Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Báo chí với hoạt động truyền thông phòng chống dịch cúm A H5N1 và H1N1 ở người (Khảo sát Báo sức khỏe và Đời sống, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và VTV 2005-2010

Tổ chức là hình thức hoạt động có tính bản chất của báo chí. Đó là kết quả tổng hợp của tuyên truyền, cổ động và là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của những hoạt động đó. Hình thức thể hiện hiệu qủa hoạt động tổ chức của báo chí có thể là một phong trào, một cuộc vận động hoặc một tiến trình xã hội có định hướng để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Nếu không thực hiện được vai trò tổ chức, các hoạt động tuyên truyền cổ động không có ý nghĩa thực tế. 1.2. Diễn biến của dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người 1.2.1. Diễn biến của dịch cúm A/H5N1 Dịch cúm A/H5N1 ở gia cầm bắt đầu từ năm 1997, sau đó dịch đã nhanh chóng phát tác, lây truyền đối với tất cả các châu lục. Dịch có khả năng lây truyền từ gia cầm sang người và gây tử vong với tỷ lệ rất cao. Khu vực Đông Nam Á là điểm nóng của dịch hiện nay. Ở Việt Nam trường hợp người đầu tiên mắc cúm A/H5N1 vào ngày 26-12-2003 đến nay đã ghi nhận 119 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Các vụ dịch A/H5N1 trên người gồm 4 đợt cụ thể như sau: - Đợt 1: Từ 26/12/2003 đến 10/3/2004, 23 trường hợp mắc, 16 tử vong (tỷ lệ chết/mắc 69%). - Đợt 2: Từ 19/7/2004 đến 28/8/2004, 4 trường hợp mắc, tất cả đều tử vong (tỷ lệ chết/mắc 100%). - Đợt 3: Từ 16/12/2004 đến tháng 11/2005, 65 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 trong đó có 3 trường hợp nhiễm không triệu chứng, 62 bệnh nhân, 22 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc 33,8%). - Đợt 4: Từ 7/5/2007 đến 4/3/2008 có 13 trường hợp mắc bệnh, 10 tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 77%. Năm 2009, trên thế giới ghi nhận 73 ca mắc cúm A/H5N1; trong đó có 32 ca tử vong tại 5 quốc gia. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2009 số ca tử vong/mắc cúm A/H5N1 là 5/5, năm 2010 là 2/7, nâng tổng số ca tử vong/mắc từ tháng 12/2003 đến nay tại Việt Nam là 59/119. 11 1.2.2. Diễn biến của dịch cúm A/H1N1 Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, cúm A/H1N1 được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1. Cúm H1N1 rất dễ nhiễm và lây lan từ người sang người giống như cúm hàng năm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, virus trong các giọt nước nhỏ từ mũi miệng bay lẫn vào không khí và người khác hít thở sẽ bị bệnh. Cúm không lan truyền qua thức ăn do đó, ăn thịt heo hoặc các sản phẩm làm bằng thịt heo không mang bệnh. Theo báo cáo của Bộ y tế, kể từ ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 30-5-2009 đến cuối năm 2010, nước ta đã phát hiện hơn 11.305 người mắc, 61 ca đã tử vong. Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo, dịch cúm A /H1N1 có nguy cơ bùng phát trong mùa đông; dịch cúm A /H5N1, cúm A /H1N1, cúm thông thường khác có nguy cơ kết hợp thành chủng mới nguy hiểm khiến tình hình dịch phức tạp hơn. Dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát trên thế giới đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngày 12/6/2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu. Cho tới cuối tháng 7/2009, dịch cúm A/H1N1 đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả 5 châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong. 12 1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành chức năng đối với công tác phòng. chống dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở người 1.3.1. Đối với dịch cúm A/H5N1 * Ngày 15/10/2005, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ra chỉ thị số 34/2005/CT/TTg về triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm ở người hoàn chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người trình Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng đề cương tuyên truyền cụ thể về kế koạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch. Việc tuyên truyền, đưa tin phải hết sức thận trọng, tránh đưa tin vội vàng, thiếu chính xác. Đặc biệt, việc tuyên truyền phải giúp cho người người dân nhận thức đúng về nguy cơ của dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. * Ngày 04/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm A/H5N1 ở người. * Thay mặt thủ tướng Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định ngày 21 tháng 02 năm 2006 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành trong việc phòng, chống đại dịch cúm ở người và tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch phòng, chống đại dịch cúm ở người. 13 * Ngày 08 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị số: 29/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A /H5N1 ở người.Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1). Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế đưa tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống để mọi người dân biết, chủ động tự phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng và bảo đảm an toàn cho phát triển chăn nuôi gia cầm. Các báo, đài phải có chuyên đề về việc tuyên truyền này. 1.3.2. Đối với dịch cúm A/H1N1 *Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện số 732/CĐ-TTg ngày 14-5-2009 nội dung: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành chức năng triển khai một số biện pháp cấp bách sau đây:Tập trung thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công điện khẩn số 639/CĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về phòng, chống dịch cúm A(H1N1). Không được chủ quan, lơ là. Phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời; kiên quyết không để dịch xâm nhập, lây lan; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về các biểu hiện bệnh, đường lây nhiễm, cách phòng tránh dịch cúm A /H1N1 và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, đồng thời vận động mọi người tích cực tham gia việc phòng, chống dịch cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng; Thực hiện "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh dịch tiêu chảy cấp và một số bệnh mùa hè khác. Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo hệ thống y tế giám sát 24h/24/ dịch cúm A /H1N1 và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả;Tiếp tục duy trì các biện pháp giám sát chặt chẽ, nhất là tại các cửa khẩu quốc tế để phát hiện, 14 cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp nghi nhiễm cúm A/H1N1, không để lây lan…. *Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo đại dịch cúm lên mức cao nhất là mức 6. Ngay sau khi WHO công bố, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp liên ngành để bàn các biện pháp ngăn chặn đại dịch cúm tại Việt Nam. Ngày 12-6-2009, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam, mục tiêu là kiểm soát triệt để, phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời không để lây lan ra cộng đồng, đồng thời chuẩn bị ứng phó với đại dịch cúm để giảm thiểu tác hại. Các hành động đáp ứng bao gồm: Điều phối hoạt động liên ngành y tế, ngoại giao, công an, thông tin văn hóa, quốc phòng, tài chính, giao thông, công thương, giáo dục, các đoàn thể...Giải pháp về chuyên môn y tế: giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, tổ chức cách ly và phân tuyến điều trị. Giải pháp về truyền thông: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua mạng lưới y tế từ Trung ương đến cơ sở về việc phát hiện các nghi ngờ, cách tự phòng chống, hạn chế lây lan. *Trước tình hình dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn lây lan trong cộng đồng, ngày 25/7/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra công điện yêu cầu các Bộ, ngành chức năng, Chủ tịch UBND các cấp triển khai một số biện pháp cấp bách, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là hạn chế tối đa tử vong. Thủ tướng lưu ý Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ các chùm ca bệnh tại cộng đồng, tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mang các bệnh mạn tính; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là các cửa khẩu với các nước đã ghi nhận cúm A/H1N1 tại cộng đồng; tổ chức trực chống dịch 24/24; 15 sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, các phòng cách ly để thu dung, điều trị kịp thời. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp phòng chống bệnh, khuyến cáo của Bộ Y tế và các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 tại các giờ cao điểm trên đài phát thanh và truyền hình; thông báo hệ thống mạng lưới điều trị cúm A/H1N1, số điện thoại đường dây nóng để người dân biết, được hướng dẫn kịp thời, thông tin đảm bảo chính xác, không gây hoang mang. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giáo viên, học sinh, sinh viên các biện pháp phòng chống dịch, tạm thời đóng cửa trường học khi cần thiết để hạn chế sự lây lan của dịch, huy động các học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động cứu hộ, tuyên truyền chống dịch khi có sự điều động của Ban Chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm A/H1N1. 1.4. Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống dịch bệnh 1.4.1. Trong phòng chống dịch bệnh nói chung Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội. Trên cơ sở khoa học báo chí hình thành một mô hình thông tin hợp lý về bức tranh thế giới tự nhiên, xã hội và con người một cách khách quan phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân [18, tr.77]. Xuất phát từ chức năng, vai trò của mình, báo chí đang hàng ngày hàng giờ cung cấp những thông tin muôn mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe con người. Trong những năm qua, báo chí đã góp phần quan trọng vào kết quả đạt được của các chương trình y tế và vào thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và phòng chống dịch bệnh nói riêng. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông là một phầ n không thể t hiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/2/2005 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét