Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (Alumni) tại khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2.1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý ................................................................ 11 Hình 1.2.3.1.1: Hình ảnh minh họa về mạng lưới ..................................... 20 Hình 1.2.3.1.2: Hình ảnh minh họa về mạng lưới ..................................... 21 Hình 1.2.4.4: Hình ảnh minh họa liên kết tạo nên sức mạnh ................... 21 Hình 2.3.1.1: Hình ảnh về Profile phát cho Học viên ............................... 53 Hình 2.3.1.2: Hình ảnh về “ Profile sheet” ............................................... 57 Hình 2.3.3.1: Mẫu thiệp chúc mừng sinh nhật Alumni 2009 .................... 62 Hình 2.3.3.2: Mẫu phong bì chúc mừng sinh nhật Alumni 2009 .............. 62 Hình 2.3.3.3: Mẫu phong bì và thiệp chúc mừng sinh nhật Alumni 2010 . 63 Hình 2.3.3.2: Ấn phẩm HSB – update ...................................................... 65 Hình 3.2.1: Hệ thống lưu trữ database về Alumni ................................... 73 Hình 3.2.3.1: Mặt trước thẻ ...................................................................... 83 Hình 3.2.3.12: Mặt sau thẻ ....................................................................... 83 Hình 3.2.5.2: Lưu đồ Quy trình quản lý Alumni ...................................... 94 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò của nó đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian: “Một người biết lo bằng cả kho người hay làm”. Sau này, Các – Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trức tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”. Đó là lý giải chính đáng cho việc ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu về lý thuyết quản lý, trong đó có lý thuyết quản lý nhà trường. Một nội dung quan trọng trong quản lý nhà trường là quản lý người học. Lý thuyết quản lý người học hiện đại không chỉ dừng lại ở việc quản lý đội ngũ học viên, sinh viên, cựu học sinh mà còn là sự quản lý với đối với cả cựu học viên, cựu sinh viên - những người đã tốt nghiệp (Alumni). Xây dựng và quản lý mạng lưới Alumni không còn xa lạ với hệ thống giáo dục các nước trên thế giới, song hiện tại, thuật ngữ này vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với hệ thống giáo dục Việt Nam. Mạng lưới Alumni là một nguồn tài sản vô giá của nhà trường, đồng thời, nó phản ánh thương hiệu và uy tín của một đơn vị giáo dục. Khoa Quản trị Kinh doanh–HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội (HSB) vừa được bình bầu là Trường dạy Quản trị Kinh doanh tốt nhất Việt Nam, do tạp chí Eduniversal công bố [22], dựa trên kết quả phân tích được 1.000 trường tốt nhất trong số 4.000 trường đại học chuyên ngành quản lý và quản trị kinh doanh trên thế giới của Ủy ban Khoa học Quốc tế. Do đó, việc xây dựng và quản lý mạng lưới Alumni cần thiết phải được chú trọng và đẩy mạnh nhằm phát triển thương hiệu nhà trường. Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni tại Khoa 1 Quản trị Kinh doanh-HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường” làm đề tài luận văn cho mình với mong muốn góp phần vào việc phát triển thương hiệu của HSB nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý mạng lưới Alumni tại HSB, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni khả thi và thiết thực nhằm phát triển thương hiệu nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu nhà trường. 3.2. Khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về thực trạng mạng lưới Alumni và quản lý mạng lưới Alumni tại HSB. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni khả thi và thiết thực nhằm phát triển thương hiệu HSB. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý mạng lưới Alumni tại HSB. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu HSB. 5. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni được đề xuất là khả thi và thiết thực thì sẽ góp phần phát triển được thương hiệu (uy tín, quy mô, chất lượng đào tạo) của HSB. 6. Phạm vi nghiên cứu - Thực trạng quản lý mạng lưới Alumni tại HSB. - Các số liệu Alumni tại HSB từ năm 1999 – 2009. 2 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đóng góp, đưa ra cơ sở lý luận về quản lý người học mà đối tượng là Alumni trong lý luận về quản lý nhà trường. - Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được quy trình để quản lý mạng lưới Alumni tại HSB mà quy trình đó có thể áp dụng cho các cơ sở đào tạo khác. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, tham khảo các tài liệu về quản lý mạng lưới Alumni từ một số cơ sở đào tạo ở nước ngoài, các lý thuyết quản lý tổ chức (lý thuyết 360° phản hồi …), lý thuyết phát triển chương trình (Productif base…), lý thuyết chăm sóc khách hàng... - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phiếu hỏi, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Thống kê và phân tích thống kê. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và quản lý mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu nhà trường; - Chương 2: Thực trạng về quản lý mạng lưới Alumni tại Khoa Quản trị kinh doanh – HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 1999 – 2009; - Chương 3: Các biện pháp quản lý mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu Khoa Quản trị kinh doanh – HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI CỰU HỌC VIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU NHÀ TRƢỜNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tại Việt Nam Như một người đã từng nghiên cứu về hoạt động quản lí Alumni cho rằng: khi ta hét một tiếng thật lớn giữa lưng chừng vách núi, thì ta sẽ nhận được tiếng vang dội lại. Và mục đích của hoạt động quản lí Alumni của một cơ sở giáo dục - đào tạo cũng chính là tạo nên một tiếng vang như thế, phản ánh thương hiệu và chất lượng đào tạo của nhà trường. Alumni là đối tượng mà bất kỳ một cơ sở giáo dục –đào tạo nào cũng sở hữu. Số lượng Alumni là gần tương đương với số lượng học viên, sinh viên, đầu vào. Như vậy, số lượng Alumni của mỗi trường, mỗi đơn vị giáo dục là rất lớn. Họ chính là: - Nguồn lực chính để nhà trường làm thống kê về chất lượng đào tạo; - Sự thành đạt trong nghề nghiệp của Alumni là một cơ sở để đánh giá uy tín của nhà trường; - Nguồn lực để giới thiệu uy tín của trường đến với các thế hệ học trò mới. Như vậy có thể thấy lực lượng Alumni nắm giữ một vai trò quan trọng đối với nhà trường. Hiện nay các trường trên thế giới đều có một hệ thống quản lý Alumni rất tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các đơn vị giáo dục, các trường đại học chưa thực sự chú trọng đến hệ thống này. Nói cách khác, nhà trường Việt Nam mới chỉ chú trọng đầu vào mà chưa quan tâm nhiều đến đầu ra. Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay ở Việt Nam chưa từng có công trình nghiên cứu về xây dựng và quản lý mạng lưới Alumni được công bố. 4 Trong các lý thuyết về quản lý nhà trường, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở vấn đề quản lý Alumni như một điều kiện đủ, nhằm phục vụ công tác thống kê, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, tất cả những lý thuyết này mới chỉ là bước đầu đề cập. Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo, một trong hai mươi công việc bao quát các vấn đề tổ chức sư phạm kinh tế - xã hội mà người hiệu trưởng cần quán triệt trong công tác kế hoạch hóa phát triển nhà trường là “Theo dõi hệ thống các thế hệ học sinh vào trường, ra trường, tổ chức mối liên hệ của nhà trường đối với học sinh đã ra trường thông qua ban liên lạc cựu học sinh nhà trường” [1]. Tuy nhiên, tác giả không phân tích cụ thể vai trò của thế hệ học sinh đã ra trường cũng như đề cập sâu đến vấn đề mối liên hệ giữa nhà trường với cựu học sinh. Tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các vấn đề cần bao quát đối với một nhà quản lý giáo dục. Cũng trong tài liệu đó, khi đề cập đến nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, tác giả có nêu “nhà trường tự đánh giá chất lượng giáo dục và sự kiểm định chất lượng giáo dục. Như vậy, một trong những yếu tố để triển khai việc tự đánh giá giáo dục của nhà trường, đó là việc nhận thông tin phản hồi từ chính thế hệ cựu học sinh đã tốt nghiệp” [1]. Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ 13 điều trong quy định chung về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học Tại điều 7, tiêu chuẩn 4 – Hoạt động đào tạo có nêu rõ: “Phải có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp”. “Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội” [11]. 5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét