Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Trường Trung học phổ thông Hải An Thành phố Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

viết của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễnHà Nội 2 1 2005 hoặc như bài viết của Hồ Viết Lương (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục....Trong các luận văn thạc sỹ những năm gần đây cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như luận văn của tác giả Bùi Thanh Bình (2008) với “Biện pháp quản lý hoạt động dạy của Hiệu trưởng ở trường Trung học phổ thông Hải An - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay”; đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THCS Khánh Bình đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Long Giao. Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên tiểu học và QL đội ngũ này, đã có một số công trình nghiên cứu như: đề tài: " Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTH" của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân, hay đề tài: "Biện pháp quản lý bồi dưỡng GVTH thành phố Nam Định đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Dương Thị Minh Hiền,...... đã cho chúng tôi thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc hoàn thiện luận văn của mình. Các tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng GV theo hướng chuẩn hóa ở các nhà trường. 1.2. Một số khái niệm cơ bản và quan niệm của đề tài 1.2.1. Giáo viên Theo từ điển Tiếng việt định nghĩa: “Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương”. Tại điều 70 Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêu chuẩn của nhà giáo 5 1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây. a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. c. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp. d. Lý lịch bản thân rõ ràng. 3. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp được gọi là giáo viên; ở cở sở giáo dục Đại học được gọi là giảng viên [38, tr.55]. Theo luật giáo dục được sửa đổi, bổ sung đã được Quốc Hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009 và quy định hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng năm 2010. Trong luật đã bổ sung 5 điều mới, sửa đổi bổ sung liên quan đến 24 điều (trên tổng số 120 điều). Trong đó, sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 70: “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”. Giáo viên trường trung học: Điều 30, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo quyết định số 0 200 QĐ – BGD và ĐT ngày 02 4 200 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) nêu rõ: “ Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn đối với trường trung học có cấp THPT). [6, tr.15] Trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trường THPT được quy định như sau: có bằng tốt nghiệp ĐHSP hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng 6 chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa trường ĐHSP. 1.2.2. Quản lý. Biện pháp quản lý 1.2.2.1. Quản lý Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [45]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [12, tr 9]. Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “Lý” gốm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản” làm chính thì tổ chức dễ bị trì trệ, ngược lại nếu chỉ quan tâm đến việc “Lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Do vậy người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống mình quản lý luôn được ở trạng thái cân bằng động. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể GV, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục. Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình qua sơ đồ sau: 7 Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý Công cụ Đối tượng quản lý Chủ thể quản lý Phương pháp Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. Khách thể (đối tượng) quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau. Công cụ quản lý và phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ… Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý. Tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: “ không có thông tin không có quản lý ” Mối liên hệ các chức năng quản lý được thực hiện qua sơ đồ sau: 8 Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo 1.2.2.2. Biện pháp quản lý Biện pháp: theo từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên, biện pháp là “cách làm, cách thức tiến hành”. Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách làm giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, điều đó có nghĩa là để sử dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, cùng một biện pháp có thể sử dụng trong nhiều phương pháp. Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tượng quản lý giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đề ra. Các biện pháp được đánh giá theo các tiêu chí sau: Tính thừa kế: không làm sáo trộn, hay quá thay đổi cái đã có mà kế thừa có chọn lọc. Tính phù hợp: biện pháp đưa ra là những biện pháp phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tính khả thi: biện pháp không bị các yếu tố chi phối, nó ràng buộc ở mức độ cao. Tính hiệu quả: biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề phức tạp hơn. Các yếu tố ràng buộc gồm: quyền lực, văn hóa, đạo đức, tài chính, thời gian, con người và chính sách pháp luật. 9 1.2.3. Năng lực “Năng lực” theo Từ điển tiếng Việt là khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chung ta đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: “Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao” 1.2.4. Năng lực dạy học. Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy… . Như vậy có thể định nghĩa 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét