Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô

6. Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên, đặc biệt là khai thác, phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này thì sẽ giúp cho Trƣờng xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đào tạo đồng thời từng bƣớc đƣa Trƣờng Đại học Thành Đô thành trƣờng đào tạo đa ngành, đạt trình độ tiên tiến trong nƣớc và khu vực. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại Trƣờng Đại học Thành Đô hiện nay và đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Tổng kết thực tiễn về công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trƣờng Đại học Thành Đô, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý, cung cấp cơ sở khoa học để đƣa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả và đảm bảo chất lƣợng đội ngũ giảng viên. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, các đề xuất có thể đƣợc áp dụng tại Trƣờng Đại học Thành Đô trong giai đoạn tới. Nó cũng có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 9.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình nghiên cứu, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của ngành Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu, giáo trình tham khảo và thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu 4 * Đối tƣợng điều tra: Giảng viên, cán bộ quản lý Trƣờng Đại học Thành Đô * Nội dung điều tra: tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giảng viên; thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giảng viên; những giải pháp mà Trƣờng Đại học Thành Đô đã áp dụng để phát triển đội ngũ giảng viên; tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Thành Đô. - Các phƣơng pháp bổ trợ * Phƣơng pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ, giảng viên nhằm thu thập thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra. * Phƣơng pháp quan sát: quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên. * Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các nhà lãnh đạo địa phƣơng, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo có học vị cao, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học quản lý và giảng dạy, nhằm bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc thực hiện đề tài. - Phƣơng pháp toán thống kê Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lƣợng kết quả nghiên cứu. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Quản lý đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Đại học. Chƣơng 2: Thực trạng Quản lý đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Đại học Thành Đô. Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên tại Trƣờng Đại học Thành Đô. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Sự ra đời của khoa học quản lý – xu hƣớng tất yếu của xã hội Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con ngƣời, xét từ những phạm vi cá nhân, tập đoàn, đến quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa quyết định, mang tính sống còn của các chủ thể tham dự vào hoạt động xã hội và nhân loại. Quản lý đúng, dẫn đến thành công, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững; còn quản lý sai sẽ dẫn đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc và đổ vỡ. Nhà xã hội không tƣởng ngƣời Anh là Robert OWen (1771 – 1858 ), là một trong những ngƣời tiên phong trong việc nhận ra tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Quan điểm quản lý của ông mặc dù còn đơn giản nhƣng đã bƣớc đầu chuẩn bị cho sự ra đời một bộ môn khoa học quản lý độc lập. Andrew Ure (1778-1857) là ngƣời đã sớm nhìn thấy vai trò của quản lý và việc đào tạo kiến thức cho nhà quản lý. Ông cho rằng quản lý là một nghề. Charler Babbage (1792-1871) là ngƣời đầu tiên đề xuất phƣơng pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý và ông cũng là ngƣời có đóng góp tích cực trong việc đƣa quản lý thành một bộ môn khoa học độc lập. Thuyết quản lý khoa học (Sciencific Management) xuất hiện trong cuốn sách “Những nguyên tắc quản lý khoa học” (The Principes of Scientific Management) của Frederick Winlow Taylor (1856 - 1915) xuất bản năm 1911. F.W. Taylor đƣợc coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học với các nguyên tắc cơ bản của quản lý khoa học. Trong thập kỷ 20 - 30 của thế kỷ XX, trƣớc những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, một thuyết khác trong quản lý đã xuất hiện; đó là quan điểm về hành vi (quan điểm hệ con ngƣời). Học thuyết này giúp ngƣời quản lý ứng xử có hiệu quả hơn với những khía cạnh con ngƣời và khía cạnh nhân bản trong một tổ chức. Thay vì quá chú trọng đến chức năng của ngƣời quản lý, 6 thuyết này gắng hƣớng dẫn cách ngƣời quản lý thực hiện cái họ phải làm, tức là họ phải làm thế nào để lãnh đạo, hƣớng dẫn ngƣời dƣới quyền và giao tiếp tốt với những ngƣời dƣới quyền. Trong các giai đoạn từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, các nhà quản lý phƣơng Tây, tiêu biểu là P.Drucker đại diện khởi đầu cho trƣờng phái hệ thống, xây dựng nhiều lý thuyết quản lý hiện đại và để tiếp tục sau đó, ngƣời ta đƣa vào sử dụng các thành quả của toán kinh tế (quy hoạch toán, xác xuất thống kê, điều tra xã hội học…) và tin học trong quản lý, đƣa ra các thành quả vƣợt bậc trong quản lý; đƣa ra các dự báo chính xác hơn, các phƣơng án tối ƣu hơn và đƣợc tính toán chặt chẽ và nhanh chóng hơn. 1.2. Lịch sử phát triển của lý luận quản lý giáo dục Cho đến những năm cuối của thập kỷ 80, trong các sách báo khoa học về tâm lý học sƣ phạm, về giáo dục học, "quản lý giáo dục" vẫn còn đƣợc xem nhƣ một bộ phận của "giáo dục học". Khi Viện sĩ Kôn- đa- cốp hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ của mình về quản lý giáo dục ở Liên xô (cũ) vào năm 1982, ông cũng rất khiêm tốn đặt cho nó cái tên "Những cơ sở lý luận của quản lý nhà trƣờng". Các giáo sƣ Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt khi biên soạn sách giáo khoa "Giáo dục học" năm 1987, cũng có cách tiếp cận tƣơng tự đối với quản lý giáo dục. Trong chuyên luận "Sáng tạo một nhà trƣờng xuất sắc" xuất bản năm 1989, các học giả H. Bear, B. Caldwell và R. Millikan vẫn khẳng định rằng quản lý giáo dục nhƣ là một sự "ánh xạ" các ý tƣởng quản lý kinh tế, quản lý xã hội vào hoạt động giáo dục với sự hoà trộn các tri thức tâm lý học, xã hội học và giáo dục học. Kể từ cuối thế kỷ XIX, thực tiễn quản lý giáo dục đã đƣợc "pháp điển" hoá đến mức độ cao bằng sự ra đời của các bộ luật giáo dục từ Tây sang Đông, với Pháp và Nhật bản là những điển hình. Trong hơn một thế kỷ qua, giáo dục trên toàn cầu đã tiến dài gấp nhiều lần toàn bộ lịch sử loài ngƣời cộng lại. Giáo dục cơ bản đã phổ cập ở khắp nơi trên địa cầu, từ những quốc gia giầu có nhất cho đến những nơi còn phải sống dƣới ngƣỡng nghèo khó. 7 Thời gian gần đây, các dịch giả và những nhà nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục ở Việt Nam đã dịch thành công và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phƣơng tây về quản lý giáo dục, trong số đó có các công trình: “Hành vi tổ chức giáo dục” (Organnization Behavior in Education) của Robert J. Owens (1995), “Quản lý giáo dục, lý thuyết, nghiên cứu và thực tiễn” (Educational Administration - Theory, Resarch and Practice) của Wayne.K Hoy, Cecil G. Míkel (1996) Hội nghị cấp cao toàn cầu về “Giáo dục cho mọi ngƣời” ở Jomtiem Thái Lan (tháng 3/1990) đã khẳng định vai trò của giáo dục và đề ra “chƣơng trình hành động” trên toàn thế giới về giáo dục cơ bản cho mọi ngƣời. Nhƣ vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều đã song hành thúc đẩy để “Quản lý giáo dục” có quy mô toàn cầu và biểu thị một sự thật về sự tồn tại có tính toàn cầu của “Thực tiễn quản lý giáo dục” 1.3. Khái quát những nghiên cứu quản lý giáo dục ở Việt Nam 1.3.1. Quản lý giáo dục ở Việt Nam Từ ngày đầu lập quốc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng quan tâm đến thực tiễn quản lý giáo dục với mức độ cao, và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn. Từ "Thƣ gửi các em học sinh nhân ngày khai trƣờng" vào tháng 9 năm 1945 của Bác Hồ - nhƣ một "chỉ thị nhiệm vụ năm học mới" ở cấp lãnh đạo cao nhất của đất nƣớc, đến nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ 2 (khoá VIII), tháng 12 năm 1996, về giáo dục và đào tạo; Đảng và Nhà nƣớc ta đã tiến hành trên thực tiễn hoạt động "quản lý giáo dục" liên tục trong hơn nửa thế kỷ. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nƣớc ta coi “giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu”, Có nhiều văn bản chỉ đạo quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo nhƣ: - Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010; 8 - Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thƣ về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; - Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 – 2010; 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục Vào những năm 70 - 80 thế kỉ XX, ở nƣớc ta đã có một số nhà giáo dục nhƣ. Hà Thế Ngữ, Nguyễn Lân, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Minh Hạc có những bài viết và những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu đã có các nhà khoa học nhƣ: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, PGS.TS. Nguyễn Quốc Chí, GS.TS Nguyễn Đức Chính, PGS.TS. Trần Khánh Đức, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS. Đặng Bá Lãm… Trong những năm gần đây ở nƣớc ta, việc nghiên cứu về phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đã đƣợc quan tâm đặc biệt; trong đó có những nghiên cứu của Đặng Ứng Vận về “Công tác quản lý chất lƣợng giáo dục” (2004); Nguyễn Thị Hồng Yến về “Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập ở Việt Nam” (2005). Khái quát trên về những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận văn cho thấy nhiều nghiên cứu đã đi sâu giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, với chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, hình thức trƣờng đại học tƣ thục đƣợc ra đời, nhƣng những nghiên cứu về biện pháp quản lý và phát triển cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến ĐNGV của hệ thống giáo dục ngoài công lập vẫn còn rất ít và chƣa hệ thống. Việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trƣờng đại học Thành Đô” mong muốn có những đóng góp nhất định trong công tác quản lý giáo dục ngoài công lập và là sự tổng kết thực tiễn giúp Nhà trƣờng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ĐNGV. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét