 1.1. Những đặc điểm cơ bản của các tiêu chuẩn chẩn đoán [4, tr.424]. Giảm chú ý Tăng động - xung động Không tập trung được chú ý vào các chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả trong các bài Ngồi vặn vẹo, bồn chồn học, công việc hoặc các hoạt động khác Không tập trung được chú ý vào bài Hay rời khỏi chỗ ngồi khi không tập cũng như trò chơi được phép Không thể chơi cũng giải trí một cách Không thể chú ý nghe yên lặng Không thể làm được theo hướng dẫn Chạy nhảy, leo trèo liên tục; ở tuổi hoặc hoàn thành bài tập hoặc một thanh, thiếu niên hoặc tuổi trưởng việc nào đó (không phải là hành vi thành thì có thể chỉ còn cảm giác chủ chống đối hoặc không hiểu) quan về sự không nghỉ ngơi Có rắc rối khi phải tổ chức hoạt động hoặc nhiệm vụ Không thích hoặc né tránh những công việc cần nỗ lực tinh thần Đi liên tục Nói quá nhiều Đánh mất vật dụng cho các hoạt Trả lời ngay khi vừa mới nghe câu động: sách vở, bút, dụng cụ học tập… hỏi Dễ chú ý đến kích thích bên ngoài Có rắc rối khi phải chờ đợi Hay làm gián đoạn, can thiệp vào Hay quên công việc của người khác Các triệu chứng kết hợp không đủ hoặc không cần thiết để đặt chẩn đoán, nhưng có thể giúp cho chẩn đoán. Thiếu kiềm chế trong các mối quan hệ xã hội, sự dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, sự coi thường các 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét