Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
yếu tố then chốt là công tác chỉ đạo quản lý của hiệu trƣởng và sự phối kết
hợp với các lực lƣợng giáo dục. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý giáo dục hoạt động kỹ năng sống cho học sinh ở trƣờng THPT
Hữu Lũng từ đó có biện pháp thích hợp trong việc quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THPT Hữu Lũng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, góp
phần giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT.
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh THPT ở trƣờng THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống, thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng THPT Hữu Lũng
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT Hữu Lũng.
- Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất để xác định tính khả thi và cấp thiết
của các biện pháp.
5. Giả thuyết khoa học
3
Nếu xây dựng đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trƣờng cho học sinh trung học phổ thông phù hợp thì chất
lƣợng và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống sẽ tốt hơn, góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo tính khả thi, đề tài tập trung nghiên cứu
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng
THPT Hữu Lũng từ năm học 2008 - 2009 đến nay.
6.2. Giới hạn nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu :
+ Vì điều kiện thời gian cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đề
cập đến một số kỹ năng sống cơ bản của học sinh trung học phổ thông.
+ Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THPT Hữu Lũng.
+ Thử nghiệm 2 biện pháp đƣợc đề xuất.
- Đối tƣợng khảo sát :
+ Học sinh: 5 lớp 12A2, 12A5, 12A8, 11A7, 10A1.
+ Giáo viên: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn
thanh niên.
+ Cán bộ quản lý: Hiệu trƣởng, các phó hiệu trƣởng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong luận văn này chúng tôi đã phối hợp sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau :
4
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo
sát, đúc kết kinh nghiệm, phỏng vấn.
\- Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện bằng việc xem xét hoạt động quản lý
giáo dục kỹ năng sống của đội ngũ quản lý trƣờng THPT Hữu Lũng, nhằm tìm
hiểu thực trạng về công tác quản lý nhà trƣờng của hiệu trƣởng trƣờng trung
học phổ thông.
- Phương pháp điều tra
+ Mục đích điều tra: Thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực
trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống của hiệu trƣởng trƣờng THPT Hữu Lũng
+ Nội dung điều tra: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên
tắc và nội dung chủ định của ngƣời nghiên cứu.
+ Cách triển khai: Thông qua cuộc họp hội đồng phát và thu phiếu điều tra cho
đội ngũ cán bộ giáo viên, thông qua buổi sinh hoạt lớp thực hiện phát và thu
phiếu điều tra cho các lớp học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng với mục đích chủ yếu là đánh giá mức
độ khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn
Gặp gỡ các cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xin ý
kiến đánh giá về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trƣờng
và đánh giá các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống mà tác giả
đề xuất.
5
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trƣờng THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 .Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ nói chung và cho học sinh THPT
hiện nay là vô cùng cấp thiết. Giáo dục kỹ năng sống trở thành 1 trong 5 nội
dung của phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích
cực” giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Trong quá
trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống, tác giả đã sƣu tầm, tham khảo các
tài liệu và hệ thống lại nhƣ sau:
1.1.1. Ở ngoài nước
Ở các nƣớc phƣơng Tây, kỹ năng sống từ lâu đã đƣợc quan tâm. Mô
hình giáo dục của Pháp thế kỉ XXI theo đề xuất của Edgard Morin là phải
giảng dạy về hoàn cảnh con ngƣời (hiểu rõ con ngƣời là gì, con ngƣời sống và
hoạt động nhƣ thế nào trong những điều kiện nào, con ngƣời xử lý bằng cách
nào) và học cách sống. Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỉ XXI cũng cho rằng:
Cần nâng cao kỹ năng giao lƣu qua nói, viết, đọc, nghe, cần phát triển khả
năng suy ngẫm…Ngƣời Nhật đi vào thế kỉ XXI với mô hình không đánh giá
học sinh, sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải
quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn [3, tr.203].
Việc giáo dục kỹ năng sống ở khu vực đã đƣợc nghiên cứu và triển khai
ở nhiều nƣớc. Ở Lào, giáo dục kỹ năng sống đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình
đào tạo chính qui, không chính qui và các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên từ
năm 1997. Tại Campuchia chƣơng trình giáo dục chính qui đã thực hiện việc
tích hợp dạy kỹ năng sống vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1 đến lớp
12. Tại Malaysia, Bộ Giáo dục coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống. Quan
niệm về giáo dục KNS ở Bangladesh cho rằng nội dung giáo dục KNS phụ
7
thuộc vào từng nhóm đối tƣợng, nội dung giáo dục thay đổi theo thời gian, các
KNS có thể ở các cấp độ/mức độ khác nhau. Những lĩnh vực cơ bản trong
giáo dục KNS ở Bangladesh là các kỹ năng xã hội (kỹ năng tồn tại, kỹ năng
kinh tế, kỹ năng ngôn ngữ, xóa mù chữ...), các kỹ năng phát triển, các kỹ năng
chuẩn bị cho tƣơng lai [5].
Tháng 12.2003 tại Bali- Inđônesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục KNS
trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nƣớc. Qua báo cáo ở
các nƣớc cho thấy có nhiều điểm chung nhƣng cũng có nhiều điểm riêng trong
quan niệm về giáo dục KNS của các nƣớc. Mục tiêu của giáo dục KNS trong
giáo dục không chính quy ở hội thảo Bali là nhằm nâng cao tiềm năng của con
ngƣời để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi,
các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng
cao chất lƣợng cuộc sống [5].
Quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nƣớc không giống nhau và
nội hàm của KNS đƣợc mở rộng hơn nhiều nội hàm chỉ gồm những khả năng
tâm lý, xã hội. Có sự khác nhau về nội dung giáo dục KNS cả trong lĩnh vực
giáo dục chính quy và không chính quy ở trong một quốc gia. Trong giáo dục
phi chính quy những kỹ năng cơ bản nhƣ đọc, viết, nghe, nói đƣợc coi là
những kỹ năng sống cơ sở và chú trọng đến kỹ năng kiếm sống. Trong ý thức
toàn cầu khái niệm kỹ năng sống bao hàm cả kỹ năng nghề nghiệp.
1.1.2.Ở trong nước
Thuật ngữ kỹ năng sống đƣợc Việt Nam biết đến bắt đầu bằng chƣơng
trình của UNICEF vào năm 1996 “Giáơ dục kỹ nămg sống để bảo vệ sức khoẻ
và phòng chống HIV/ADS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng”.
Tham gia chƣơng trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ.
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét