Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động
dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn,
đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học, nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm giáo dục thường
xuyên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm giáo dục thường
xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tiễn cho thấy việc quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn còn nhiều điều bất cập, nếu có những biện
pháp quản lý khoa học và đồng bộ thì chất lượng dạy học ở Trung tâm GDTX
Văn Lãng sẽ được nâng lên rõ rệt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, quản lý GDTX,
quản lý hoạt động dạy học ở TTGDTX.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm
GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học ở Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý là một lĩnh vực rộng lớn, trong khuôn khổ thời lượng nghiên
cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học của
Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
11
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành
thu thập tài liệu, đọc tài liệu từ đó phân tích tổng hợp vấn đề ở góc độ lý luận
có liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động quản lý của Trung tâm
GDTX Văn Lãng về hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên thể hiện qua giờ dạy.
7.2.2. Phương pháp điều tra viết
Điều tra thu thập số liệu bằng các mẫu thống kê, trên cơ sở quản lý hoạt
động dạy học ở Trung tâm qua đội ngũ giáo viên. Trước khi phát phiếu trưng
cầu, tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách trả lời các câu hỏi để đảm bảo
thông tin thu được phản ánh một cách chính xác, khách quan.
7.2.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp này để xử lý và phân tích các số liệu, các thông
tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập, phương pháp này giúp xác
định một cách khả quan về quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm bằng số
liệu định lượng.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Qua thực tế làm công tác quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm, bản
thân đã trực tiếp hỏi, phỏng vấn các giáo viên giảng dạy trên lớp về tình hình
của học sinh, sự tiếp thu bài của các em qua giờ dạy và tỉ lệ học sinh hiểu bài;
đối với giáo viên là về nội dung, chương trình, phương pháp đã phù hợp với
đối tượng giảng dạy chưa… Để từ đó làm rõ thực trạng và đưa ra các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học sát với tình hình thực tế.
12
8. Câú trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của trung tâm
giáo dục thường xuyên.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm
giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
13
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Về giáo dục thường xuyên
Đối với thế giới, GDTX được quan tâm đến từ Hội nghị giáo dục người
lớn thế giới lần thứ I tổ chức tại ELsimor - Đan Mạch (1949). Từ đó đến nay
nhiều hội nghị thế giới về GDTX được tổ chức nhằm đánh giá tình hình, chỉ ra
xu thế phát triển và những vấn đề đặt ra cho GDTX trên phạm vi toàn cầu.
Vào giữa thế kỷ XX, do khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nhà
trường không thể cung cấp hết cho người học những tri thức mới của nhân loại
và càng không thể giữ được vai trò độc tôn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Nhiều nhà nghiên cứa giáo dục đã thấy được sự khủng hoảng trong giáo dục,
nên đã phân tích vai trò của nhà trường, những hạn chế mà nhà trường không
thể khắc phục như hạn chế và bó hẹp của giáo dục, sự áp đặt và trấn áp trong
quá trình dạy học, không cập nhật và không áp dụng các kiến thức đã học vào
cuộc sống và đặc biệt là không tạo cho mọi người có thể được tiếp tục học tập,
học thường xuyên suốt đời, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra Giáo dục không
chính quy sẽ là giải pháp duy nhất để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đó.
Hội nghị lần thứ V tổ chức tại Hamburg - Cộng hòa liên bang Đức
(1997) đưa ra bản tuyên bố nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục
người lớn và học tập của người lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
cũng như toàn thế giới, khẳng định tính cấp thiết của việc học tập trong cộng
đồng và ở nơi làm việc.
Ở Việt nam, thuật ngữ “giáo dục thường xuyên” mới được phổ biến
trong hệ thống giáo dục quốc dân vào những năm cuối thế kỷ XX. Bước sang
thế kỷ mới, thế kỷ phát triển của công nghệ thông tin, đây không phải là một
vấn đề mới nhưng được xem xét dưới một quan điểm, cách nhìn, cách làm
mới về phát triển giáo dục thường xuyên trong điều kiện chuyển sang nền kinh
14
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của GDTX là
một quá trình đã Được đúc rút kinh nghiệm từ truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử, bài học kinh nghiệm
lớn lao qua gần 70 năm xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở
nước ta kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay; cùng với sự
kế thừa kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực.
Trong thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, giai cấp thống trị chỉ quan tâm
chăm lo việc học hành của một số ít con em giai cấp địa chủ, quyền thế. Nhân
dân lao động tự phải lo cho con, em mình học ở các trường làng do các thầy
đồ mở lớp dạy với số lượng ít, hoặc một số gia đình có điều kiện hơn mời thầy
về nhà dạy.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta,
giáo dục thường xuyên còn được gọi là bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Từ
khi đất nước được thống nhất, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, GDTX được
hình thành phát triển mạnh mẽ với những chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước. Điểm thể hiện rõ nhất đó là GDTX từng bước có những cơ sở pháp lý
để hoạt động, và được xem song song, bình đẳng với giáo dục chính quy, nên
được gọi là giáo dục không chính quy (gần đây gọi là phương thức giáo dục
thường xuyên).
1.1.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thường xuyên
Từ khi đất nước giành được độc lập (1945) chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quan tâm tới việc giáo dục cho mọi người, mong muốn của Bác Hồ trong bản
Tuyên ngôn độc lập sinh ra nước Viêt Nam Dân chủ Cộng Hòa đọc tại Quảng
trường Ba Đình ngày 02/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã tra Sắc lệnh thành
lập Nha bình dân học vụ, chống nạn thất học và các lớp bình dân học vụ được
triển khai trên toàn đất nước Việt Nam, Người coi diệt giặc dốt như diệt giặc
ngoại xâm.
Với quyết tâm “Phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc
thông thái” Bác Hồ kêu gọi toàn dân không chỉ học tập, mà còn kêu gọi mọi
15
người, tất cả cán bộ và nhân dân phải học tập suốt đời: “ Chúng ta phải học và
học tập suốt đời, còn sống thì phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.
Ngày 4/10/1945 Bác đã kêu gọi toàn dân chống nạn thất học qua phòng
trào bình dân học vụ do chính Người phát động. Trong thư gửi quân nhân học
báo ( 4/1946) Bác viết “Học không bao giờ cùng. Học mãi tiến bộ mãi. Càng
tiến bộ, càng phải học thêm”. Trong thư gửi cán bộ, giáo viên bình quân học
vụ nhân ngày quốc khánh 02/9/1945 Bác căn dặn : “Vùng nào hết nạn mù chữ
thì các bạn thi đua tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào:
1- Thường thức vệ sinh, để dân bớt ốm đau
2- Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm
3- Bốn phép tính, đẻ làm ăn có ngăn nắp
4- Lịch sử và địa dư nước ta để nâng cao lòng yêu nước
5- Đạo đức công dân, để thành người công dân đúng đắn”.
Đối với cán bộ, Bác khuyên lại càng phải học suốt đời. Bác nói: “ Học
hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... không ai có thể tự cho mình đã biết đủ
rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho
nên chúng ta phải tiếp tục học và hành đẻ tiến bộ kịp nhân dân”.
Tư tưởng của Bác về GDTX đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là một
trong những quan điểm quan trọng về giáo dục cho mọi người ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục thường xuyên
Các chủ trương chính sách quan trọng về phát triển Giáo dục và đào tạo
nói chung, GDTX nói riêng của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, tạo
hành lang pháp lý và hình thành nền tảng xã hội cho việc xây dựng xã hội học
tập và học tập suốt đời. Quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, “Giáo dục là nhiệm vụ của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân”. Để thực hiện các chủ trương lớn này Đảng, Quốc
Hội, Chính phủ cũng đã có hàng loạt các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị ...
Như Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), Nghị quyết Trung ương 2
16
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét