Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phú
Giám đốc các trung tâm GDTX cần có những biện pháp quản lý để
khuyến khích các tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên sản sinh các ý
tưởng mới, biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách thức mới mà
nhờ đó quá trình dạy học sẽ sáng tạo hơn và phát huy được tiềm năng sáng tạo
của người học.
Tuy nhiên có một thực tế là đội ngũ TTCM hiện nay một phần chưa
khẳng định được năng lực chuyên môn; phần lớn lại đang làm công tác quản
lý một cách cảm tính, theo kinh nghiệm, đặc biệt là những người mới được bổ
nhiệm, họ còn rất lúng túng trong việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của
người quản lý cấp tổ. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài
trong nhiều năm có nhiều tác động tiêu cực lên đội ngũ CBQLGD nói chung,
ở các TTGDTX nói riêng, hạn chế khả năng sáng tạo của họ. Mặt khác, nhận
thức chưa đúng về sáng tạo cũng là rào cản đối với việc phát huy năng lực
sáng tạo của giáo viên và CBQL. Sự non kém về kiến thức chuyên môn, về
năng lực quản lý và đặc biệt là năng lực sáng tạo của các TTCM đã và đang là
một nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển chất lượng giáo dục trong các
trung tâm GDTX. Đã đến lúc thực tế giáo dục trong các nhà trường đòi hỏi
phải tìm ra những biện pháp phát triển năng lực chuyên môn, năng lực quảnlý
nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng cho đội ngũ TTCM một cách thiết
thực nhất, hiệu quả nhất.
Ở các trung tâm GDTX nói chung và trung tâm GDTX cấp huyện ở
tỉnh Vĩnh phúc nói riêng, hiện nay đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong trung
tâm do Giám đốc thành lập và ra quyết định công nhận để giúp Giám đốc thực
hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình đào tạo của trung tâm. Căn cứ
Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ về ban hành
Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX, Giám đốc là người trực tiếp
2
tuyển chọn, bổ nhiệm, đồng thời cũng là người trực tiếp bồi dưỡng nâng cao
năng lực quản lý và năng lực sáng tạo cho đội ngũ TTCM.
So với các tỉnh khác thì Vĩnh Phúc là một tỉnh tương đối phát triển có nhiều
tiềm năng phát triển về kinh tế, chất lượng giáo dục cao so với những tỉnh lân cận.
Giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn một số
khó khăn và hạn chế, nhất là về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Chiến lược
phát triển giáo dục của tỉnh là phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên nói chung và đặc biệt là cán bộ quản lý mà trước mắt, then chốt là đội ngũ
TTCM.
Trong bối cảnh của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc,
nơi mà các quá trình giáo dục được thực hiện với một số lượng đối tượng học
sinh khá đa dạng về năng lực, hoàn cảnh và có nhiều hạn chế thì sự sáng tạo
của giáo viên và của nhà trường để tạo hứng thú học tập và đến lớp cho các
em lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong các trung tâm GDTX cấp huyện
ở tỉnh Vĩnh Phúc thì Giám đốc các trung tâm cũng đã nhìn nhận được vai trò
rất quan trọng của việc phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên nói chung và
đội ngũ TTCM nói riêng, do đó ở hầu hết các trung tâm Giám đốc đã tạo điều
kiện thuận lợi để cho đội ngũ giáo viên đi học cao học nâng cao chuyên môn,
tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và thường xuyên tổ chức sinh hoạt
chuyên môn theo những chuyên đề khác nhau nhằm tìm ra những hướng mới
cho sự phát triển cho giáo dục ở các trung tâm GDTX. Tuy nhiên, ở tỉnh Vĩnh
Phúc, vấn đề bồi dưỡng phát triển, nâng cao năng lực, năng lực sáng tạo cho
đội ngũ TTCM trong trường THPT nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng
thường được hiệu trưởng và Giám đốc các nhà trường quan tâm, song nó chỉ
tồn tại như những kinh nghiệm rải rác trên các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo
cáo tổng kết của các nhà trường.
Nghị quyết trung ương II Khóa VIII về giáo dục đào tạo (Tờ trình số
97-TTr/BTGTW, năm 2009) đã chỉ rõ phương hướng phát triển giáo dục từ
3
nay đến năm 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên
tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Dạy và học phát
triển tiềm năng sáng tạo của con người giúp nền giáo dục Việt Nam hội nhập
và trở thành một nền giáo dục tiên tiến, trong đó trung tâm giáo dục thường
xuyên góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục thế kỉ 21 và mục tiêu hiện
đại hóa đất nước mà Đảng đã đề ra.
Xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết trên tác giả quyết định chọn đề tài
luận văn: “Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ
trƣởng chuyên môn Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên cấp huyện ở tỉnh
Vĩnh phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứulý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp quản lí phát
triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Giám đốc nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: năng lực
sáng tạo, năng lực sáng tạo của tổ trưởng chuyên môn, quản lý nhà trường về
hoạt động của đội ngũ tổ trưởng ở các trường THPT nói chung và trung tâm
GDTX nói riêng; các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ
tổ trưởng ở các Trung tâm GDTX.
3.2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý và các biện pháp quản
lí phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Giám
đốc ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm phát triển năng lực sáng tạo của đội
ngũ tổ trưởng của của Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên
môn và chất lượng giảng dạy ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh phúc.
4
4. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Giám đốc tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn ở các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở các trường học nói chung và ở các
Trung tâm GDTX thường xuyên nói riêng. Trong điều kiện và yêu cầu dạy
học của thế kỉ 21, các tổ trưởng chuyên môn cần có các năng lực cần thiết,
đặc biệt là năng lực sáng tạo để chỉ đạo tốt hoạt động dạy học đòi hỏi nhiều
sáng tạo ở các Trung tâm GDTX. Ở các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Vĩnh Phúc, việc phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn chưa thực sự được chú trọng và chưa có các biện pháp quản lí cần thiết.
Nếu Giám đốc các Trung tâm GDTX có các biện pháp quản lí phát triển năng
lực sáng tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, họ sẽ chỉ đạo có hiệu quả hơn
các hoạt động chuyên môn ở các Trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh
Phúc.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý và
các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn của Giám đốc ở các trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn
Tỉnh Vĩnh phúc: Trung tâm GDTX Yên Lạc, Vĩnh Tường, Phúc Yên, Bình
Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương.
5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Phân tích lý luận về quản lí phát triển năng lực sáng
tạo cho tổ trưởng chuyên môn, tổng kết thực tiễn công tác quản lý và các biện
pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng của Giám đốc
ở các trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc, chỉ ra những
thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng quy trình
quản lý và phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ tổ trưởng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các
trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc. Nó còn có giá trị
tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu sách, bài báo đăng trên
các tạp chí chuyên ngành, các bài viết ở các nguồn thông tin khác.
- Phân tích xử lý thông tin làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của đề tài
nghiên cứu; tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế về các biện pháp phát triển
năng lực sáng tạo cho giáo viên, cán bộ quảnlý nhà trường, cho đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn để vận dụng vào việc tìm ra các biện pháp phát triển năng
lực sáng tạo cho tổ trưởng chuyên môn ở TTGDTX.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn, khảo sát, quan sát dự
các hoạt động sinh hoạt chuyên môn và cơ sở vật chất dạy học của nhà trường.
8.3. Quan sát, đánh giá các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của trung tâm
GDTX, các điều kiện phát triển chuyên môn của nhà trường.
8.4. Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo của Giám đốc các trung tâm
GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc
8.5. Khảo nghiệm và thử nghiệm:
6
+ Khảo nghiệm: Hình thành phiếu khảo nghiệm liệt kê các biện pháp
quản lý của Giám đốc trung tâm GDTX sẽ thực hiện để phát triển năng lực
sáng tạo của các tổ trưởng chuyên môn và lấy ý kiến của các cán bộ quảnlý
giáo dục, giáo viên về sự cần thiết và tính cấp thiết của các biện pháp.
9. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn: Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh
mục bảng biểu và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận cơ bản về quản lí phát triển năng lực sáng tạo
cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trung tâm GDTX
Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng
tạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp huyện
ở tỉnh Vĩnh phúc.
Chương 3. Các biện pháp quản lí phát triển năng lực sáng tạo cho đội
ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trung tâm GDTX cấp huyện ở tỉnh Vĩnh
phúc.
- Kết luận và khuyến nghị.
- Tài liệu tham khảo; Phụ lục
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét