Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở học sinh tiểu học
1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài
Stress đã được nghiên cứu từ rất sớm bắt đầu từ những nghiên cứu cơ
thể con người thích ứng như thế nào đối với các thay đổi ở bên ngoài. Đại
diện tiêu biểu cho các nghiên cứu loại này là Claude Bernard (1850), ông đã
cho rằng những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến
cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó, chính hệ thần
kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và làm hài hoà hoạt động
các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần kinh đủ khả năng
điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude Bernard khai
phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi của
cơ thể con người. Tiếp nối ý tưởng của các nhà nghiên cứu về stress đi trước,
nhà sinh lý học người Mỹ W.B. Cannon với tác phẩm nổi tiếng "Sự khôn
ngoan của cơ thể" xuất bản tại New York năm 1933 đã đề xuất thuật ngữ
"Homeostasie" nghĩa là "Cân bằng nội môi" để mô tả những trạng thái phức
hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ các chất
có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ. v.v... Trên cơ sở sự điều tiết
của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamin gồm hai chất
adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết ra),
phản ứng này là cấp thời. I. P. Pavlov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung
của khái niệm này: "...Cơ thể là một hệ thống (đúng hơn là cái thấy) tự điều
chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự
duy trì bản thân, tự hiệu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí tự
hoàn thiện bản thân. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Claude Bernard về sự ổn
định tương đối thường xuyên của nội môi ở động vật, điều kiện quan trọng
5
nhất để nó tồn tại và phát triển, và khả năng tự điều chỉnh của W.B. Cannon.
Hans Selye đã nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu tố
bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn luôn có những phản ứng chung nhất.
Năm 1936 ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể bằng thuật ngữ
"stress". Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là "hội chứng",
sau đó nó được hiểu là "Hội chứng thích nghi chung" (General adaptation
syndrome) và thường được viết tắt là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho
cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Theo ông các đáp ứng này là
những phản ứng không đặc hiệu, ổn định và sẵn có, giúp cơ thể thích nghi với
tác nhân từ môi trường. GAS chỉ đạo hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết
cho phép cơ thể chống lại những kích thích có hại và được chia làm ba giai
đoạn: báo động, kiệt sức và chống đỡ.
- Giai đoạn báo động là toàn bộ những phản ứng sinh học không đặc
hiệu đưa cơ thể vào tình trạng báo động để chuẩn bị đối phó với những tác
nhân (kích thích) có hại từ môi trường. H. Selye đã chia toàn bộ những phản
ứng ở giai đoạn báo động ra làm hai tiểu giai đoạn là: tiểu giai đoạn sốc và
tiểu giai đoạn chống lại sốc.
+ Tiểu giai đoạn sốc tương ứng với trạng thái ngạc nhiên, sững sờ
trước một tác nhân từ môi trường. Giai đoạn này bao gồm một chuỗi những
hội chứng như tăng trương lực cơ, tăng hoặc hạ huyết áp, tăng nhịp tim, tăng
nhịp hô hấp làm mất đi trạng thái cân bằng của cơ thể.
+ Tiểu giai đoạn chống lại sốc, khi cơ thể trở lại bình thường thoát ra
khỏi trạng thái ngạc nhiên ban đầu. Sau khi các tác nhân từ môi trường bên
ngoài tác động vào, cơ thể huy động các phản ứng sinh lý, nội tiết và cảm xúc
tích cực xuất hiện để bảo vệ cơ thể. Nếu các kích thích tiếp tục tác động thì cơ
thể chuyển sang giai đoạn chống đỡ.
6
- Giai đoạn chống đỡ đặc trưng bởi việc chủ thể huy động các đáp ứng
của cơ thể (theo chiến lược) để thích nghi với các kích thích, làm chủ được tình
huống stress và có được sự cân bằng tâm lý mới đối với môi trường xung quanh.
- Giai đoạn kiệt sức, lúc này gọi là stress bệnh lý, do stress quá mức
hoặc kéo dài làm cho cơ thể mất khả năng bù trừ trở nên suy sụp, khả năng
thích nghi bị rối loạn, xuất hiện các rối loạn tâm lý điển hình là lo âu, trầm
cảm [29].
H. Selye giới thiệu toàn bộ lý thuyết của mình và khái niệm stress được
đưa vào khoa học một cách chính thức vào năm 1946. H. Selye đã xem stress
như là đáp ứng đối với tác động bên ngoài. Tác động bên ngoài vào cơ thể
được ông biểu thị bằng thuật ngữ “stressor”. Những công trình tiếp theo H.
Selye cho rằng stress là sự tương tác giữa tác nhân bên ngoài và phản ứng của
cơ thể trước tác nhân đó [2, tr. 55].
V.V. Parin đã nhận xét “Khái niệm stress của H. Selye đã làm thay đổi
phần lớn các quy tắc chữa trị và phòng ngừa bệnh truyền thống. Ban đầu quan
điểm này gặp không ít sự phản đối, nhưng giờ đây đã trở nên rất phổ biến.
Học thuyết của H. Selye có thể được coi là hệ thống lý luận cơ bản, đặt nền
móng cho sự phát triển của khoa học y học và tâm lý học hiện đại [28]. Trong
các khoa học nghiên cứu về stress hiện nay có ba hướng nghiên cứu cơ bản:
tiếp cận sinh học; tiếp cận môi trường và tiếp cận tâm lý.
Hướng nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận stress dưới góc độ sinh học. Các
nghiên cứu theo hướng này chỉ ra rằng; hoạt động của hệ thần kinh, hệ nội
tiết, hoóc môn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc cơ thể và liên quan trực tiếp
đến stress. V.V. Suvôrôva (1975) cho rằng; biểu hiện của các phản ứng cảm
xúc khi bị stress thể hiện không chỉ qua các phản ứng hoóc môn mà còn thông
qua các phản ứng sinh lý đặc biệt của hệ thần kinh.V.I. Rôgiơ Dêxơvenxcaia
7
và cộng sự (1980) bằng thực nghiệm đã khẳng định rằng; khả năng làm việc
giảm đi khi stress xuất hiện, sự giảm sút này ở những người có hệ thần kinh
yếu xảy ra sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Khả năng làm việc
khi bị stress không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh của hệ thần kinh mà còn vào
một số các yếu tố khác. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể dễ bị stress
hơn đối với tác nhân là đơn điệu và kéo dài. Những người có hệ thần kinh yếu
ít bị stress hơn đối với các tác nhân đơn điệu. Điều này cho thấy; sự khác biệt
về stress ở cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tình huống, tác nhân tác động,
mà còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh.
Các nhà sinh lý học thường chỉ tập trung mô tả các phản ứng sinh lý
trước các tác động vào chủ thể, mà không nhận thấy tầm quan trọng của
những đặc điểm tâm lý và hành vi trong các phản ứng sinh học của cơ thể. Sự
xuất hiện của các phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy phụ thuộc rất nhiều vào
nhận thức của chủ thể đối với kích thích (có hại hay không có hại). Mason
(1975) cho rằng; khi các tác nhân có hại tác động vào cơ thể mà chủ thể
không nhận thức được, thì các đáp ứng sinh học của cơ thể sẽ không xảy ra.
Ví dụ, những bệnh nhân sắp chết (đang trong tình trạng hôn mê) thì không có
một bằng chứng sinh học nào của stress; trong khi đó những người sắp chết
nhưng còn tỉnh táo thì lại có những phản ứng sinh học rất rõ [31].
Lý thuyết của W. B. Cannon và H. Selye về phản ứng sinh lý của cơ thể
trước một tác nhân gây stress đã bị nhiều mô hình lý thuyết khác chỉ trích.
Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng; cách thức đối phó của chủ thể đối với
những tình huống nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các phản ứng sinh lý
đối với tình huống đó. Weiss (1968) đã khẳng định rằng, sự kiện nguy hiểm
sẽ ít gây ra hậu quả hơn, nếu chủ thể biết được khi nào nó sẽ xảy ra và sẵn
sàng hành động đối phó với nó, đồng thời nhận được phản hồi về hiệu quả của
hành động [33]. Tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhận thức và
8
sự kiểm soát của chủ thể đối với những phản ứng sinh học xảy ra do các kích
thích từ bên ngoài.
Hướng nghiên cứu thứ hai coi stress như sự tác động từ môi trường.
Các công trình nghiên cứu những chiến binh trong chiến tranh của Grinker và
Spiegal (1945) và nghiên cứu tổn thương tâm lý của những người bị mất
người thân trong chiến tranh của Lindemann (1944) đã cho thấy; không chỉ
môi trường tàn khốc của chiến tranh gây ra stress, mà ngay cả những sự kiện
ít nghiêm trọng hơn cũng được tích luỹ dần lại và gây stress cho chủ thể.
Hướng nghiên cứu trên đã xem stress như một sự kiện của môi trường, yêu
cầu cá nhân huy động mọi tiềm năng để đáp ứng. Stress trú ngụ trong sự kiện
hơn là trú ngụ bên trong cá nhân [40].
Holme và Rahe (1967) nghiên cứu stress trên quan điểm môi trường, và
đã chỉ ra những sự kiện gây stress như: ly hôn, kết hôn, sinh con, mắc nợ, lễ
giáng sinh. Mỗi sự kiện trên được xem như là những yếu tố gây stress và đòi
hỏi cơ thể thích ứng. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng công cụ SRE (danh sách
các sự kiện mới nhất) của Holme và Rahe để đánh giá quan hệ giữa stress và sức
khoẻ. Những nghiên cứu này có thể giải thích stress trong thời điểm hiện tại và
chẩn đoán xu hướng của nó trong tương lai. Rabkin và Struening (1976) nghiên
cứu trên các bệnh nhân đột tử do bệnh tim đã làm rõ tương quan giữa số lượng
với mức độ tác động của các yếu tố gây stress đối với căn bệnh này [38].
Quan niệm stress như sự kiện từ môi trường cũng bị các lý thuyết, quan
điểm khác phê phán. Một số nhà nghiên cứu cho rằng; các sự kiện không gây
stress giống nhau ở các cá nhân khác nhau. Mức độ stress phụ thuộc vào ý
nghĩa của sự kiện và những tiềm năng sẵn có ở mỗi cá nhân trong việc ứng
phó với stress. Lazarus, Homikos và Rankin đã cho rằng quan niệm stress như
một sự kiện từ môi trường là chưa hoàn chỉnh và nhấn mạnh; nhận thức sự
9
kiện đóng vai trò trung tâm đối với stress [26]. Một số nhà nghiên cứu khác
như Sarason, Johnson, Siegel (1978) đã dựa thêm vào cách tiếp cận này với
yêu cầu chủ thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự kiện đang trải nghiệm
(tích cực hoặc tiêu cực). Thông qua kết quả đánh giá này có thể nghiên cứu
được nhận thức và khả năng ứng phó của chủ thể trước sự kiện gây ra stress.
Như vậy, quan điểm sinh học và môi trường đều giống nhau ở chỗ; dựa
vào mô hình kích thích–phản ứng (Stimulus–Response). Các quan điểm này
đã không đề cập đến những yếu tố trung gian điều hoà tương tác giữa sự kiện
(tác nhân) từ môi trường và các phản ứng sinh học bên trong.
Hướng nghiên cứu thứ ba xem stress như quá trình tâm lý-quá trình
tương tác giữa con người với môi trường, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện
từ môi trường để huy động tiềm năng của mình để ứng phó (Lazarus, 1966;
Lazarus và Folkman, 1984). Ở đây, stress không chỉ “trú ngụ” trong sự kiện
với vai trò tác nhân kích thích, mà còn trong cả phản ứng của cơ thể. Yếu tố
nhận thức-hành vi ở đây đã đóng vai trò điều hoà giữa yếu tố kích thích và
phản ứng của cơ thể. Quan điểm này nhấn mạnh mặt nhận thức-hành vi trong
nghiên cứu stress và bù đắp được những thiếu sót của các quan điểm sinh học
và quan điểm môi trường đối với stress đã phân tích ở trên.
Yếu tố trung tâm của quan điểm tâm lý là coi stress như một quá trình tâm
lý (nhận thức và hành vi) của chủ thể. Nhận thức là quá trình cá nhân tìm hiểu và
đánh giá sự kiện, tác nhân từ môi trường (mức độ đe doạ, nguy hiểm). Sự kiện,
tình huống chỉ có thể gây ra được stress khi chủ thể nhận thức, đánh giá là có hại
hoặc thiếu nguồn lực ứng phó. Trong tình huống này chủ thể sẽ đưa ra các ứng
phó cụ thể thông qua nhận thức, hành vi hoặc xúc cảm tương ứng.
Quan điểm nhìn nhận stress như một quá trình tâm lý có hạn chế là đã
xem nhẹ mối quan hệ giữa các phản ứng sinh học với nhận thức, hành vi, và
10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét