Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016
Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phát phiếu hỏi với đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo, giáo viên
dạy ngoại ngữ, tổ trưởng chuyên môn, sinh viên.
- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn.
- Thu thập phân tích các số liệu thống kê về giáo viên và kết quả học
tập của sinh viên.
8. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành tại các trƣờng cao đẳng.
Chương 2. Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chương 3. Biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về các nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam
Ngay từ đầu những năm 1990, vấn đề đổi mới PPDH đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập tới như: Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu “Vấn đề hoàn thiện các
PPDH” (1991), Trần Bá Hoành “Phương pháp tích cực” (1996), Nguyễn Đình
Chỉnh “Phương pháp dạy học - vấn đề cốt lõi, đổi mới không dễ” (1997),
Nguyễn Hoàng Kì “Đổi mới PPDH” (2000), Nghiêm Đình Vì “Tiếp tục đổi mới
PPDH theo hướng hoạt động hóa người học”(2000), Trần Trọng Thủy “Vấn đề
đổi mới nội dung, PPDH nhìn từ góc độ Tâm lý học” (2000), Trần Viết Lưu
“Những yếu tố ảnh hưởng tới việc đổi PPDH ở nước ta hiện nay” (2001), Phan
Đình Diệu, “Một cách nhìn về vấn đề đổi mới PPDH” (2003) ...
Đề cập đến các vấn đề chung của đổi mới PPDH ở bậc ĐH có các tác giả
tiêu biểu như: Vũ Văn Tảo “Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập ĐH trên thế giới” (1997), Lâm Mai Long “Tăng cường hiệu quả của đổi
mới phương pháp trong các trường ĐH” (1998), Lê Văn Giáo và Nguyễn Thị
An Vinh “Một số ý kiến về đổi mới PPDH ở ĐH” (1999), Lê Đức Phúc “Về đổi
mới PPDH ĐH” (2001), Trần Hữu Luyến “Mục đích, cơ sở, nội dung và giải
pháp đổi mới PPDH ở trường ĐH và CĐ” (2002), Phạm Xuân Hậu “Đổi mới
PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của SV” (2002), Nguyễn
Thường Lạng “Kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với phương
pháp giảng dạy hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH hiện nay”
(2002), Lê Khánh Bằng “Một số phương hướng đổi mới PPDH ở ĐH” (2003),
Đặng Xuân Hải “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới
PPDH ở nhà trường hiện nay” (2004).
5
Ngoài ra, ngành GD&ĐT còn tổ chức nhiều hội thảo khoa học, hội tụ các
nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà quản lý uy tín nhằm nghiên cứu những giải pháp
thực hiện đổi mới PPDH hiệu quả. Ví dụ, hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo
toàn quốc lần thứ III” được tổ chức tại Hà Nội tháng 6 năm 2002; Hội thảo “Đổi
mới PPDH ở ĐH và CĐ” tháng 3 năm 2007; Hô ̣i thảo “Đổi mới giáo dục đại học
Viê ̣t Nam - Hội nhập và thách thức ” tháng 3 năm 2008; Hô ̣i thảo “ Đổi mới
phương pháp giảng dạy Đại học” tháng 2 năm 2009;…
1.1.2. Về nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
Chúng ta đã biết vấn đề về đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDHNN
chuyên ngành nói riêng ở bậc ĐH - CĐ đã và đang được sự quan tâm của Bộ
GD&ĐT, nhiều trường ĐH - CĐ, nhiều nhà khoa học và các nhà QLGD.
Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 đã chỉ rõ: “Thực hiện cuộc vận
động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có
hướng dẫn và quản lý của GV. SV sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ
năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư
duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao
với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn
năng lực ngoại ngữ quốc tế.” [2, tr. 23].
Đề cập đến các vấn đề của đổi mới PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ có các tác
giả như: Lê Hương Hoa “Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định
hướng thực hành giao tiếp”, Đặng Đình Cung “Cần làm rõ nội dung, điều kiện
đổi mới PPDHNN trong các trường ĐH”, Trần Thị Lan “Đổi mới PPDHNN từ
lý thuyết đến thực tế”, Vũ Quốc Thái “Về đổi mới PPDHNN”, Tô Thị Thu
Hương “Lý luận và PPDHNN tại các trường ĐH”, Trần Thế Khoa “Đổi mới các
6
kỹ năng học ngoại ngữ”, Nguyễn Thu Hường “Đổi mới toàn diện việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Dương Quốc Cường “Đổi
mới PPDHNN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”,...
Ngoài ra, gần đây trong nhiều hội thảo khoa học, vấn đề về đổi mới
PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ đã được bàn luận rất sôi nổi. Ví dụ như: Hội nghị khoa
học “Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở ĐH” (10.2009); Hội thảo
“Đổi mới PPDHNN tại ĐH Hà nội” (1.2009); Hội nghị “Đổi mới phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế” (2.2009); Hội thảo
“Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở ĐH Duy Tân” (5.2009); Hội thảo
khoa học “Cải tiến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không chuyên ở trường
ĐH Sư phạm” (7.2009);... Trong các hội thảo này, đã có rất nhiều tham luận đề
cập đến thực trạng công cuộc đổi mới PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ cũng như các xu
hướng phát triển và các giải pháp chung, kinh nghiệm cụ thể tại một số trường
ĐH và CĐ.
1.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng
1.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý
Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học xã hội,
đồng thời quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao độ
để đạt được mục đích. Chính vì vậy, người ta có thể tiếp nhận khái niệm quản lý
theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và tính mục đích
hoạt động.
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản
lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, tr. 1].
7
Từ cách tiếp cận trên, có thể khái quát như sau: Quản lý là một hoạt động
nhằm thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng
có hiệu quả những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của
tổ chức đặt ra trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
Các chức năng của quản lý
Henri Fayol (1841 – 1925) xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [11, tr. 15].
Trong Lý luận đại cương về quản lý đã viết rằng, quản lý là hệ thống gồm
4 chức năng cơ bản: (1) Kế hoa ̣ch hóa; (2) Tổ chức; (3) Chỉ đa ̣o; (4) Kiể m tra.
(1) Kế hoa ̣ch hóa : Kế hoa ̣ch hóa có nghĩa là xác đinh mu ̣c tiêu , mục đích
̣
đối với những thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường , biện pháp, cách
thức để đạt mục tiêu, mục đích đó .
(2) Tổ chƣc : Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ
́
giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực
hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
(3) Lãnh đạo : Lãnh đạo bao hàm việc liên kết , liên hệ với người khác và
động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ
chức.
(4) Kiể m tra: Kiểm tra cũng là một chức năng quản lý, thông qua đó một
cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Tất cả các chức năng cơ bản trên khi vận hành không thể thiếu yếu tố
được xem là nền tảng, huyết mạch, đó chính là thông tin. Thông tin quản lý được
xem như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý, có tác động đến tất cả mọi khâu
8
của quá trình quản lý. Mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết
định quản lý và đạt mục tiêu quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là thực thi các chức năng tổ chức - quản lý trong lĩnh vực
giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Đó là sự tác động chủ động, có ý
thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm phát huy tốt nhất các nguồn
lực của hệ thống giáo dục/ cơ cấu giáo dục nhằm đảm bảo các hoạt động sư
phạm đạt được các mục tiêu giáo dục với chất lượng, hiệu quả tối ưu.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “QLGD là hoạt
động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp QLGD
tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục
tiêu của nó”. Trong thời đại “giáo dục cho tất cả mọi người” như hiện nay , mục
tiêu của giáo dục được cụ thể hoá là nâng cao dân trí
, đào ta ̣o nhân lực , bồ i
dưỡng nhân tài . Đối tượng của QLGD là toàn thể đội ngũ cán bộ, GV, HS - SV
và các cơ sở vật chất kỹ thuật như trường, lớp, các trang thiết bị dạy học, … và
các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục.
QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng
đích của chủ thể quản lý tới mọi cấp độ khác nhau, đến tất cả các mắt xích của
toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ
trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy
luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực con người.
Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vì khi nói đến
QLGD phải nói đến quản lý nhà trường
1.2.3. Quản lý nhà trường
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét