Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội

Năm 1964, Hiệp hội các nhà tham vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà tham vấn tâm lý học đường. Năm 1980, các nhà tham vấn tâm lý học đường đã thay đổi chức năng và vai trò của nhà tâm lý học đường từ “đánh giá và đánh giá chuyên sâu” (assessment and placement intensive) sang “đánh giá và can thiệp sâu đối với những nhóm có nguy cơ ở trường phổ thông” (preferential assessment, interventions and at least secondary prevention for at risk groups). Những thay đổi này đã làm cho nỗ lực đáp ứng nhu cầu của sinh viên, học sinh cũng như phụ huynh học sinh, giáo viên và cộng đồng ngày được nâng cao. Đến những năm của thập niên 80, 90, nhu cầu về việc làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà tham vấn tâm lý học đường được xuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn đề pháp lý liên quan. Đến năm 1997, các tiêu chuẩn quốc gia dành cho các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường (National Standards for School Counseling Programs) xuất hiện. Kể từ đó, nghành tham vấn Tâm lý học đường được xem như chính thức ra đời. Hiện nay, Hiệp hội các nhà tham vấn Tâm lý học đường Hoa Kỳ (ASCA) được xem như là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới. ASCA hiện là một phân hội của ACA với hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới. Ngày nay, các dịch vụ tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga, Đức…. và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ở Nga, hoạt động trợ giúp tâm lý xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX cùng với những thực nghiệm tâm lý nhằm ứng dụng Tâm lý học vào các trường học của thành phố Mátxcơva. Tại đây, chính sự xuất hiện nhiều chương trình, nhiều phương pháp dạy học khác nhau, các cơ sở đào tạo mới ra đời và sự xuất hiện của các giá trị mới như tự do tư duy, tính tích cực…. đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ vừa ra đời này. 7 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Trước đây, trong thời gian chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Mỹ đã cho triển khai các hoạt động Khải đạo trong các trường học. Đến năm 1975, khi miền Nam được giải phóng, cách thức tiếp cận với giáo dục đã thay đổi làm cho hoạt động này không còn tồn tại trong các trường học với đúng nghĩa của nó nữa. Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và tâm bệnh N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thành lập đã trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp. Phương pháp này xuất phát từ quan điểm mỗi con người là thế giới riêng. Ngoài nghiên cứu ứng dụng, trung tâm còn biên soạn nhiều đầu sách, chương trình đào tạo, dịch và phổ biến một số phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em.[4] Ngoài ra phải kể đến các công trình nghiên cứu của Viện tâm lý học, khoa Tâm lý – giáo dục của trường Đại học Sư Phạm, khoa Tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, các tổ bộ môn tâm lý - giáo dục các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước. Đó là những cơ sở không chỉ đào tạo nghành tâm lý, giáo dục mà còn là những cơ sở nghiên cứu về tâm lý học đường ở nước ta.Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, gia đình và xã hội. Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh, sinh viên có điều kiện phát triển về thể lực, trí lực, về kỹ năng sống… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do sự phát triển 8 kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Có thể thấy, trong thập niên gần đây,có khá nhiều học sinh, sinh viên trong các trường học vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề tâm sinh lý trong tiến trình phát triển con người và vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy, chưa bao giờ học sinh phổ thông lại phải chịu một áp lực học tập lớn như hiện nay bởi những kì vọng của gia đình và bối cảnh cạnh tranh gắt gao của cơ chế thị trường. Những áp lực này đã tạo nên những khó khăn tâm lý rất lớn và các em cần tới sự trợ giúp. Trong nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đển công tác hướng nghiệp cho học sinh trong các trường trung học phổ thông hiện nay”(Hội thảo Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO. Hội tâm lí học – giáo dục học 7/2007) tác giả Phạm Mạnh Hà đưa ra nhận định, gần 80% trẻ có rối nhiễu tâm lý có căn nguyên từ học đường. Khi khảo sát thực trạng lo âu của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội năm 2006 người ta thấy cứ 10 trẻ đến tư vấn và trị liệu rối nhiễu tâm lý thì có 7 đến 8 trẻ có căn nguyên liên quan tới vấn đề học đường.Trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng người ta cũng cảnh bảo hiện tượng tự tử hiện nay của học sinh sinh viên cũng xuất phát từ một trong số lý do liên quan tới học tập của các em. Chính vì vậy, thông tư số 9971/BGD – ĐT, Bộ giáo dục đào tạo đã gửi các cơ sở đào tạo và trường học về việc “triển khai công tác tư vấn cho học sinh – sinh viên”, đồng thời Bộ giáo dục cũng phát động việc xây dựng “ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học. Điều này chứng tỏ rằng, các cấp lãnh đạo nghành giáo dục bước đầu đã có những hoạt động quan tâm đến việc phát triển và cung cấp các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên nhằm giúp các em ngoài việc được trang bị tốt về văn hóa, các em còn có một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Có lẽ cũng chính vì mục tiêu đó mà nhiều trường đã kết hợp với các tổ chức, các viện, các trường đào tạo nghiên cứu về tâm lý để mở ra các phòng hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay đã có khoảng 35 trường từ bậc tiểu học, trung học cơ sở đến phổ 9 thông trung học. Bắt đầu từ năm 2009, sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh sẽ tuyển tham vấn viên tâm lý. Ở Hà Nội, các phòng tham vấn của trường THPT Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Lê Qúy Đôn, Trần Nhân Tông cũng bước đầu hoạt động có kết quả, do vậy, nhiều trường khác cũng đưa mô hình tham vấn học đường vào áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức nhằm xác định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, mô hình hoạt động….của tâm lý học đường như: - Bắt đầu từ năm 2000, một số trường học tại thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn tâm lý học đường cho học sinh và đã xây dựng được 2 phòng tham vấn tâm lý học đường. Đên năm 2005, số phòng tham vấn tâm lý học đường là 31 [36]. - Năm 2003, lần đầu tiên, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh” do Viện nghiên cứu Giáo dục - Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. - Năm 2004, Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) được thành lập và hoạt động tham vấn tâm lý học đường được xem là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của trung tâm. -Năm 2005, hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn trong trường học” do Văn phòng tư vấn trẻ em thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. - Hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý, giáo dục, thực tiễn và định hướng phát triển” do Hội khoa học tâm lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006 - Năm 2007, hội thảo khoa học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh sinh viên” do Hội khoa học tâm lý Đồng Nai tổ chức. - Hội thảo “Tâm lý học đường triển khai và ứng dụng thực tiễn vào nhà trường Việt Nam” do trường Đại học sự phạm Hà Nội và Viện nghiên cứu sư phạm tiên hành, năm 2008 10 - Hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam” do nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu và đào tạo, tổ chức năm 2099 - Gần đây nhất là “Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường ở Việt Nam, thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, do 8 cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học ở Việt Nam (Viện Tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội, trường Đại học giáo dục – ĐHQG Hà Nội,….) cùng 5 trường đại học của Hoa Kỳ tổ chức tháng 01 năm 2011 tại Huế. Ngoài những cuộc hội thảo, tọa đàm về tâm lý học đường, những cơ quan, tổ chức nghiên cứu và đào tạo chuyên nghành tâm lý học cũng đã có những nghiên cứu về các vấn đề tâm lý học đường ở các cấp độ khác nhau. Có thể kể ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu như: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự về đề tài “Nhu cầu tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho thấy “sự hài lòng, rất yên tâm” của các em về cuộc sống hiện tại chỉ chiếm 3,2% trong khi mức độ “hài lòng và lo lắng” pha trộn với “thường xuyên lo lắng, không yên tâm” là trên 65%. Điều này phản ánh cuộc sống của các em hiện đang có nhiều áp lực. Các em rất cần có sự trợ giúp, tư vấn kịp thời để vượt qua những áp lực, trợ ngại, những khó khăn tâm lý. Nghiên cứu về “Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh – sinh viên Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Xuân Mai cho thấy có trên 90% số khách thể được hỏi cho là cần và rất cần có các dịch vụ tham vấn tâm lý. Nhóm khách thể ở lứa tuổi vị thành niên thì có nhu cầu tham vấn về vấn đề học tập,quan hệ bạn bè, vấn đề trạng thái tâm lý không cân bằng…. Trong khi đó, nhóm lứa tuổi thanh niên lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về việc làm, tình bạn, tình yêu, sức khỏe trong đó có trạng thái tâm lý không cân bằng. 11 Nghiên cứu “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh cuối THCS và THPT thành phố Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thu Trang, cho thấy có đến 84,7% số học sinh được hỏi cho rằng, các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết và có 69,8% các em cho biết nếu có các hoạt động này ở trường thì các em sẽ tham gia vào các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường nói chung và sẵn sàng đến phòng tâm lý học đường khi bản thân có những khó khăn tâm lý. Ngoài những công trình nghiên cứu, các luận văn, các nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lý… ở các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về tâm lý thì tại khoa tâm lý học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng còn có các khóa luận tốt nghiệp, luận văn khác của sinh viên, học viên cao học nghiên cứu về những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh thường gặp phải như: Khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý của hiện tượng kém thích nghi học đường ở học sinh lớp 6” của Nguyễn Thị Thúy (2002); “Bước đầu phát hiện và đánh giá rối nhiễu tăng động giảm chú ý của học sinh THCS” của Trần Quang Minh (2002); “Bước đầu tìm hiểu về rối nhiễu lo âu, trầm cảm của học sinh THPT” của Lê Thị Hà (2003); “Tìm hiểu những rối nhiễu hành vi và một số yếu tố liên quan đến rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên” của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2004)… Những nghiên cứu trên đây đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh hay gặp phải là rất đa dạng. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu tâm lý. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. Với những hiệu quả mà dịch vụ mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó khăn tâm lý, hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có khả năng gặp phải, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Như vậy, tham vấn tâm lý học đường tại Việt Nam vẫn là một trong những vấn đề mang tính thời sự cao, thu hút sự quan tâm không chỉ của các 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét