Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Mối quan hệ giữa hành vi bạo lực thân thể của cha mẹ với hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ông cha ta có câu “yêu cho roi cho vọt” ý muốn nói để giáo dục con cái nên người cần có những hình phạt nghiêm khắc. Quan niệm này đã ăn sâu vào niềm tin của các bậc cha mẹ Việt Nam nhiều thế hệ và dẫn đến việc cha mẹ tin và sử dụng đòn roi và các hình thức bạo lực cơ thế khác để răn dạy mỗi khi có những hành vi sai. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác trên thế giới lại chỉ ra rằng hành vi bạo lực cơ thể của cha mẹ thường dẫn tới những hậu quả xấu với con. Những trẻ bị đánh đập và trừng phạt về thân thể có nhiều vấn đề về hành vi cảm xúc hơn, thiếu tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội và thường có hành vi hung tính, xâm khích khi đối mặt với những mâu thuẫn. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã giải thích rằng khi cha mẹ trừng phạt thân thể con cái mình chính là đang làm mẫu để trẻ học theo cách hành xử hung tính và tin rằng hành vi hung tính, xâm khích, làm đau người khác là có thể chấp nhận được. Lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ vô cùng phức tạp, thời kỳ đang dần chuyển từ trẻ con sang người lớn. Lứa tuổi này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Đặc trưng nổi bật của lứa tuổi này là sự bắt chước không chỉ bắt chước những người trong g gia đình mà bắt chước tất cả những gì diễn ra xung quanh trẻ. Khi trẻ sống trong môi trường gia đình có bạo lực nhất là bạo lực về thân thể có thể sẽ làm cho các em tập nhiễm những hành vi bạo lực và niềm tin rằng có thể sử dụng những hành vi này với những người khác khi mình bế tắc hoặc bực bội. Những hành vi này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ tiếp tục phát triển trầm trọng hơn. Góp phần làm tăng vấn nạn bạo lực học đường vẫn đang là một chủ đề thời sự nóng bỏng trong xã hội thời gian này. Để điều chỉnh hành vi hung tính của trẻ và góp phần giảm vấn nạn bạo lực học đường. Điều đầu tiên là chúng ta phải xem xét các yếu tố có liên quan và có thể dẫn tới hành vi hung tính. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn 9 kiểm tra “Mối quan hệ giữa hành vi bạo lực cơ thể của cha mẹ với hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở” vì cho rằng đối với tuổi tiểu học, hành vi của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi của con cái và ở lứa tuổi này các em bị ảnh hưởng nhiều nhất của hành vi bạo lực thân thể. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này muốn khẳng định mối liên hệ giữa hành vi trừng phạt thân thể của cha mẹ với hành vi hung tính của các con. Đồng thời cũng muốn tìm hiểu xem mối quan hệ này có khác nhau đối với các em trai và các em gái trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở không. Từ đó đưa ra khuyến nghị giúp cho cha mẹ có cách ứng xử phù hợp trong việc giáo dục con cái, giảm thiếu những hành vi hung tính ở con cái, cũng như đề xuất những biện pháp can thiệp khác biệt cho các em trai và em gái trong độ tuổi trung học cơ sở có hành vi hung tính 3. Đối tƣợng ,khách thể nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa hành vi trừng phạt thân thể của cha mẹ với các vấn đề hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở. 3.2. Khách thể nghiên cứu 406 học sinh và cha mẹ học sinh trung học cơ sở của ba trường trong nội thành và ngoại thành Thành Phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Cha mẹ học sinh và học sinh các khối 8,9 của trường THCS Phú Diễn, huyện Từ Liêm; THCS Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng và THCS Nguyễn Tất Thành, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học + Hành vi bạo lực của cha mẹ có tương quan thuận chiều với các vấn đề về hành vi hung tính của trẻ. Cha mẹ có xu hướng sử dụng bạo lực nhiều hơn nếu con cái có nhiều vấn đề hành vi và ngược lại khi cha mẹ sử dụng nhiều hình thức bạo lực, con cái có thể bắt chước và thể hiện qua những hành vi hung tính hoặc hành vi phá luật. 10 + Xu hướng sử dụng hành vi bạo lực ở cha mẹ có mối liên hệ với hành vi xâm khích chặt hơn với hành vi phá luật . + Xu hướng sử dụng hành vi bạo lực ở cha mẹ với con trai và con gái có sự khác biệt. + Mối quan hệ giữa việc cha mẹ sử dụng hành vi bạo lực và vấn đề hành vi hướng ngoại ở trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thứ 3 như giới tính của trẻ, trình độ học vấn của cha mẹ, tình trạng hôn nhân của gia đình. (VD mối quan hệ giữa việc sử dụng hành vi bạo lực và hành vi hướng ngoại của trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hôn nhân gia đình có nghĩa là mặc dầu cha mẹ không sử dụng nhiều hành vi bạo lực đối với trẻ nhưng nếu trẻ lớn lên trong một gia đình không hoàn thiện, trẻ có thể vẫn phát triển những vấn đề hành vi). 5. Nhiệm vụ của đề tài 5.1. Nghiên cứu lý luận + Hệ thống các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ (nhất là những nghiên cứu về bạo lực thân thể) và mối liên hệ của chúng với các dạng rối loạn hướng ngoại của trẻ. + Tìm hiểu thiết kế nghiên cứu và chiến lược phân tích số liệu từ các nghiên cứu đi trước để rút ra phương pháp và chiến lược phân tích cho nghiên cứu này. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn + Xây dựng bộ câu hỏi về các dạng hành vi trừng phạt cơ thể của cha mẹ và hành vi hung tính của con cái + Tiến hành thu thập số liệu về hành vi trừng phạt cơ thể của cha mẹ và hành vi hung tính của con cái + Lập mô hình phân tích và chạy số liệu nghiên cứu 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các vấn đề có liên quan đến hành vi bạo lực thân thể và hành vi hung tính. 11 - Phân tích tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hành vi bạo lực thân thể và hành vi hung tính. Từ đó chỉ ra được mối tương quan giữa hành vi bạo lực thân thể với hành vi hung tính. - Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu: hành vi, hành vi bạo lực thân thể, hành vi hung tính. - Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Dựa vào kết quả phần tổng hợp của phần lý thuyết, xác định yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, đó là: + Xác định các hình thức bạo lực thân thể. + Xác định các biểu hiện của hành vi hung tính. + Từ đó tìm ra mối tương quan giữa hành vi bạo lực thân thể của cha mẹ đến hành vi hung tính của thiếu niên. Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, thông tin thu được để xây dựng các khái niệm công cụ như: bạo lực, hành vi bạo lực, hành vi bạo lực thân thể, hành vi hung tính. 2.4.2. Phương pháp nghiên thực tiễn Để thực hiện nội dung trên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành gặp gỡ các phụ huynh và học sinh để phỏng vấn về các hình thức trừng phạt mà cha mẹ dành cho con cái. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi về các hình thức bạo lực thân thể mà cha mẹ sử dụng với con cái và tần suất cha mẹ áp dụng các hình thức trừng phạt đó 6.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 17.0 để xử lý số liệu 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. 12 Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm bạo lực và hành vi bạo lực 1.1.1. Khái niệm bạo lực Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Bạo lực” được hiểu là “sức mạnh dùng để trấn áp, cưỡng bức hoặc lật đổ” [14, tr.39] Còn theo Từ điển Xã hội học thì “Bạo lực” được hiểu là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế bề ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế [5, tr.22] Theo từ điển Anh – Việt “aggression” có nghĩa là hành hung. Trong tâm lý học có những tác giả sử dụng thuật ngữ “aggression” khi nói đến bạo lực. Các quan điểm khi nói về bạo lực có thể chia ra thành hai xu hướng. Có những quan điểm chia bạo lực theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học cho rằng bạo lực là một phương thức vận động chính trị, là “sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ chính quyền”. Một số quan điểm khác thì hiểu bạo lực như một hiện tượng xã hội, một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội, là những hành động mang tính chất chiếm đoạt làm tổn thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu theo một trong hai cách trên thì mới chỉ nhìn nhận bạo lực theo một khía cạnh nhất định chứ chưa nhìn nhận theo hướng đa chiều nhiều góc độ. Hiểu một cách chung nhất thì bạo lực không chỉ là một hành động 13 gây tổn thương cả về thể chất và còn bao hàm cả những hành động gây tổn thương tinh thần người khác. Bạo lực không chỉ hiểu theo nghĩa “xâm hại”, mà bao gồm cả những hành vi gây tổn thương cho người khác dưới bất kỳ hình thức, phương tiện, mục đích nào. Nhưng quan điểm trên mới chỉ thể hiện được phần nào nội hàm của khái niệm bạo lực. Đó được hiểu là những hành động mang tính chất chiếm đoạt tổn thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Ngày nay, quan điểm bạo lực không chỉ giới hạn ở những hành động làm tổn thương đến thể chất còn xét cả những hành động làm tổn thương đến tinh thần người khác trong gia đình và ngoài xã hội. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên cứu giảng dạy và ứng dụng Tâm lý học – giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế, PGS- TS Phan Trọng Ngọ đã định nghĩa bạo lực là hành xử phi nhân tính, chúng là hành vi bất thường trong xã hội nhân văn. [dẫn theo 7] Theo quan niệm của tổ chức Y Tế Thế Giới thì bạo lực được coi là việc sử dụng cố ý lực lượng vật chất hay quyền lực nhằm đe dọa người khác hoặc chống lại một nhóm hoặc cộng đồng mà kết quả của nó có khả năng dẫn đến thương tích hoặc tử vong và tổn hại về tâm lý.[ dẫn theo 19] Từ việc đó tổng hợp lịch sử nghiên cứu về bạo lực và tham khảo một số định nghĩa về bạo lực khác nhau, chúng tôi xin được trình bày cách hiểu của mình như sau: Bạo lực được hiểu là sử dụng sức mạnh, quyền lực hay các hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn thương đến thể chất, tinh thần, tâm lý người khác. 1.1.2. Khái niệm về hành vi bạo lực Định nghĩa của Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế: Hành vi bạo lực thân thể và tinh thần là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn hoặc thương tích. Có một số nhóm hành vi bạo lực sau: 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét