Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp

giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Những điểm mới quan trọng của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 bao gồm: đổi mới về quản lý, sẽ hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, lấy chất lượng làm trọng tâm, tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng khung trình độ quốc gia tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo [25]. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách lớn đầu tư cho chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhà nước đã xây dựng bốn chương trình Quốc gia: i) Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa. ii) Đổi mới phương pháp dạy học. iii) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. iv) Nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và mua sắm TBDH được đặc biệt quan tâm. TBDH là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học; TBDH cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp (THPT & TCCN) hoạt động từ năm 2007 đến hết năm 2013 với tổng số đầu tư là 43,186 triệu đô la Mỹ (bao gồm vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Châu Á và vốn đối ứng Chính phủ). Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông (THPT) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) thông qua việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà 7 giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó có thành phần tăng cường CSVC, phương tiện và TBDH cho các cơ sở đào tạo giáo viên THPT &TCCN. Từ năm 2007 đến nay, Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông (THPT) và Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đã trang bị TBDH cho các trường đại học và các Sở Giáo dục và Đào tạo thụ hưởng Dự án với tổng kinh phí lên tới hơn 13 triệu đô la Mỹ nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, cải thiện môi trường đào tạo. Việc lựa chọn các chủng loại TBDH phù hợp với mục tiêu đào tạo, trình độ công nghệ tiên tiến thế giới là rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi phải có năng lực quản lý công tác TBDH tốt từ việc lập kế hoạch, tổ chức mua sắm, tổ chức khai thác, sử dụng, kiểm kê cũng như các thức sử dụng kinh phí như thế nào cho hợp lí. Có như vậy mới tránh tình trạng dạy học chay, thiếu thiết bị dạy học. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như việc lập kế hoạch còn mang tính chất phục vụ nhu cầu đột xuất, nguồn lực đầu tư mua sắm thiết bị thiếu dẫn đến việc nhiều thiết bị hư hỏng chưa được thay thế, bổ sung và không đồng bộ giữa các khoa đào tạo; khâu tiếp nhận TBDH còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực hiện nghiêm túc các quy định bàn giao tài sản; nghiệp vụ quản lý TBDH của cán bộ quản lý (CBQL) và nhân viên TBDH còn hạn chế, chưa khai thác tối đa TBDH; trong dạy học, bảo quản, sử dụng TBDH còn nhiều nơi chưa theo đúng quy định; hiê ̣u quả sử dụng đồ dùng d ạy học chưa cao, chưa thực sự góp phần phục vụ nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở đào tạo. Bởi vậy, trong công tác quản lý TBDH cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác, sử dụng thiết bị một cách hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Với những lí do như đã trình bày, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý công tác thiết bị tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp”. 8 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác TBDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý công tác TBDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển Giáo viên THPT & TCCN. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khó khăn về địa lý và thời gian, các nghiên cứu về quản lý công tác TBDH chỉ thực hiện tại hai cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ. Số liệu được khảo sát và nghiên cứu và số liệu của các đơn vị chủ yếu từ năm 2010-2012. Riêng đối với số liệu đầu tư từ Dự án, đề tài sẽ sử dụng số liệu kể từ khi các đơn vị tham gia Dự án – năm 2007. 5. Giả thuyết nghiên cứu TBDH là một trong các thành tố cơ bản tham gia quá trình đào tạo. Mọi chủ thể quản lý các cơ sở đào tạo luôn tìm các biện pháp quản lý để hướng đến chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo; trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác TBDH. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được trong việc quản lý công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo thì vẫn còn nhiều bất cập. Yêu cầu mới đặt ra để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới (thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015) là các cơ sở đào tạo giáo viên, đặc biệt các cơ sở đào tạo giáo viên được thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN cần phải cải 9 tiến những biện pháp quản lý TBDH chưa hiệu quả và có được những biện pháp quản lý TBDH mới. Nếu các cơ sở đào tạo thực hiện theo các biện pháp đề ra trong đề tài này thì hiệu quả quản lý công tác TBDH sẽ được cải thiện rõ rệt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác TBDH. - Khảo sát thực trạng công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN. - Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để tạo cơ sở nghiên cứu thực tiễn các biện pháp tăng cường công tác quản lý TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên trong giai đoạn hiện nay, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ liên quan; nghiên cứu các văn bản nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác quản lý TBDH; nghiên cứu cơ sở lý luận về mua sắm, bảo quản và khai thác TBDH. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thu thập số liệu thực tế để điều tra thực trạng quản lý công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên. Đề tài cũng sử dụng mẫu phiếu hỏi để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất mà đề tài đưa ra sau khi nghiên cứu lý luận, thực trạng và tổng kết kinh nghiệm. 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ Đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu: sử dụng các công thức tính số trung bình cộng… để so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những kết luận khoa học cho đề tài. 10 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm TBDH và quản lý công tác TBDH. - Vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình giảng dạy, học tập và việc nâng cao chất lượng đào tạo. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý TBDH bằng một số biện pháp cụ thể, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được trình bày theo 3 Chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác thiết bị dạy học Chƣơng 2: Thực trạng thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Đổi mới phương pháp giảng dạy là một vấn đề nhạy cảm và đang rất được quan tâm không chỉ riêng trong ngành giáo dục mà còn đang trở thành một vấn đề xã hội hiện nay. Trong việc đỏi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố đặc biệt quan trọng. TBDH vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng truyền tải thông tin và điều kiện hoạt động nhận thức của học sinh. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục về phương tiện dạy học và thiết bị dạy học như Komenski (Tiệp Khắc), Usinski; A. N. Leontiev (Xô Viết) hay nhà giáo dục J. H.Pestalossi người Thụy Sĩ đã phát triển quan điểm dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao. Thừa kế và phát huy những lý thuyết về giáo dục của nền giáo dục học thế giới, Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về phương tiện dạy học, thiết bị dạy học cũng như về quản lý việc khai thác, sử dụng chúng. Về vấn đề này, có thể kể đến các nhà khoa học tiêu biểu đã phát triển và truyền bá lý luận về nguyên tắc dạy học trực quan như Tô Xuân Giáp, Trần Đức Vượng ... Tuy nhiên, vấn đề TBDH đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện, nhưng ở góc độ quản lý thì vẫn còn ít tác giả đề cập đến. Trên nguyên tắc bám sát các định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi sẽ tìm hiểu thực trạng TBDH và quản lý công tác TBDH tại các cơ sở đào tạo giáo viên và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH, công tác TBDH trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học . Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn ; giáo dục nhà trường kế t hơ ̣p với giáo dục gia 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét