Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay

- Số trường THPT trên địa bàn tỉnh: 25 trường - Số CBQL trường THPT toàn tỉnh: 81 người - Khảo sát ý kiến đánh giá của GV THPT về CBQL : 75 người. - Khảo sát ý kiến đánh giá cán bộ lãnh đạo và chuyên viên GD&ĐT về CBQL trường THPT: 25 người. - Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, phòng chuyên môn văn phòng Uỷ ban nhân dân (UBND), Sở Nội vụ: 5 người. - Bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến được cấu trúc sẵn 7.3. Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu tổng kết những bài học kinh nghiệm trong giáo dục. Chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu kém, những tồn tại để có phương hướng khắc phục. Luận văn đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để tổng kết kinh nghiệm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua. 7.4. Nhóm phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến đánh giá của chuyên gia giáo dục, chuyên gia của những ngành có liên quan về các nội dung nghiên cứu. Đánh giá về công tác phát triển và các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được đề xuất trong Luận văn. 7.5. Phương pháp thống kê toán học Là phương pháp thường dùng trong toán học, sử dụng các công thức toán học để thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và xử lý các số liệu thống kê được nhằm đưa ra các kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu. 8. Đóng góp mới của Luận văn Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ CBQL, công tác quản lý của Sở GD&ĐT, sự phối hợp trong công tác 5 xây dựng và phát triển đội ngũ giữa Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT. Luận văn đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục có kế hoạch và làm tốt hơn trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 9. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Chƣơng 2. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Chƣơng 3. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Cuối thế kỷ XVIII, Robert Owen (1771- 1858), Charles Babbage (1792-1871) ở Phương tây đã đưa ra ý tưởng: muốn tăng năng xuất lao động, cần phải tập trung vào giải quyết một số yếu tố chủ yếu như phúc lợi, giám sát công nhân, mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý và đặc biệt nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản lý. Tiếp đó Fredrick Winslow Taylor (1856-1915) với 04 nguyên tắc quản lý khoa học, đã đề cập nâng cao chất lượng của người quản lý [20, tr.89]. Tại pháp, Henri Fayol (1841- 1951) đã đưa ra 05 chức năng cơ bản của quản lý. Theo ông, nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì thực hiện được mục tiêu quản lý và dẫn đến thực hiện được mục tiêu tổ chức [20,tr.42]. Đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, khi các khái niệm “vốn con người” (Human capital) “nguồn lực con người” (Human resources) xuất hiện ở hoa kỳ và sau đó thịnh hành trên thế giới thì vấn đề pháp triển đội ngũ CBQL cũng được giải quyết với tư cách là pháp triển nguồn nhân lực của - một ngành, một lĩnh vực. Tuy nhiên, nội dung giải quyết vấn đề có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn lịch sử. Vào thập niên 70-80 của thế kỷ XX, một trường phái tiếp cận về quản lý trên cơ sở xem xét những yếu tố văn hóa đã xuất hiện trong đó có nêu những nét văn hóa quản lý vừa thể hiện ở phẩm chất vừa thể hiện ở năng lực người quản lý. Cũng trong thời kỳ này, việc nghiên cứu quản lý trên cơ sở xem xét tổng thể, thì lý thuyết sơ đồ 7S: Structure (cơ cấu), stratery (chiến lược), skills (các kĩ năng), style (phong cách), system (hệ thống) và shred value (các giá trị chung) và đặc biệt là staff (đội ngũ) đã xuất hiện. Khi phân tích về đội ngũ 7 người đọc thấy được về giá trị chất lượng đội ngũ quản lý trong việc đạt tới mục tiêu của tổ chức [9,tr.28] Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) rất quan tâm về công tác cán bộ người khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “có cán bộ tốt thì việc gì cũng song" [37]. Các nhà khoa học Việt Nam đã chắt lọc những vấn đề tinh túy nhất của hầu hết các tác phẩm về QL của nước ngoài để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình. Kiều Nam với cuốn Tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý (NXB Sự thật, Hà Nội – 1983); Nguyễn Minh Đạo với cuốn Cơ sở của Khoa học quản lý (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1997); Đỗ Hoàng Toàn với cuốn khoa học và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức và quản lý NXB Thống kê, Hà Nội – 1999)… đã đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng của đội ngũ CBQL của 1 tổ chức, trong đó có chất lượng của đội ngũ CBQL. Với góc độ QLGD, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận QL trường học chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận GD học. Hầu hết các cuốn giáo dục học của các tác giả Việt Nam có đề cập tới chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng CBQL trường học thông qua việc phân tích thành tố lực lượng giáo dục. Như cuốn phương pháp luận khoa học giáo dục (Phạm Minh Hạc – Tổng chủ biên, 1981, Viện khoa học giáo dục ấn hành); Quá trình sư phạm – bản chất, cấu trúc và tính quy luật của tác giả Hà Thế Ngữ , 1986; Giáo dục học đại cương của các tác giả Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, 1999: Tuyển tập giáo dục học – một số vấn đề lý luận thực tiễn của tác giả Hà Thế Ngữ, 2001. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. Khi đề cập đến phát triển đội ngũ CBQL, ngoài sự thống nhất về nội dung, các nhiệm vụ với phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây các nghiên cứu đều đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi 8 giáo viên và của cả đội ngũ. Trong đó sự xuất hiện công nghệ dạy học mới, sự phát triển của thế giới ngày nay yêu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở nên cấp thiết. Những năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ CBQL đã được nghiên cứu và áp dụng. Đặc biệt từ khi chúng ta thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa thì nhiều dự án và công trình khoa học liên quan đến đội ngũ CBQL ở tất cảc các cấp học đã được thực hiện. Có thể kể đến các công trình như: “Đại cương về quản lý” (giáo trình dành cho các lớp cao học QLGD), “Quản lý đội ngũ" của các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc…. Đã có một số luận văn thạc sĩ QLGD nghiên cứu, đề xuất các biện pháp triển đội ngũ CBQL trường THCS trên một địa bàn cấp huyện hoặc đã đề cập đến đối tượng CBQL trường THPT nhưng mới đi sâu vào một nội dung là quy hoạch đội ngũ. Tóm lại, có thể nhìn nhận: Vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT với tư cách là nguồn nhân lực của các cấp học là một nội dung quan trọng, cấp thiết, thu hút sự nghiệp nghiên cứu của nhiều cơ quan và nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và có những thành tựu quan trọng về vấn đề này. Tuy nhiên việc ứng dụng kết quả của các trình đó vào thực tế để đề ra những các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL THPT nói chung và đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn Lạng Sơn một cách toàn diện. Đó là nội dung chính mà đề tài tiếp tục nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Quản lý được Các-Mác coi là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá (XHH) lao động: “Bất kỳ một lao động xã hội hay một công việc nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng đều có sự quản lý, nó xác định được mối quan hệ hài hoà giữa các công việc riêng lẻ và thực hiện những chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động của toàn bộ cơ cấu sản xuất” [12]. 9 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, quản lý (management) là quá trình điều khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư), tri thức và giá trị vô hình. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động QL gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa vào thế “phát triển”… Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hệ quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực) [2]. Những khái niệm trên tuy có khác nhau về cách tiếp cận và cách diễn đạt nhưng đều có chung một số dấu hiệu cơ bản. Xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Hoạt động QL được thể hiện qua sơ đồ sau: Công cụ quản lý Chủ thể quản lý Môi trường quản lý Mục tiêu, nội dung quản lý Khách thể quản lý Phƣơng pháp quản lý Hình 1.1: Mô hình quản lý (Nguồn: Bài giảng cơ sở khoa học quản lý - Nguyễn Thị Mỹ Lộc) 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét