Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý học sinh nội trú ở trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng

Trong Điều 4 Luật Giáo dục có quy định về vị trí của các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Cụ thể được sơ đồ hóa như sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thống giáo dục tại Việt Nam Qua sơ đồ trên, ta có thể nhận thấy trong hệ thống giáo dục Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở, mọi người đều có thể tham gia bậc học cao hơn là đào tạo đại học hoặc giáo dục nghề nghiệp. 7 Trung cấp chuyên nghiệp được nằm trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Điều 32 của Luật Giáo dục có quy định giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Một là, trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; Hai là, dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xem xét hình thức trung cấp chuyên nghiệp. Khác với các bậc đại học là nhằm cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo và tái tạo lại tri thức khoa học phục vụ đời sống để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của xã hội, thì trung cấp chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Tóm lại, một trường trung cấp chuyên nghiệp ra đời là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Vì vậy, trường trung cấp chuyên nghiệp cũng có những yêu cầu riêng về nội dung và phương pháp đào tạo, chương trình, giáo trình, văn bằng, chứng chỉ khác với các bậc học khác, được quy định trong điều 34, 35, 36, 37 của Bộ Luật Giáo dục: 8 * Nội dung: Tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. * Phương pháp: Kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. * Chương trình: Theo quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của trường mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy nghề của cơ sở mình. * Giáo trình: Là việc cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, 9 nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp. Giáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập. * Văn bằng, chứng chỉ: Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. 1.2.2. Quản lý trường Trung ấp chuyên nghiệp c Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[16]. Quản lý nhà trường có thể được hiểu là một hệ thống tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào hoạt động nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Về mặt lý luận và thực tiễn, quản lý nhà trường bao gồm: Hoạt động quản lý nhà trường do chủ thể quản lý nhà trường thực hiện, bao gồm các hoạt động quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý giáo trình dạy học, quản lý giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính, quản lý lớp học, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội. 10 Hoạt động quản lý nhà trường chịu tác động những chủ thể quản lý cấp trên nhà trường nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà trường phát triển. Quản lý nhà trường được hiểu là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ. Quản lý trường Trung cấp chuyên nghiệp có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, trường Trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ hai, trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, ngành chịu sự quản lý nhà nước của Bộ, ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở. Thứ ba, trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo) và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 1.3. Học sinh và học sinh nô ̣i trú ở trường trung cấp chuyên nghiệp 1.3.1. Học sinh trư trung cấp chuyên nghiệp ờng Học sinh của trường Trung cấp chuyên nghiệp có những đặc điểm riêng, khác với bậc đào tạo khác về đối tượng tuyển sinh, hình thức tuyển sinh và thời gian gian đào tạo, cụ thể như sau: 11 * Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh vào trường Trung cấp chuyên nghiệp là học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và Trung học cơ sở hoặc tương đương (tùy theo đối tượng tuyển của từng trường). Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tạo điều kiện để xét tuyển cả những thí sinh trượt tốt nghiệp Trung học phổ thông, trượt bổ túc Trung học phổ thông vào học Trung cấp chuyên nghiệp . Khi vào học Trung cấp chuyên nghiệp , học sinh sẽ đươ ̣c các cơ sở đào ta ̣o Trung cấp chuyên nghiệp xét công nhận, chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện ở phổ thông (trên cơ sở lấy kết quả chung cả năm lớp 12 của ho ̣c sinh) và miễn trừ cho học sinh không phải học lại, thi lại các môn văn hóa phổ thông (theo yêu cầu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp) với những môn học mà học sinh đạt kết quả từ 5,0 trở lên. Với những môn văn hóa phổ thông (theo yêu cầu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp) mà học sinh có kết quả dưới 5,0 ở phổ thông , cơ sở đào ta ̣o Trung cấp chuyên nghiệp tổ chức cho ho ̣c sinh ôn tâ ̣p và thi la ̣i theo quy định . Viê ̣c công nhận, chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện và miễn trừ cho học sinh không phải học lại, thi lại các môn văn hóa phổ thông (theo yêu cầu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp) do hiê ̣u trưởng cơ sở đào ta ̣o Trung cấp chuyên nghiệp quyế t đinh. ̣ Những môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông trùng với môn thi tốt nghiệp văn hóa theo yêu cầu của ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp mà học sinh có kết quả thi tốt nghiệp phổ thông đạt từ 5,0 điểm trở lên, cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp xét công nhận, chuyển đổi kết quả thi tốt nghiệp và miễn trừ cho học sinh không phải học và thi lại. Mặt khác, những thí sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, do nhiều yếu tố phải bỏ học giữa chừng ở các lớp 10, 11 hoặc 12 đều có quyền đăng ký dự tuyển vào học Trung cấp chuyên nghiệp. Điều kiện xét tuyển đối với những đối tượng này là lấy theo điểm tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc điểm tổng kết 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét