Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử nghiên cứu về quản lý giáo dục và quản lý HĐ dạy học môn Ngữ văn 1.1.1. Về quản lý giáo dục Người Việt Nam từ xa xưa đã rất coi trọng GD. Cuối thế XX, QLGD thực sự được coi là một ngành khoa học. Bước sang thế kỉ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, GD và QLGD được đánh giá là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần phát triển đất nước. Các nghiên cứu về QL và QLGD ngày càng phong phú, đa dạng gắn liền với các tên tuổi, các tác phẩm như Phạm Minh Hạc (Một số vấn đề về GD và khoa học GD) Nguyễn Ngọc Quang (Những khái niệm cơ bản về QLGD), Nguyễn Minh Đạo (Cơ sở của khoa học QL),Nguyễn Bá Sơn (Một số vấn đề cơ bản về khoa học QL),Trần Kiểm (Khoa học QL nhà trường phổ thông và Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo ( QLGD), Nguyễn Mỹ Lộc (Tâm lí học QL), Đặng Xuân Hải (QL sự thay đổi vận dụng cho QLGD và nhà trường). Bên cạnh các công trình nghiên cứu, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều thề hiện rõ vai trò quan trọng của GD và QLGD: Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới nội dung, PPD-H, hệ thống trường lớp và hệ thống QL, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”[21]. Nghị quyết đại hội Đảng X đã nêu rõ “Đổi mới tư duy GD một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, PP đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế QL để tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện về GD nước nhà, tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới”[22]. 4 1.1.2. Về quản lý HĐ dạy và học môn Ngữ văn Nghiên cứu vấn đề QLHĐD-H môn Ngữ văn hiện nay có một số luận văn Thạc sĩ tiêu biểu như: Luận văn của tác giả Trần Thị Sáu tập trung nghiên cứu vấn đề Các biện pháp chỉ đạo đổi mới PP giảng dạy bộ môn Tiếng Việt bậc tiểu học ở quận Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã chỉ ra các biện pháp để chỉ đạo đổi mới PP giảng dạy bộ môn tiếng Việt bậc tiểu học ở quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh gồm: - Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình tiểu học mới. - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QL tiểu học. - Chỉ đạo thực hiện một số PP mới trong giảng dạy tiếng Việt: + Dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp. + PP tổ chức trò chơi HT tiếng Việt. + PP HT hợp tác (theo nhóm) + Ứng dụng công nghệ tin để giảng dạy môn tiếng Việt. - Tăng cường kiểm tra đánh giá. Các giải pháp đưa ra đã bám sát chu trình QL và tập trung vào đổi mới PPD-H. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra chưa mới, chưa chỉ ra được sự phối hợp giữa các biện pháp để tăng cường hiệu quả QL. Luận văn của tác giả Đỗ Văn Tuấn về Những biện pháp QL D-H môn văn ở trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn - TP Hải Phòng đã đưa ra những biện pháp QL D-H môn văn ở trường phổ thông trung học Trần Nguyên Hãn gồm: - Biện pháp xây dựng kế hoạch giảng dạy và HT. - Biện pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn. - Biện pháp xây dựng nề nếp, nâng cao chất lượng giảng dạy và HT. - Biện pháp chỉ đạo đổi mới PP. - Biện pháp tăng cường HĐ tham quan ngoại khoá. 5 - Biện pháp kiểm tra đánh giá. Các biện pháp đưa ra khá toàn diện, phong phú. Qua đó, ta thấy nghiên cứu về QLGD, cụ thể là QLHĐD-H đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều nhà GD. Bởi qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các nhà GD mới có thể QL tốt nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng đối với vấn đề nghiên cứu về biện pháp QL môn Ngữ văn ở trường THCS cụ thể thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nên chúng tôi cũng mong muốn luận văn sẽ đưa ra được những biện pháp QL môn Ngữ văn phù hợp nâng cao chất lượng D-H môn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ nói riêng và các trường THCS ở Hà Nội nói chung. 1.2. Một số cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực quản lý 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý QL là một hiện tượng xã hội, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát của loài người. Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hình thức QL khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của QL trong sự ổn định và phát triển của xã hội. QL là một phạm trù khách quan là một tất yếu lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về QL dưới góc độ khác nhau. Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những HĐ cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trường”[32, tr 480] F.W. Taylor được coi là cha đẻ của thuyết QL khoa học đã cho rằng cốt lõi trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải 6 chuyên môn hóa và phải QL chặt chẽ”, “QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất [40, tr 1]. Henri Fayol thì xuất phát từ các loại hình HĐ QL khi cho rằng: “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức. chỉ đạo, và kiểm tra”[40, tr 46]. Mary Parker Follett đã có những đóng góp lớn lao trong thuyết hành vi trong QL. Ông khẳng định: “QL là một quá trình động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại.”[38, tr 33] Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: HĐ QL là: “Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL)- trong một tổ chức- nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[37, tr 1] Từ các quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm QL là một quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường. QL tồn tại trong mọi quá trình HĐ của xã hội và là điều kiện quan trọng để tổ chức XH vận hành và phát triển trong khái niệm QL, ta cần chú ý các yếu tố sau: Chủ thể QL: là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức tạo ra những tác động QL. Nó trả lời câu hỏi: Ai QL Khách thể QL: là những đối tượng tiếp nhận các tác động QL. + Khách thể QL có thể người, trả lời câu hỏi: QL ai? + Khách thể QL có thể là vật, trả lời câu hỏi: QL cái gì? + Khách thể thể QL là việc, trả lời câu hỏi: QL việc gì? Mục tiêu QL: là căn cứ để chủ thể tạo ra những tác động QL lên đối tượng QL. Quá trình QL mang tính tổng hợp, không tuân theo những quy định cứng nhắc mà phải mềm dẻo linh hoạt. 7 1.2.1.2. Chức năng của quản lý Chức năng của QL là những nội dung và PP HĐ cơ bản mà nhờ đó chủ thể QL tác động lên đối tượng QL trong quá trình QL, nhằm thực hiện mục tiêu QL. a. Chức năng kế hoạch hoá Công tác kế hoạch là công tác trù liệu cho tương lai của tổ chức, tức hoạch định những vấn đề và cách thức giải quyết các vấn đề đó nhằm làm cho tổ chức có thể đối phó, thích nghi với những sự thay đổi có thể đoán trước cũng như những thay đổi không chắc chắn trong tương lai. Mức độ xa hay gần của tương lai sẽ tuỳ thuộc vào tầm thời gian của công tác kế hoạch, công tác hoạch định. Càng xa, mức độ dự báo càng khó chính xác, do vậy nhà QL cần phải thận trọng, khi thực hiện chức năng lập kế hoạch. b. Chức năng tổ chức Công tác tổ chức là giai đoạn kế tiếp theo của công tác kế hoạch và là bộ phận không thể thiếu của chức năng QL. Chức năng tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải thực hiện, những người thực hiện các công việc đó, định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận các cá nhân, các tổ chức, nhất là nguồn nhân lực, giúp cho các thành viên trong tổ chức phát huy tốt nhất năng lực sở trường, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ. c. Chức năng lãnh đạo Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ sẵn sàng, cố gắng, hăng hái hướng tới việc hình thành các mục tiêu. Như vậy, chức năng này bao gồm “việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức”[38, tr 14] Lãnh đạo là một trong những HĐ chủ yếu của các nhà QL vì nó giúp biến những sản phẩm của quá trình kế hoạch hóa và tổ chức thành hiện thực 8 thông qua việc tác động đến con người. Cũng thông qua lãnh đạo, tài năng của nhà QL được thể hiện rõ nét với các công việc như tạo lập ảnh hưởng, hình thành uy tín với các thành viên, dẫn dắt tổ chức… d. Chức năng kiểm tra Chức năng kiểm tra là phương thức HĐ của nhà QL tác động lên đối tượng bị QL nhằm thu thập thông tin, đánh giá và xử lí các kết quả vận hành của tổ chức. Kiểm tra là quá trình xác định kết quả đã đạt được trên thực tế, so sánh đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, thu thập các thông tin phản hồi nhằm phát hiện các sai lệch và đề ra chương trình hành động nhằm khắc phục những sai lệch đó, thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Bốn chức năng trên tạo thành hệ thống QL thống nhất với một trình tự nhất định. Ngoài bốn chức năng trên trong hệ thống QL, yếu tố thông tin có mặt ở tất cả các giai đoạn với vai trò là điều kiện, PT không thể thiếu với việc thực hiện các chức năng QL. Nếu thông tin bị sai lệch thì công tác QL sẽ gặp khó khăn dẫn đến nhà QL có những quyết định sai. 1.2.1.3. Biện pháp quản lý Biện pháp có nghĩa là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó. Biện pháp QL là tổng thể cách thức tác động của chủ thể QL lên đối tượng QL trong quá trình tiến hành các HĐ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp QL là yếu tố động, thường được thay đổi theo đối tượng và tình huống. Căn cứ vào tác động của chủ thể QL lên đối tượng QL, có thể chia thành nhóm biện pháp cơ bản sau: a. Biện pháp thuyết phục Biện pháp thuyết phục là cách tác động và nhận thức của con người bằng lí lẽ cho con người có nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận những yêu cầu của QL và từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu đó. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét