Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực tt

1.2.3. Quản lý nhà trường, Quản lý trường Đại học 1.2.3.1. Quản lý nhà trường QL Nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hòi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên. Hoặc: QL nhà trường là tổ chức HĐDH…Có tổ chức được HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới QL được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Mặt khác, QL nhà trường về bản chất là QL con người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ không chỉ bởi cơ chế hoạt động theo những quy luật/tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội - nhà trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động QL của chính bản thân người dạy và người học. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát : QL nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, nhân viên, người học… và các lực lượng xã hội trong, ngoài nhà trường nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục. 1.2.3.2. Quản lý trường Đại học Việc QL trường đại học cũng như QL các trường, các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, về tổng thể là: - QL việc tham gia thiết lập và thực hiện các chế định GD & ĐT (nội quy, quy định …trong nhà trường); - QL đội ngũ CB QL, nhà giáo, nhân viên và người học (bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học); - QL hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng nguồn tài lực, vật lực cho giáo dục; 8 - QL hoạt động xây dựng và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục (còn gọi là QL các mối quan hệ nhà trường); - QL hệ thống thông tin giáo dục (QL hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục và QL giáo dục) 1.3. Hoạt động dạy học 1.3.1. Hoạt động dạy học HĐDH bao gồm hoạt động giảng dạy của người thầy và của hoạt động học tập của người học. HĐDH có mục đích. Mục đích của HĐDH là biến mục tiêu GD thành hiện thực. Trong hệ thống GD quốc dân có nhiều cấp bậc và trình độ đào tạo khác nhau, mỗi cấp học lại có mục tiêu riêng, do đó nội dung, phương pháp HĐDH ở các cấp học khác nhau cũng khác nhau. 1.3.2. Hoạt động dạy học ở Đại học HĐDH gắn liền với ngành nghề đào tạo, tính mục đích dạy nghề thể hiện rõ nét ở trường đại học hiện đại, nó đòi hỏi PPDH các bộ môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành đều phải hướng vào mục tiêu của ngành đào tạo. 1.3.3. Quản lý HĐDH ở Đại học Quản lý HĐDH ở đại học bao gồm: Quản lý về mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình, hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của SV, phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá và CSVC, để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. 1.4. Quản lý HĐDH của phòng Đào tạo trong trường đại học QL HĐDH là sự tác động hợp quy luật của chủ thể QL dạy học đến chủ thể dạy học (người dạy và người học) bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện QL dạy học như chế định GD &ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học, môi trường dạy học và thông tin dạy học nhằm đạt được mục đích QL dạy học. QL HĐDH trong trường đại học là tổ chức chỉ đạo GV thực hiện quy trình dạy học theo quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; QL quá trình truyền thụ kiến thức của đội ngũ GV. QL hoạt động học của SV là QL 9 quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV và QL việc kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội, sự vận dụng kiến thức đó của SV. 1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng đào tạo trường đại học - Tham mưu, đề xuất việc mở ngành đào tạo, quản lý chương trình các ngành đào tạo của trường. - Phụ trách tuyển sinh: Xây dựng chỉ tiêu, quảng cáo, nhận hồ sơ, lập các kế hoạch và tổ chức thực hiện việc coi thi, chấm thi, xét tuyển, triệu thí sinh nhập học, làm các báo cáo về tuyển sinh, lưu trữ tài liệu tuyển sinh theo qui định của quy chế tuyển sinh. - Lập kế hoạch hoạt động giảng dạy học tập năm học (chi tiết đến học kỳ, từng tuần) - Lập kế hoạch hoạt động nghiệp vụ năm học (kế hoạch bồi dưỡng giảng viên, kế hoạch thao giảng, kế hoạch thi học sinh giỏi, kế hoạch hưởng ứng các phong trào của ngành GD thuộc lĩnh vực đào tạo nếu có). - Tổ chức triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch hoạt động đào tạo trong đó có kế hoạch HĐDH. - Phối hợp với các phòng chức năng khác tổ chức khai thác sử dụng và quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học. - Quản lý kết quả học tập của SV, lập các điểm phục vụ xét lên lớp, xét tốt nghiệp, xét học bổng, cấp phát bằng tốt nghiệp, lưu giữ kết quả học tập cảu SV. 1.4.2. Nội dung QL của phòng Đào tạo đối với HĐDH - Lập kế hoạch trong QL HĐDH - QL việc thực hiện kế hoạch, chương trình và nội dung dạy học - QL khâu đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học - QL việc đánh giá kết quả dạy học và kết quả học tập - Phối kết hợp QL CSVC và trang thiết bị dạy học - QL công tác hành chính giáo vụ. 1.4.3. Các biện pháp QL của phòng Đào tạo đối với HĐDH trong trường đại học Theo từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [36]. 1.4.2.1. Lập kế hoạch trong QL HĐDH 10 Quy trình lập kế hoạch Quá trình lập kế hoạch cho việc QL HĐDH có thể tiến hành theo quy trình như sau: - Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong và bên ngoài nhà trường. - Lập kế hoạch phác thảo cho việc QL HĐDH. - Trao đổi với lãnh đạo các Khoa ngành về bản kế hoạch phác thảo để có sự điều chỉnh cần thiết, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch - Lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần, tháng, học kỳ và cho cả năm học. 1.4.2.2. Các biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện HĐDH của phòng Đào tạo trường đại học - QL thực hiện chương trình - QL việc lên lớp - QL việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV - QL việc đổi mới PPDH - QL hoạt động học và tự học của HS- SV: - QL CSVC phục vụ cho dạy và học: 1.4.2.3. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học ở trường Đại học *Quy trình kiểm tra đánh giá: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá. - Tổ chức lực lượng kiểm tra. - Chỉ đạo kiểm tra: 1.5. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác QL của Phòng Đào tạo đối với HĐDH ở trường đại học 1.5.1. Các yếu tố chủ quan 1.5.1.1. Phẩm chất chính trị của chủ thể QL phòng Đào tạo 1.5.1.2. Trình độ chuyên môn của CB trong bộ máy QL 1.5.1.3. Phẩm chất đạo đức của CB trong bộ máy QL 1.5.1.4 Người dạy và người học 1.5.2. Các yếu tố khách quan 1.5.2.1. Điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học, hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông 11 1.5.2.2. Chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên đối với nhà trường với phòng Đào tạo 1.5.2.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội và an ninh của địa phương nơi nhà trường cư trú 1.5.2.4. Sự phối hợp của các tổ chức, đơn vị và các thành viên trong trường Tiểu kết chương 1 Lý luận là cơ sở cho những nghiên cứu thực tiễn, Chương I của luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề chung như QL, QL giáo dục, QL nhà trường, QL trường đại học, phân tích tài liệu có liên quan. Từ những lý luận cơ bản trên làm cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 2.1. Vài nét chung về trường Đại học Điện lực Trường Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 111/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Trường Đại học Điện lực có trụ sở chính tại 235 đường Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội; Cơ sở 2 tại Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội. 2.1.1. Nhiệm vụ của trường - Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ theo quy định của Luật khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của Pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường - Hội đồng trường: gồm có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. 12 - Khối QL: gồm 8 phòng ban (Phòng Tổ chức CB, Phòng Đào tạo, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Hành chính – Quản trị(HC- QT), Phòng QL khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Phòng Thanh tra – pháp chế, Phòng Công tác học sinh-SV) - Khối chuyên môn: gồm 11 khoa và bộ môn (Khoa Hệ thống điện, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ năng lượng, Khoa Công nghệ tự động, Khoa Điện tử viễn thông, Khoa Công nghệ cơ khí, Khoa QL năng lượng, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Khoa học cơ bản, Bộ môn Khoa học chính trị, Khoa Đào tạo tại chức) - Khối TT triển khai ứng dụng: gồm 6 TT (Đào tạo nâng cao, Đào tạo và hợp tác quốc tế, Tư vấn Điện tử viễn thông, Dịch vụ đời sống, Nghiên cứu phát triển, Xưởng thực hành) - Hội đồng khoa học và các hội đồng khác. - Tổ chức đoàn thể: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội SV 2.1.3. Công tác đào tạo 2.1.3.1. Ngành, nghề đào tạo - Hệ Đại học chính quy và cao đẳng chính quy: 13 chuyên ngành (Hệ thống điện, Điện công nghiệp và dân dụng, Nhiệt điện, Điện hạt nhân, QL năng lượng, Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động, Điện tử viễn thông, Công nghệ cơ khí, Công nghệ cơ điện tử, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán) - Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: 3 chuyên ngành (Hệ thống điện, Nhiệt điện, Công nghệ tự động). - Liên thông từ Cao đẳng lên đại học: 9 chuyên ngành (Hệ thống điện, Công nghệ tự động, Công nghệ thông tin, Nhiệt điện, Điện tử viễn thông, Công nghệ cơ khí, Công nghệ cơ điện tử, QL năng lượng, Kế toán). - Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: 2 chuyên ngành (Hệ thống điện, Công nghệ tự động). - Hệ đại học vừa học vừa làm: đào tạo chuyên ngành Hệ thống điện - Đào tạo ngắn hạn - Thi nâng bậc: Tất cả các ngành, nghề nhà trường đang đào tạo. 2.1.3.2. Quy mô đào tạo Phần lớn HS – SV tốt nghiệp ra trường đã có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và nhân sự phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực Chức năng: Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng thực hiện QL Nhà nước trên lĩnh vực đào tạo. Nhiệm vụ: 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét