Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường Trung học phổ thông Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

- Thống kê so sánh, phân tích trường hợp điển hình. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bầy trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong trường trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường trung học phổ thông Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội Chương 3: Một số biện pháp quản lý của nhà trường nhằm nâng cao kết quả giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. -4- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Từ xưa đến nay, trong mọi thời đại, đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội với những chuẩn mực giá trị đúng đắn, đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nền tảng tinh thần của xã hội. Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Khổng Tử (551-479 TCN) nhà giáo dục lớn của Trung Hoa phong kiến đề cao đường lối đức trị và lễ trị để trị quốc an dân, phát triển đất nước. Ông coi Nhân là gốc rễ của các đức khác, các đức tụ cả ở Nhân. Khổng Tử cho rằng: “ Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Làm người phải biết sửa mình “ Không nhìn cái không hợp Lễ, không nghe cái không hợp Lễ, không nói điều không hợp Lễ, không làm việc không hợp Lễ”. Với những cống hiến ấy, Khổng Tử được coi là giáo dục lớn của Trung Quốc, được tôn làm “ Vạn thế sư biểu” A.Komenxki (1592-1670) đã đúc kết “Một số qui tắc trong ứng xử” để giáo dục cho thanh thiếu niên. Ông đặc biệt quan tâm đến phương pháp làm gương và nêu gương trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà giáo dục học và tâm lý học Liên Xô A.X. Makarenco, ông nêu lên nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể. Trong tác phẩm “Bài ca sư phạm’’ ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam nước ta, từ xa xưa cha ông chúng ta từng dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nguyễn Trãi cũng đã so sánh khẳng định “Tài thì kém đức một vài phần” và cho rằng “Người có tài mà không có đức thì nhũng nhiễu thiên hạ”. Cho nên “sĩ tử đi học trước hết phải trau dồi đạo đức rồi sau mới học làm văn chương, giỏi thì giúp đời cứu dân, không giỏi thì sửa mình, sửa tục”[9]. -5- Bác Hồ đã để lại cho chúng ta cả một kho tàng về triết lý nhân sinh, hành động vì nhân sinh, đạo đức và giáo dục đạo đức. Trong các tác phẩm, những bài nói chuyện Bác luôn chú trọng đưa vấn đề đạo đức để giáo dục cán bộ, quần chúng nhân dân và đặc biệt lưu ý GDĐĐ cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng củagiáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu mà không có đầy đủ đạo đức cách mạng thì có tài gì cũng vô dụng” (Hồ Chí Minh. Bài nói chuyện với cán bộ, học sinh trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngày về thăm trường 21/10/1964). Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng luôn đề cập đến vấn đề đạo đức. Bác viết: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XI đã xem xét, thảo luận về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường , định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Đổi mới chương trình giáo dục theo hương ngươi hoc không chỉ hoc trong nha trương ma phai đươc gia ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ o duc, ̣ rèn luyện thông qua các hoạt động xã hội , nghê nghiêp thí ch hơp , tạo sự phối ̀ ̣ ̣ hơp giưa nha trương , gia đì nh va xa hôi . Đổi mới hình thức và phương pháp ̣ ̃ ̀ ̀ ̀ ̃ ̣ đanh gia ngươi hoc đê phan anh toan diên phâm chât , năng lưc cua ngươi hoc ; ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ tạo môi trường giáo dục trung thực , dân chu , sáng tạo và thân thiện ; thây cô ̉ ̀ giáo phải là tấm gương đạ o đưc, tư hoc va sang tao. ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Quy định này đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, hình -6- thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác giả như: thầy Phạm Minh Hạc, thầy Hà Thế Ngữ, thầy Nguyễn Đức Minh, thầy Phạm Hoàng Gia, thầy Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác. Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo dục đạo đức, các tác giả đã lựa chọn cho mình những cách tiếp cận khác nhau, tạo ra một sự đa dạng, phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Thầy Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sát hành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục. Thầy Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh. Thầy Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này với giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Cuốn sách “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy (Nxb Chính trị quốc gia, 2009), có nội dung khá đầy đủ và hệ thống về lý luận, về thực trạng và một số phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức mới trong điều kiện môi trường kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng xây dựng và phát triển đạo đức mới phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và chỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới đang được -7- xây dựng ở nước ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng; tinh thần lao động tự giác, sáng tạo; tinh thần nhân đạo và một số giá trị khác như: bình đẳng, công lý, nhân quyền, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, tự giác, tự trọng. Con người sinh ra chưa có đạo đức, nhân cách, mà nó hình thành và được phát triển bởi giáo dục trong suốt cuộc đời trong môi trường kinh tế – xã hội được xác định. Chính vì lẽ đó vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở thời đại nào cũng được quan tâm, chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Sự cần thiết phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để tận dụng tài năng, phục vụ cho lợi ích của gia đình và xã hội là nhân cách tốt đẹp của người công dân chân chính trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa hiện nay. Công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc đinh hướng hình thành và phát triển nhân cách. Những phẩm chất đạo đức tiến bộ không phải tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong lao động và đấu tranh bền bỉ như Bác Hồ đã dạy “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” mới có thể giữ vững và nâng cao được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của cá nhân, phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Tác giả đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu nêu ở trên, dựa vào những gợi mở của các tác giả đi trước về lý luận và phương pháp để triển khai đề tài và hy vọng góp được một phần nhỏ bé của mình vào việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh cũng như trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm quản lý Hoạt động quản lý có từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Đó là do yêu cầu của việc tổ chức lao động chung. Nó đã làm tăng hiệu quả lao động cao hơn so với việc làm riêng lẻ của các cá nhân có chung mục tiêu hoạt động. Trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn của từng quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận và phải chịu một sự quản lý nào đó. -8- Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Quản lý là một khái niệm rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, khái niệm quản lý khi được nêu ra phải luôn gắn với các loại hình quản lý cụ thể. Sau đây là một số quan niệm: Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”.[14, tr. 9] Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”.[23, tr. 56] Tác giả Trần Khánh Đức cho rằng “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn nhân lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.[13, tr. 328] Như vậy, quản lý là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thay đổi tích cực, để đạt được mục đích của chủ thể quản lý. Hay là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận. Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia trong mọi thời đại, quản lý là một tất yếu lịch sử phát triển loài người. Trong quản lý, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Khi -9-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét